Trung Quốc: Một số du khách mắc kẹt do COVID-19 có thể rời Tam Á
Ngày 9/8, giới chức Trung Quốc cho biết hàng chục nghìn du khách mắc kẹt tại thành phố du lịch Tam Á trên đảo Hải Nam, miền Nam nước này, do các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 đã có thể rời khỏi nơi đây theo từng đợt.
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay quốc tế Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Cơ sở y tế địa phương thông báo một số du khách sẽ được phép rời Tam Á gồm các nhóm khách ở những khu vực không có ca mắc COVID-19. Họ có thể rời khỏi thành phố này sau khi có kết quả 2 lần xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ. Những du khách tại khu vực có ca mắc COVID-19 nhưng được đánh giá ở mức “nguy cơ thấp” sẽ được phép rời đi nếu họ không xuất hiện các triệu chứng mắc bệnh trong 3 ngày qua và có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính với virus SARS-CoV-2 trong 72 giờ. Trái lại, những người mắc kẹt tại các khu vực được đánh giá có nguy cơ dịch bệnh ở mức trung bình hoặc cao sẽ phải chờ đợi cho đến khi tình hình được cải thiện.
Trước đó, trên 80.000 khách du lịch đã kẹt lại thành phố khi giới chức sở tại ban bố tình trạng y tế khẩn cấp do bùng phát dịch COVID-19, đồng thời hủy các chuyến bay cũng như hủy việc bán vé tàu hỏa vào cuối tuần qua.
Video đang HOT
Thành phố hơn 1 triệu dân này đang phải chống chọi với đợt dịch nghiêm trọng nhất trong vòng 2 năm nay. Chỉ từ ngày 1 – 9/8, đã có trên 1.500 ca mắc COVID-19 được ghi nhận tại đây. Tất cả các địa điểm giải trí gồm quán karaoke, quán rượu, các thẩm mỹ viện trong thành phố đều đã phải đóng cửa từ tuần trước. Ngày 6/8, chính quyền địa phương yêu cầu các khách sạn giảm 50% giá thuê phòng cho các du khách mắc kẹt cho tới khi các biện pháp hạn chế di chuyển được dỡ bỏ.
* Trong diễn biến khác cùng ngày, tập đoàn sản xuất ô tô Toyota của Nhật Bản thông báo sẽ đình chỉ hoạt động của ca thứ hai trong ngày đối với một dây chuyền sản xuất tại nhà máy của hãng ở miền Trung Nhật Bản do một đợt bùng phát dịch COVID-19. Trước đó, tối 8/8, Toyota cũng đã đình chỉ nhiều hoạt động sản xuất khác.
Thông báo của Toyota nêu rõ cho đến nay, đã có tổng cộng 16 công nhân tại nhà máy Tsutsumi ở tỉnh Aichi mắc COVID-19. Điều này gây khó khăn cho hãng trong việc đảm bảo đủ nhân công để duy trì các dây chuyền sản xuất.
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn lời một người phát ngôn của Toyota cho biết mục tiêu sản xuất khoảng 660 xe có thể sẽ bị ảnh hưởng do quyết định đình chỉ hoạt động mới nhất.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh nhà sản xuất ô tô của Nhật Bản đang tìm cách thúc đẩy hoạt động sau khi các lệnh phong tỏa phòng dịch COVID-19 tại Trung Quốc và tình trạng thiếu vi mạch toàn cầu buộc hãng phải liên tục giảm sản lượng kể từ tháng 4 – 6/2022 với mức giảm khoảng 10% so với kế hoạch ban đầu.
Hồi tháng 7 năm nay, Toyota cũng đã đình chỉ ca làm đêm tại một nhà máy khác trong vòng 2 ngày với lý do tương tự.
Ấn Độ nguy cơ thiếu năng lượng như Trung Quốc, châu Âu
Ấn Độ đang đối mặt với nguy cơ về năng lượng trong những tháng tới do thiếu hụt than đá và nhu cầu tăng vọt thời kỳ hậu COVID-19.
Than đá giúp tạo ra gần 70% sản lượng điện của Ấn Độ. Ảnh: AP
Hãng thông tấn AFP (Pháp) dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Ấn Độ R. K. Singh cho biết thông tin trên trên ngày 5/10.
Ông R. K. Singh nhận định: "Thông thường, nhu cầu sẽ giảm trong nửa cuối tháng 10 khi khí hậu mát mẻ hơn". Nhưng ông đánh giá rằng nhu cầu về điện là rất lớn và là "tình huống không chắc chắn'. Theo ông, nhu cầu năng lượng sẽ tăng. "Chúng ta bổ sung thêm 28,2 triệu người sử dụng. Hầu hết họ thuộc tầng lớp dưới trung lưu và nghèo do vậy họ mua quạt, đèn, tivi", ông Singh nói.
Vào cuối tháng 9, các nhà máy nhiệt điện than của Ấn Độ chỉ có trữ lượng trung bình 4 ngày, mức thấp nhất của nhiều năm. Hơn một nửa số nhà máy được đặt trong tình trạng có nguy cơ mất điện và chính phủ đang cân nhắc việc đưa các nhà máy điện đình trệ trở lại hoạt động. Nhiệt điện than chiếm gần 70% sản lượng điện của Ấn Độ và khoảng 3/4 nhiên liệu hóa thạch được khai thác trong nước.
Công ty nhà nước Coal India, vốn sản xuất phần lớn than của Ấn Độ, cho biết họ đang ở tư thế "sẵn sàng chiến tranh" để đảm bảo cung ứng đầy đủ. Bên cạnh sự gia tăng nhu cầu năng lượng khi phục hồi sau làn sóng COVID-19 thứ hai, Ấn Độ đã phải hứng chịu những trận mưa lớn gần đây làm ngập các mỏ than và gián đoạn giao thông. Điều này đã đẩy giá than tăng mạnh. Than nhập khẩu từ nước ngoài cũng có giá rất cao do giá quốc tế tăng vọt.
Cùng thời điểm này, cả Trung Quốc và châu Âu đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khiến giá cả gia tăng. Dự trữ khí đốt tự nhiên của châu Âu đang ở mức thấp nhất trong khi giá năng lượng tăng lên. Trung Quốc xảy ra tình trạng cắt điện diện rộng khiến nhiều nhà máy đóng của hoặc hoạt động một phần.
Máy bay Trung Quốc liên tục áp sát, Đài Loan đề cao cảnh giác Đài Loan yêu cầu lực lượng phòng vệ cảnh giác cao độ khi Trung Quốc liên tiếp điều số máy bay quân sự đông kỷ lục áp sát hòn đảo. "Đài Loan phải đề cao cảnh giác, khi các hành động của Trung Quốc đại lục ngày càng leo thang", Viện trưởng Hành chính viện Đài Loan Tô Trinh Xương nói trong cuộc...