Trung Quốc mở nhà máy biến chất thải hạt nhân thành thủy tinh
Nhà máy xử lý chất thải hạt nhân thành thủy tinh đầu tiên của Trung Quốc đã đi vào hoạt động cuối tuần trước.
Số nhà máy kiểu này được dự báo sẽ tăng khi Trung Quốc mở thêm các nhà máy điện hạt nhân mới.
Nhà máy tái chế chất thải hạt nhân thành thủy tinh tại Quảng Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Với tốc độ xây dựng 7-8 nhà máy điện hạt nhân mỗi năm, Trung Quốc được dự báo sẽ tạo ra lượng chất thải hạt nhân khổng lồ trong những năm tới – Ảnh: WEIBO
Theo báo South China Morning Post (SCMP) ngày 12-9, nhà máy “thủy tinh hóa” chất thải hạt nhân nói trên đặt tại Quảng Nguyên thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
Video đang HOT
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, mỗi năm cơ sở này có thể xử lý khoảng vài trăm mét khối chất thải hạt nhân thể lỏng có mức phóng xạ cao.
Hầu hết các nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ và châu Âu xử lý chất thải lỏng hạt nhân bằng cách đun nóng chất lỏng trong lò điện ở nhiệt độ trên 1.100 độ C. Ở nhiệt độ này, quá trình thủy tinh hóa sẽ diễn ra và hoàn tất sau khi phủ một lớp gốm lên bề mặt thủy tinh để hạn chế rò rỉ.
Đây là công nghệ đang được sử dụng tại nhà máy vừa đi vào hoạt động ở Quảng Nguyên. Theo SCMP , phương pháp thủy tinh hóa này được chứng minh là an toàn hơn nghiền nhỏ chất thải phóng xạ và trộn với nước rồi đựng tạm thời trong các bể kim loại.
Ý tưởng “thủy tinh hóa” đã có từ lâu nhưng đưa nó vào thực tế không hề dễ dàng. Khoảng một nửa trong số 10 nhà máy “thủy tinh hóa” mở cửa trong 4 thập kỷ qua đã phải đóng cửa do khó khăn về kỹ thuật hoặc tài chính, theo SCMP .
Thoạt đầu, các kỹ sư chỉ trộn chất thải lỏng phóng xạ và vật liệu sản xuất thủy tinh như silica trong một nồi nấu chảy. Tuy nhiên, phương pháp này kém an toàn và tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ ra ngoài môi trường.
Việc xây dựng nhà máy ở Quảng Nguyên đã được chính quyền trung ương phê duyệt năm 2009.
Công nghệ hiện tại không phải không có vấn đề. Một số nhà nghiên cứu tham gia dự án cho biết đang tìm cách để làm cho quy trình an toàn và rẻ hơn. Ví dụ, một vấn đề từ công nghệ này là lò điện cần được thay thế sau mỗi 5 năm do bị ăn mòn.
Các nhà khoa học Trung Quốc hy vọng sẽ tìm ra cách giữ cho lò điện hoạt động lâu hơn bằng cách sử dụng nước để làm mát thành bên trong lò.
Một cơ sở thử nghiệm ở ngoại ô Bắc Kinh đã hoạt động liên tục trong 2 ngày bằng phương pháp trên từ đầu năm nay. Dự kiến Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy xử lý chất thải hạt nhân sử dụng phương pháp mới vào năm 2024.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...