Trung Quốc, Malaysia lần đầu tập trận chung
Bất chấp cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, Trung Quốc và Malaysia sẽ lần đầu tiên tiến hành một cuộc tập trận chung vào năm tới, Bộ trưởng Quốc phòng của quốc gia Đông Nam Á đã tiết lộ như vậy hôm 30/10 mới đây.
Ảnh minh họa
Thông báo trên được Bộ trưởng Quốc phòng Hishammuddin Hussein đưa ra khi ông này đang ở thăm Bắc Kinh và có các cuộc gặp với giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc. Chuyến thăm của ông Hussein diễn ra sau chuyến thăm đến Kuala Lumpur hồi đầu tháng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong khuôn khổ chuyến công du đó, lãnh đạo hai nước Trung Quốc, Malaysia đã cam kết thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương.
“Malaysia và Trung Quốc dự kiến sẽ thực hiện một cuộc tập trận quân sự chung đầu tiên vào năm 2014 sau khi hai nước ký Biên bản ghi nhớ về Hợp tác Quốc phòng hồi năm 2005″, ông Hishammuddin cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia không cung cấp thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào về kế hoạch tập trận sắp tới như địa điểm, quy mô và các thành phần tham gia tập trận. Một quan chức Bộ Quốc phòng Malaysia xác nhận, đó sẽ là cuộc tập trận chung đầu tiên từ trước đến nay của Lực lượng Vũ trang hai nước.
Video đang HOT
Bộ trưởng Hishammuddin cũng cho biết, ông đã có lời mời người đồng cấp Trung Quốc – Tướng Chang Wanquan đến thăm căn cứ hải quân Mawilla 2 của Malaysia nằm trên đảo Borneo ở Biển Đông. Chuyến thăm này nhằm mục đích phát động mối quan hệ “tiếp xúc trực tiếp” giữa Malaysia với hạm đội Trung Quốc ở Biển Đông.
Biển Đông trong những năm gần đây đang trở thành một điểm nóng quân sự đáng lo ngại trong khu vực khi Bắc Kinh tăng cường các hoạt động nhằm tranh giành chủ quyền với các nước láng giềng
Malaysia, Brunei, Philippines, Việt Nam và Vùng lãnh thổ Đài Loan đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với Trung Quốc ở Biển Đông. Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên trong đó có tới 4 nước đang có tranh chấp với Trung Quốc đang tìm kiếm một lập trường chung thống nhất về tranh chấp Biển Đông trước Trung Quốc.
Hiện chưa rõ tin tức về mối quan hệ quân sự nồng ấm giữa Malaysia và Trung Quốc được các nước ASEAN đón nhận với phản ứng như thế nào.
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỹ mất địa vị độc tôn, chấp nhận một "thế giới đa cực"?
Từ trước đến nay, Mỹ vẫn luôn là cường quốc số 1 thế giới, tiềm lực kinh tế, thực lực quân sự và phạm vi ảnh hưởng của họ vẫn bao phủ lên toàn cầu. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ 21, địa vị độc tôn của Hoa Kỳ đang bị thách thức nghiêm trọng.
Trang Web của đài phát thanh "Tiếng nói nước Nga" ngày 25-10 đã viện dẫn quan điểm của ông Zbigniew Brzezinski, chuyên gia địa - chính trị nổi tiếng, một "nguyên lão" của phái diều hâu Mỹ cho rằng, Mỹ đang đứng trước nguy cơ mất địa vị bá chủ thế giới. Tuy nhiên ông cũng cho rằng, Mỹ không bao giờ bỏ cuộc và đang đưa ra các phương pháp mới để giữ vững địa vị siêu cường của mình.
Trong buổi lễ ra mắt cuốn sách mới nhất về ông Brzezinski do chính các đồng sự và học trò của mình ở Đại học Johns Hopkins chắp bút, chuyên gia địa - chính trị lão làng này đã bày tỏ sự nghi ngờ về địa vị độc tôn thế giới của Mỹ - mục đích suốt đời cống hiến và phấn đấu của mình. Ông cho rằng, Mỹ đã giữ vững vị thế này trong suốt 13 năm sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, hiện nay nó đã trở thành quá khứ. Không khó để nhận ra rằng, từ nay về sau, sẽ rất khó để Mỹ tìm lại được vị thế này.
Trong một buổi trả lời phỏng vấn, Phó chủ tịch Ủy ban chính sách quốc phòng và đối ngoại Nga, ông Dmitry Suslov phân tích, địa vị tối thượng của Mỹ mất đi bởi 2 nguyên nhân. Thứ nhất là một số trung tâm quyền lực mới trỗi dậy ở một số khu vực trên thế giới , thứ 2 là sự phục hưng của một số thế lực truyền thống. Chính những điều này đã làm sức ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc bị san đều.
Ông phân tích: "Một nhóm các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil... đang phát triển hoặc phục hồi với một tốc độ nhanh chóng về cả năng lực kinh tế lẫn tiềm lực quân sự, dẫn đến phạm vi ảnh hưởng về chính trị và ngoại giao của họ cũng tăng cường rất mạnh, bao trùm lên một số khu vực, thậm chí là cả trên tầm thế giới, từ đó làm thu hẹp và lấn át ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ. Quá trình tái phân phối trên quy mô lớn các ảnh hưởng về kinh tế, chính trị và ngoại giao bắt đầu diễn ra vào đầu thế kỷ 21".
Mỹ đang mất dần địa vị bá chủ, chấp nhận một "thế giới đa cực"?
Trong khi đó, Mỹ đã phạm một số sai lầm, họ đã nỗ lực biến "quyền lực mềm" thành "quyền lực cứng" trong thập niên 90 dưới thời Tổng thống Mỹ Clinton, nhưng chiến lược này chỉ đẩy nhanh sự cáo chung của một thế lực độc tôn. Họ không những không hoàn thành tiếp nối những nhiệm vụ đã đặt ra dưới thời Tổng thống Mỹ Bush, mà còn vấp phải sự phản kháng của một số trung tâm quyền lực mới, làm lung lay quyền lực của "chú Sam". Điều này đã manh nha bắt đầu từ cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Bush "con".
Ông Valery Garbuzov - Viện phó Viện nghiên cứu Mỹ - Canada của Nga cho biết, hiện nay vị trí độc tôn có tính "nghiễm nhiên" của Mỹ đang vấp phải sự nghi ngờ của nhiều người. Khoảng hơn chục năm sau thời kỳ chiến tranh lạnh, rất nhiều quốc gia, hoặc 1 nhóm quốc gia luôn có ý đồ thách thức Mỹ. Tổng thống Mỹ đương nhiệm Obama cũng đã phải thừa nhận vấn đề 1 thế giới đa cực, và Mỹ đang phải xem xét vấn đề trao quyền lực thêm cho nhiều "người chơi" khác trong đời sống chính trị thế giới.
Bài viết cho biết, điều này đã chứng tỏ Mỹ cần phải chứng minh thái độ của mình khi đối mặt với những biến động trong đời sống chính trị quốc tế. "Mùa xuân Ả - rập" đã bộc lộ những hạn chế trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Có thể nhận ra rằng, Mỹ không còn đủ khả năng điều khiển thế giới theo ý mình, không thể duy trì mô hình "thế giới đơn cực" theo tư tưởng chiến lược xuyên suốt và nhất quán của họ từ trước đến nay.
Theo ANTĐ)
Máy bay Nga "xẻ dọc" không phận NATO Hôm qua (20/10), Nga đã bắt đầu tiến hành các chuyến bay thanh sát trên vùng không phận của các quốc gia thành viên NATO như Slovakia và CH Czech trong khuôn khổ Hiệp ước Bầu trời Mở, Bộ Quốc phòng nước này cho hay. "Một nhóm các thanh sát viên Nga dự kiến sẽ tiến hành các chuyến bay thanh sát bầu...