Trung Quốc loay hoay trong bão giá pin xe điện
Bất chấp việc nhà chức trách Trung Quốc yêu cầu các nhà sản xuất chính ổn định giá, lithium carbonate, nguyên liệu quan trọng trong ngành sản xuất pin, vẫn không ngừng tăng giá.
Trong bối cảnh cả thế giới đang khát lithium, ngành công nghiệp sản xuất pin của Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Nhà chức trách Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp với các nhà sản xuất chính hồi tuần trước nhằm tìm kiếm sự ổn định giá. Tuy nhiên, giá loại nguyên liệu này vẫn tăng lên 500.000 tệ (70.716 USD)/tấn. Mức giá này đã vượt qua con số mà Elon Musk mô tả là “điên rồ” hồi đầu năm nay.
Nhà phân tích Peng Xu tại BloombergNEF cho biết: “Trong ngắn hạn, tôi không nghĩ cuộc họp của các nhà chức trách Trung Quốc có thể hạ nhiệt đà tăng”.
Theo ông Xu, giá spodumene trong nước biển, một dạng lithium đã qua xử lý một phần, đang tăng lên trong bối cảnh mất cân bằng cung cầu. Điều đó làm giảm lợi nhuận của các nhà máy lọc lithium ở Trung Quốc. Xu cũng tin rằng giá sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa.
Biểu đồ tăng giá lithium ở Trung Quốc.
Tình hình hiện tại có vẻ khó khăn hơn nhiều so với hồi tháng 3, khi Trung Quốc có thể ổn định được giá nguyên liệu sau cuộc họp với lãnh đạo của chuỗi cung ứng. Điều này đã góp phần làm chậm đà tăng giá. Ngoài ra, vào thời điểm đó, nhu cầu của người tiêu dùng với xe điện cũng bị giảm sút do các biện pháp hạn chế Covid-19 vẫn đang được áp dụng.
Video đang HOT
Hiện tại, sản xuất của Trung Quốc đang tăng lên với sản lượng xe điện gấp đôi so với 1 năm trước vào tháng 8. Hiệp hội xe du lịch Trung Quốc dự báo doanh số bán xe điện sẽ đạt kỷ lục 6 triệu chiếc trong năm nay, gấp đôi con số của năm 2021.
Nguồn cung lithium vẫn sẽ tiếp tục khan hiếm. Trong khi đó, sản lượng điện cũng là vấn đề, nhất là khi các điều kiện thời tiết bất thường tác động mạnh tới các nguồn cung điện của Trung Quốc. Một chỉ báo khác cho thấy sự khan hiếm trên thị trường là việc spodumene của Australia vừa chạm mức giá cao kỷ lục.
Ngoài ra, việc đồng tệ giảm cũng dẫn tới việc giá thành tăng. Kể từ đầu năm tới nay, đồng tệ đã giảm 10% giá trị và đang hướng tới một năm kém hiệu quả nhất kể từ 1994 tới nay. Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất 0,75% lần thứ 3 liên tiếp cũng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Trung Quốc thường mua nguyên liệu bằng đồng USD nên việc đồng tệ suy yếu sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu của quốc gia này.
Trở lại với cuộc họp hồi tuần trước với lãnh đạo trong ngành công nghiệp lithium, nhà chức trách Trung Quốc yêu cầu các nhà sản xuất đảm bảo không để giá chênh lệch quá nhiều với chi phí sản xuất. Họ cũng kêu gọi người tiêu dùng thực hiện các thỏa thuận dài hạn. Về phần mình, các nhà chức trách cho biết sẽ giúp thăm dò, ổn định nhập khẩu và thúc đẩy tái chế nguyên liệu thô với lithium.
Thực tế, vấn đề với lithium không chỉ tác động trong lãnh thổ Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới hiện chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp pin lithium toàn cầu. Khi nước này không thể ổn định được giá, các nhà sản xuất xe điện trên khắp nơi sẽ bị ảnh hưởng và giá xe điện vì thế cũng sẽ tăng phi mã.
Nhà Trắng phản đối Intel tăng cường sản xuất chip ở Trung Quốc
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây từ chối kế hoạch tăng cường sản xuất chip của Intel Corp tại Trung Quốc vì lo ngại về an ninh.
Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết Intel đã đề xuất sử dụng một nhà máy ở Thành Đô, Trung Quốc, để sản xuất các tấm silicon. Việc sản xuất này có thể sẽ được tiến hành vào cuối năm 2022, nhằm giúp giảm bớt tình trạng khan hiếm nguồn cung chip toàn cầu. Intel đồng thời cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ của liên bang để tăng cường nghiên cứu và sản xuất ở Mỹ.
Kế hoạch của Intel nhấn mạnh những thách thức của tình trạng thiếu chip vốn đã gây khó khăn cho ngành công nghệ và ô tô, khiến các công ty mất hàng tỉ USD doanh thu và buộc các nhà máy phải tăng thêm công nhân. Tuy nhiên, sau khi được trình bày về kế hoạch mở rộng sản xuất chip ở đại lục, quan chức chính quyền ông Biden đã ra sức ngăn cản. Washington đang cố gắng giải quyết các khó khăn ngành bán dẫn, nhưng cũng đang đưa việc sản xuất các thành phần quan trọng trở lại Mỹ.
Intel đang chờ đợi Quốc hội Mỹ thông qua khoản tài trợ 52 tỉ USD cho nghiên cứu và sản xuất trong nước
Trong một tuyên bố, Intel cho biết vẫn giữ thái độ mở đối với "các giải pháp khác giúp chúng tôi đáp ứng nhu cầu cao về chất bán dẫn cần thiết cho sự đổi mới và nền kinh tế". "Intel và chính quyền ông Biden có chung mục tiêu giải quyết tình trạng thiếu chất bán dẫn đang diễn ra trong toàn ngành, và chúng tôi đã tìm ra một số phương pháp tiếp cận với chính phủ Mỹ. Trọng tâm của chúng tôi là mở rộng đáng kể hoạt động sản xuất chất bán dẫn hiện có, và thực hiện kế hoạch đầu tư hàng chục tỉ USD vào các nhà máy chế tạo wafer mới ở Mỹ, châu Âu".
Sự việc xảy ra khi Nhà Trắng đang tranh luận về việc liệu có nên hạn chế một số khoản đầu tư chiến lược vào Trung Quốc hay không. Theo Cố vấn An ninh Quốc gia của Mỹ Jake Sullivan, chính quyền đang xem xét cơ chế sàng lọc đầu tư ra nước ngoài và đang làm việc với các đồng minh về điều này. Được biết, ông Biden cũng chuẩn bị gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 15.11.
Một đại diện của Nhà Trắng từ chối bình luận về giao dịch hoặc đầu tư cụ thể, nhưng cho biết chính quyền "rất tập trung vào việc ngăn chặn Trung Quốc sử dụng công nghệ, bí quyết và đầu tư của Mỹ để phát triển năng lực hiện đại" có khả năng góp phần vào việc vi phạm nhân quyền, hoặc hoạt động đe dọa an ninh quốc gia.
Giống như các công ty sản xuất chip khác, Intel đang háo hức chờ đợi Quốc hội Mỹ thông qua khoản tài trợ 52 tỉ USD cho nghiên cứu và sản xuất trong nước. Đề xuất được gọi là Đạo luật CHIPS đã kéo dài ở Hạ viện trong nhiều tháng. Tổng thống Mỹ và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đưa ra gói hỗ trợ này như một cách để cạnh tranh với Trung Quốc, đồng thời ngăn chặn tình trạng khan hiếm nguồn cung chip trong dài hạn.
Intel tạm bỏ qua kế hoạch ở Trung Quốc
Một người quen thuộc với vấn đề tiết lộ, sau khi thảo luận với chính quyền ông Biden, Intel hiện không có kế hoạch bổ sung sản xuất ở Trung Quốc vào lúc này. Tuy nhiên, tình huống như vậy có thể phát sinh một lần nữa, và chính quyền Mỹ có thể cần phải quyết định quy tắc đi kèm với khoản tiền tài trợ.
Một số nhà lập pháp của đảng Cộng hòa cho rằng nên có ràng buộc với khoản tiền hỗ trợ. Họ đã thúc đẩy để ngăn các công ty nhận tài trợ và sau đó vẫn tăng cường sự hiện diện ở Trung Quốc. Mục đích của dự luật CHIPS là "đảm bảo ít phụ thuộc hơn vào các chuỗi cung ứng dễ bị tổn thương, bao gồm cả chất bán dẫn", theo tuyên bố của Nhà Trắng.
Tình trạng thiếu hụt chip không chỉ là vấn đề của ngành, mà đã trở thành vấn đề chính trị lớn. Các nhà sản xuất ô tô đang mất hơn 200 tỉ USD doanh thu vì thiếu chip, và công nhân tại nhiều nhà máy đã vận động các chính trị gia phải làm điều gì đó để giải quyết vấn đề này. Ngay cả những công ty khổng lồ với chuỗi cung ứng được tinh chỉnh cũng không miễn nhiễm. Apple dự kiến sẽ bỏ lỡ doanh thu hơn 6 tỉ USD trong quý này vì không thể có đủ linh kiện. Giám đốc điều hành của Intel Pat Gelsinger đang cố gắng đối phó với mức độ giám sát ngày càng cao của công chúng và chính phủ xung quanh ngành công nghiệp chip.
Lĩnh vực kinh doanh trị giá 400 tỉ USD đã trở thành chiến trường quan trọng trong cuộc cạnh tranh ngày càng tăng giữa Mỹ - Trung, buộc các công ty hoạt động tại quốc gia châu Á trong ngành bán dẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại hơn.
Mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc
Ngành chip có mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc. Nước này tiêu thụ chất bán dẫn nhiều nhất thế giới, đồng thời đóng vai trò là trung tâm lắp ráp cho hầu hết các thiết bị điện tử trên toàn cầu. Để đảm bảo về hậu cần và giữ cho Bắc Kinh hài lòng, các nhà sản xuất chip, bao gồm cả Intel, đã đặt nhà máy sản xuất ở đại lục. Song, họ cũng phải đối mặt với hạn chế của chính phủ Mỹ khiến họ không thể xuất khẩu chất bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc.
Intel đang cố gắng vượt qua các nhà sản xuất chất bán dẫn theo hợp đồng lớn của thế giới, bao gồm Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC), Samsung Electronics. Để làm được điều đó, hãng chip Mỹ phải tăng nhu cầu sản xuất và cần có khả năng hỗ trợ các khách hàng Trung Quốc nếu không sẽ bị mất phần lớn thị trường.
Trước đây, các nhà máy của Intel chỉ sản xuất chip theo thiết kế của riêng mình, chủ yếu là bộ xử lý sử dụng trong máy tính cá nhân. Nhưng trước sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các sản phẩm do TSMC và Samsung sản xuất, Intel phải thay đổi chiến lược. Hãng này đã mở hai nhà máy mới gần một địa điểm hiện có ở bang Arizona (Mỹ) và dự định sẽ xây dựng thêm nhà máy ở châu Âu.
Tencent: 'Chính phủ Trung Quốc ủng hộ metaverse' Tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Tencent cho biết chính quyền nước này không ác cảm với metaverse, miễn là mọi thứ "trong khuôn khổ". Reuters dẫn lời Martin Lau, Chủ tịch Tencent, chia sẻ tại một sự kiện công nghệ mới đây rằng: "Chính phủ sẽ hỗ trợ sự phát triển của công nghệ metaverse miễn là trải nghiệm người...