Trung Quốc lộ tên lửa “sát thủ diệt đảo Guam”
Trung Quốc đã vô tình để lộ rằng nước này đang sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-26C, có biệt danh “sát thủ đảo Guam”, được thiết kế nhằm cho phép Bắc Kinh tấn công các căn cứ quân sự Mỹ tại Thái Bình Dương nếu xảy ra xung đột.
Tên lửa được cho là DF-26C của Trung Quốc.
Trang web Strategy Page chuyên về quân sự tại Washington đưa tin, tên lửa DF-26C dường như có tầm xa 3.500 km. Nó được thiết kế dựa trên tên lửa DF-21 trước đó.
DF-26C được xem là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ vì nó có khả năng tấn công các căn cứ quân sự Mỹ tại đảo Guam.
Dù Trung Quốc thường có thói quen giữ bí mật các vũ khí quân sự, các chính phủ nước ngoài và cơ quan truyền thông vẫn phát hiện ra chúng thông qua các bức ảnh vệ tinh hoặc những người say mê quân sự tại Trung Quốc có thể chụp ảnh chúng bằng điện thoại di động rồi tải lên mạng.
Vào năm 2012, Mỹ đã giám sát vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41, vốn có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân, thông qua các vệ tinh và các thiết bị cảm ứng trên biển, trên không và trên bộ.
Quân đội Trung Quốc chưa từng trưng bày tên lửa DF-41 công khai, nhưng các bức ảnh của chúng đã lan truyền trên internet.
Trang Strategy Page cho hay, Trung Quốc, được tin là sở hữu hơn 400 đầu đạn hạt nhân, có một số tên lửa đạn đạo có khả năng vươn tới lục địa Mỹ. Trang web cũng cho biết 2/3 đầu đạn của Trung Quốc được tin là được thiết kế cho tên lửa, hầu hết là DF-21 và những tên lửa này sẽ được thay thế bởi DF-26C.
Vì lý do đó, nếu xảy ra một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ ở tây Thái Bình Dương, một cuộc tấn công nhằm vào đảo Guam là một khả năng rõ ràng.
An Bình
Theo Dantri/Want China Times
Mỹ gấp rút xây dựng căn cứ Guam để ứng phó Trung Quốc
Guam sẽ trở thành căn cứ hậu cần mãi không chìm, triển khai may bay chiên đâu, tàu chiến ở Tây Thái Bình Dương, giúp Mỹ có khả năng gây ảnh hưởng chiến lược
Máy bay ném bom chiến lược B-52 Mỹ
Trang mạng "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 20 tháng 8 đăng bài viết nhan đề "Guam: ngọn giáo" cho rằng, đúng như vị trí chiến lược quan trọng của nó trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, xét tới tính hiếu chiến của CHDCND Triều Tiên va thực lực đang nổi lên của Trung Quốc, Guam hiện là một căn cứ quân Mỹ quan trọng trong chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Hiện nay, Hai quân va Không quân My lần lượt thiết lập căn cứ hải quân Guam và căn cứ không quân Anderson ở Guam.
Video đang HOT
Những căn cứ này thuộc khu liên hợp quần đảo Mariana - một cơ quan được Bộ Quốc phòng Mỹ thiết lập vào năm 2009 phụ trách giám sát, quản lý tất cả các căn cứ ở Guam.
Cùng với việc thực hiện chiến lược tái cân bằng của Mỹ, những căn cứ này đang không ngừng hoàn thiện và mở rộng.
Đến cuối năm 2020, các công trình của những căn cứ này sẽ cơ bản hoàn thành. Khi đó, lực lượng Thủy quân lục chiến, Hai quân và Không quân My sẽ cùng có căn cứ ở Guam.
Căn cứ hải quân: sửa chữa, mở rộng hừng hực khí thế
Tháng 4 năm 2013, Hai quân My tuyên bố tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles thứ tư mang tên Topeka se đến căn cư hai quân Guam, gia nhập cụm tàu ngầm đã triển khai 3 chiếc trước đó mang tên Chicago, Key West va Oklahoma City.
Trang bi quân sư lơn nhât của căn cư hai quân Guam là tàu chi viện tàu ngầm Hai quân My mang tên Frank Cable, nhưng còn chưa rõ phải chăng có kế hoạch triển khai thêm tàu chiến khác đến đảo này hay không.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 Mỹ
Là một phần của kế hoạch triển khai tàu ngầm, vào năm tài khóa 2014 còn có vài chương trình lớn đã được phê chuẩn chính thức: Một cơ sở sửa chữa tàu, một kho hàng và một bến sửa chữa mới.
Sĩ quan chỉ huy căn cư hai quân Guam, thượng tá Mike Vaude phụ trách quản lý 5.900 binh sĩ hải quân và quan chức dân sự của Bộ Quốc phòng cùng với 5.000 người nhà binh sĩ.
Thượng tá Mike Vaude nói, việc thi công dự án hạ tầng cơ sở của cảng Apra ở Guam chậm chạp.
2 dự án xây dựng chuẩn bị cho việc triển khai Thủy quân lục chiến Mỹ đã chính thức khởi công vào ngày 22 tháng 1: Một dự án được lập ở trung tâm chào đón trên bờ và 2 bến sửa chữa lại trị giá 88 triệu USD.
Một hợp đồng đầu tư khác trị giá 70 triệu USD cung cấp thiết bị va mở rộng sân bãi cho các bến Syrah, Tanglewood, Unity và Victory, giúp cho cụm đổ bộ dự bị của Thủy quân lục chiến Mỹ có thể tiến hành bốc dỡ.
Dự án tiến hành xây dựng lại đối với bến đường thẳng X (X-ray) cũ và phục vụ chưa đạt cũng đã được phê chuẩn trong năm tài khóa 2014, bến này kề sát với kho hàng của cục hậu cần quốc phòng.
Một hợp đồng đầu tư 39,7 triệu USD cũng được phê chuẩn vào tháng 6, công trình này sẽ bắt đầu vào cuối năm nay.
Thượng tá Mike Vaude cho biết: "Nếu tính toán tất cả, trong vài năm, cảng của Guam sẽ đổi mới rất nhiều".
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Topeka lớp Los Angeles Mỹ
Căn cứ không quân: Khả năng tác động chiến lược mạnh
Một đặc điểm quan trọng của căn cư không quân Anderson ở chỗ nó triển khai quân kiểu đồn trú luân phiên, chứ không phải đồn trú kiểu vĩnh viễn.
Căn cứ này hỗ trợ cho sự hiện diện liên tục của máy bay ném bom, nhất là có 6 máy bay ném bom Boeing B-52 đến tư lãnh thổ Mỹ, những máy bay ném bom này 6 tháng đổi phiên 1 lần.
Tư năm 2010 đến nay, căn cư không quân Anderson cũng đã trang bị vài máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk Block 30.
Sự thực chứng minh, chúng đã phát huy vai trò trong trận động đất ở Nhật Bản vào năm 2011 và cơn bão ở Philippines vào năm 2013. 4 máy bay tiếp dầu trên không KC-135 mỗi tháng luân phiên 1 lần ở căn cư không quân này, điều này đã đem lại khả năng gây ảnh hưởng chiến lược cho Không quân Mỹ.
Điều đáng chú ý là, sau khi Trung Quốc đơn phương thiết lập Khu nhận biết phòng không vào tháng 11 năm 2013, chính máy bay ném bom B-52 cất cánh từ Guam đã bay xuyên qua khu nhận biết này, gây chú ý cho dư luận.
Vị trí chiến lược của Guam được thể hiện trong cuộc diễn tập "đối kháng Guam phía bắc" từ ngày 17 đến ngày 28 tháng 2. Gần 90 máy bay của Mỹ, Nhật Bản va Australia đã cùng thể hiện khả năng nhanh chóng sử dụng các công trình của những căn cứ này.
Máy bay do thám không người lái Global Hawk Mỹ
Steve Walter Bor Chomsky, người phụ trách công tác kế hoạch, hạng mục và chuẩn bị của liên đội 36 Không quân Mỹ đã mô tả tầm quan trọng của Guam: "Guam là đỉnh chóp của lãnh thổ Mỹ.
Tư lệnh không quân Thái Bình Dương cho rằng, Alaska, Hawaii va Guam là tam giác chiến lược lớn - trong đó Guam là ngọn tam giác. Sở hữu hạ tầng cơ sở mạnh như vậy sẽ có lợi cho Mỹ điều động binh lực tới nơi xa".
Về tái cân bằng chiến lược, Steve Walter Bor Chomsky cho biết: "Gần 10 năm qua, chúng tôi luôn nằm trong trạng thái tăng trưởng ổn định. Tôi cho rằng, điều có thể khẳng định là, chúng tôi có tính liinh hoạt và tính bền vững lâu dài, làm cho Guam trở thành một căn cứ chiến lược".
Ông còn chỉ ra, do Guam đã phát huy vai trò khá lớn trong kế hoạch di dời lớn căn cứ huấn luyện bay, trong tương lai, số lượng diễn tập quân sự và huấn luyện của Quân đội Mỹ sẽ tăng mạnh.
Quân đội Mỹ di dời: Lực lượng Thủy quân lục chiến se triển khai
Một phương diện quan trọng của ý nghĩa quân sự ngày càng tăng của Guam là cuối cùng di chuyển lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ ở Okinawa đến đảo này. Căn cứ vào một kế hoạch được điều chỉnh vào năm 2012, khoảng 5.000 binh sĩ lực lượng Thủy quân lục chiến va 1.300 người nhà sẽ được di chuyển đến Guam.
Máy bay tiếp dầu trên không KC-135 Mỹ
Điều này sẽ bao gồm thi công 525 nhà, doanh trại, công trình hạ tầng và khu huấn luyện. Phó chủ nhiệm, thiếu tá Darren Álvarez, Văn phòng kế hoạch liên hợp Guam, người phụ trách kế hoạch di dời ở Guam của Thủy quân lục chiến Mỹ, cho biết, đối với thi công doanh trại của lực lượng Thủy quân lục chiến, khởi công trước hết là căn cứ trạm thông tin máy tính hải quân ở khu vực Anderson.
Ngoài ra, để hỗ trợ cho các nhà quyết sách đưa ra quyết định, Văn phòng kế hoạch liên hợp Guam cũng đã tổ chức 4 địa chỉ doanh trại thay thế và 5 khu diễn tập bắn đạn thật theo dự tính, trong đó khu vực tây bắc (phụ cận Anderson) là lựa chọn đầu tiên.
Ý tưởng ban đầu là 8.900 binh sĩ Thủy quân lục chiến và 9.000 người nhà sẽ được di dời đến Guam. Trên cơ sở đó, năm 2010 quyết định có liên quan đến thi công các loại hạ tầng liên tục được đưa ra.
Những quyết định này làm cho các dự án xây dựng hiện nay được thực hiện, chẳng hạn cải tạo sườn bắc và bến cảng Apra, hạ tầng huấn luyện/diễn tập của khu phía nam Anderson cùng với nâng cấp đường ô tô từ căn cứ hải quân Guam đến Anderson. Sau này quyết định, số người di dời giảm đến mức hiện nay.
Dự kiến, chi phí di dời tổng thể khoảng 8,6 tỷ USD, trong đó Nhật Bản sẽ bỏ ra 3,1 tỷ USD.
Binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ
Phòng thủ tên lửa: Tác dụng răn đe chiến lược rõ rệt
Để ứng phó với thách thức của CHDCND Triều Tiên, tháng 4 năm 2013 Quân đội Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD) ở Guam, hệ thống này nằm ở khu tây bắc của Guam.
Sĩ quan chỉ huy cụm tên lửa, trung tá Clyde Cochran nói với tờ "Jane's Defense Weekly" rằng: "Chúng tôi sẽ tạo ra sự răn đe chiến lược đối với CHDCND Triều Tiên. Một khi răn đe mất hiệu lực, chúng tôi sẽ áp chế mối đe dọa tên lửa đạn đạo từ CHDCND Triều Tiên". Đồng thời, tên lửa THAAD còn có thể dùng để phòng thủ mối đe dọa tên lửa của Trung Quốc.
Cùng với việc Bộ Quốc phòng Mỹ chuyển trọng điểm chiến lược tới khu vưc Thai Binh Dương, Guam sẽ trở thành căn cứ hậu cần mãi mãi không bao giờ chìm, triển khai may bay chiên đâu va tàu chiến ở Tây Thái Bình Dương. Điều này se lam cho Mỹ có khả năng gây ảnh hưởng chiến lược.
Do Washington ngày càng cảm thấy lo ngại về việc mở rộng quân bị thiếu minh bạch của Trung Quốc, Guam không thể thiếu so với bất cứ thời điểm nào trước đây.
Hải quân Mỹ phóng tên lửa đánh chặn SM-3 (ảnh minh họa)
Theo Giáo Dục
DF-41 chưa đủ để Trung Quốc cân bằng hạt nhân với Mỹ ICBM DF-41 có thể giúp TQ nâng cao năng lực răn đe hạt nhân nhưng còn xa Bắc Kinh mới phá vỡ được thế cân bằng hạt nhân với Washington. Trung Quốc đang thử nghiệm ICBM DF-41 Website của Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, việc tên lửa đạn đạo liên lục địa cơ động trên bộ Đông Phong-41 (DF-41) của...