Trung Quốc lên tiếng về khoản nợ gần 1 tỉ USD của Montenegro
Trung Quốc ngày 14-4 lên tiếng về khoản vay 944 triệu USD cho Montenegro để thực hiện dự án đường cao tốc.
Theo báo South China Morning Post (SCMP), Đại sứ quán Trung Quốc tại Podgorica lập luận rằng số tiền trên chưa đến 25% tổng nợ của quốc gia Balkan này và chi phí dự án tương đối cao do “điều kiện địa chất không thuận lợi”.
“Montenegro đã vay 944 triệu USD của Trung Quốc để xây dựng đường cao tốc Bar-Boljare, chưa bằng 1/4 tổng nợ của nước này. Lãi suất khoản vay cũng chỉ là 2%, tương đối thấp so với tổng nợ của Montenegro” – Đại sứ quán Trung Quốc viết trên trang web.
Cầu Komarnica trên cao tốc Bar-Boljare ở Montenegro. Ảnh: Chính quyền Montenegro
Cơ quan này cho biết thêm điều kiện địa chất bất lợi là lý do cơ bản dẫn đến chi phí tương đối cao, đồng thời khẳng định đường cao tốc là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất kể từ khi Montenegro độc lập, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển du lịch lâu dài, cải thiện tình trạng mất cân bằng trong phát triển kinh tế khu vực và tăng cường kết nối Montenegro với các nước châu Âu.
Bắc Kinh hiếm khi đưa ra tuyên bố chi tiết về các khoản nợ dành cho nước ngoài.
Liên minh châu Âu (EU) hôm 12-4 tuyên bố họ sẽ không can thiệp vào các khoản nợ mà Montenegro ký với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc năm 2014. Montenegro trước đó kêu gọi sự hỗ trợ từ EU.
Số liệu của chính phủ Montenegro cho thấy nợ nước ngoài của họ đang ở mức 3,69 tỉ USD trong quý III năm ngoái.
Báo cáo của Financial Times chỉ ra rằng đường cao tốc Bar-Boljare là một trong những con đường đắt nhất thế giới với chi phí ước tính khoảng 23,8 triệu USD cho mỗi km.
Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu châu Á tại Trung Âu Matej Simalcik bình luận: “Quốc gia này (Montenegro) nhiều lần được cảnh báo rằng dự án đường cao tốc là không khả thi nhưng họ quyết định vay của Trung Quốc như ‘Kế hoạch B’ sau khi bị các chủ nợ phương Tây từ chối cấp vốn”.
Các nghiên cứu về tính khả thi được thực hiện vào năm 2006 và 2012 kết luận rằng dự án thiếu tính khả thi về kinh tế. Cả Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu và Ngân hàng Đầu tư châu Âu đều không muốn tài trợ cho dự án, theo SCMP.
Trung Quốc lại bao biện về đội tàu trên Biển Đông
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên nói rằng đội tàu nước này được quyền trú ẩn tại bãi đá ngầm ở Trường Sa "trong hàng nghìn năm".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm nay tiếp tục luận điệu cũ, khi bác bỏ cáo buộc của Philippines rằng đội tàu hàng trăm chiếc đang neo đậu tại bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là do dân quân biển vận hành.
"Tôi không hiểu tại sao một số bên liên quan lại gọi các ngư dân Trung Quốc là dân quân biển", Triệu Lập Kiên nói, thậm chí cho rằng cách gọi này có "ý đồ thù địch". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục nói rằng đây là các ngư dân và ngang nhiên tuyên bố họ có quyền "đánh bắt và trú ẩn trong khu vực suốt hàng nghìn năm".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hồi tháng 4/2020. Ảnh: Reuters .
Tuyên bố được ông Triệu đưa ra trong bối cảnh hơn 200 tàu Trung Quốc neo đậu tại bãi đá ngầm gần đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ hôm 7/3, bật đèn suốt đêm mà không đánh bắt dù thời tiết thuận lợi.
Philippines công bố thông tin từ hôm 21/3, cáo buộc các tàu này thuộc lực lượng dân quân biển Trung Quốc. Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila sau đó bao biện rằng các tàu này chỉ "đang trú tránh thời tiết xấu".
"Những người đi biển chuyên nghiệp sẽ biết Trung Quốc đang nói dối", Carl Schuster, cựu giám đốc điều hành tại Trung tâm Tình báo chung thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, nhận định về cách giải thích của đại sứ quán Trung Quốc.
"Không ai để tàu 'trú ẩn' trong vùng bão vài tuần trước một cơn bão. Nếu đó thực sự là tàu đánh bắt thương mại, việc thả neo ở một chỗ như vậy sẽ gây tổn thất hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn USD mỗi ngày", ông nói, thêm rằng mưu đồ "chiếm đoạt biển đảo không cần tiếng súng" này của Trung Quốc là "chiến thuật bất lương".
Giới chức Philippines đã phản ứng mạnh mẽ, bao gồm tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước này rằng Manila sẽ lên tiếng phản đối mỗi ngày cho đến khi Bắc Kinh rút hết tàu. Tới ngày 3/4, phía Philippines cho biết vẫn còn hơn 40 tàu Trung Quốc hiện diện trong khu vực.
Họ cũng lưu ý về chiến thắng hồi năm 2016 của Philippines tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, với phán quyết bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc với phần lớn Biển Đông.
Tuy nhiên, ông Triệu hôm nay lại nói rằng phán quyết của PCA "bất hợp pháp và không có hiệu lực", tiếp tục cho rằng ngư dân Trung Quốc "có lịch sử đánh bắt hàng nghìn năm" trong khu vực để biện hộ cho việc không tuân thủ luật pháp quốc tế.
"Chúng tôi kêu gọi phía Philippines nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và hợp lý, ngừng thổi phồng và gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình Biển Đông", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay.
Khác với những tuyên bố gay gắt từ giới chức quốc phòng và ngoại giao cấp cao Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte "dịu giọng" hơn rất nhiều. "Chúng tôi sẽ tiếp tục giải quyết các vấn đề thông qua kênh ngoại giao và các biện pháp hòa bình", người phát ngôn Harry Roque hôm nay đọc tuyên bố của Duterte.
Giới quan sát nhận định nhu cầu bảo đảm nguồn cung vaccine Covid-19 có thể là yếu tố ngăn Duterte đưa ra lập trường cứng rắn hơn, trong bối cảnh Philippines đang trải qua đợt bùng phát tồi tệ nhất. Hầu hết nguồn vaccine hiện nay của Philippines là từ hãng công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc. Duterte vốn cũng từng nhiều lần thể hiện lập trường nghiêng về Bắc Kinh nhằm đổi lấy lợi ích kinh tế.
Ba tuần hiện diện của hơn 200 tàu Trung Quốc trên Biển Đông. Đồ họa: Tạ Lư.
Trong cuộc họp báo ngày 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC, đóng góp vào duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực", bà Hằng nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho hay các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ được quy định trong các luật của Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Trung Quốc kêu gọi Myanmar ngăn chặn bạo lực Trung Quốc hôm nay thúc giục Myanmar ngăn chặn các hành vi bạo lực và bảo vệ những công ty cũng như nhân viên của Bắc Kinh tại nước này. "Trung Quốc kêu gọi Myanmar thực hiện các biện pháp hiệu quả hơn nữa nhằm chặn đứng mọi hành vi bạo lực, trừng phạt người vi phạm theo pháp luật và đảm bảo...