Trung Quốc lại “tố ngược” Philippines và Nhật Bản
Ngay sau khi Diễn đàn Khu vực ASEAN ( ARF) vừa khép lại ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, tối qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại ra tuyên bố chỉ trích ngược lại Nhật Bản và Philippines “hợp lực công kích Trung Quốc” về căng thẳng ở Biển Đông (!?)
Trung Quốc đơn độc tại Hội nghị ARF do những hành động gây căng thẳng ở Biển Đông (Ảnh: DW)
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng: Ngoại trưởng Philippines đã “công kích” chính sách Biển Đông của Trung Quốc tại ARF và nhận được sự ủng hộ của người đồng cấp Nhật Bản.
Tuyên bố cũng trích lời của Ngoại trưởng Vương Nghị vẫn bao biện rằng tình hình ở Biển Đông không căng thẳng như “đã được thổi phồng”, và rằng “không có khả năng xảy ra xung đột lớn” trên vùng biển này.
“Trước hết, tình hình ở Biển Đông nói chung là ổn định và không có khả năng xảy ra xung đột lớn. Trung Quốc phản đối mọi ngôn từ và hành động không mang tính xây dựng làm gia tăng bất đồng, thổi phồng sự đối đầu hay châm ngòi căng thẳng”, tuyên bố trích lời ông Vương Nghị phát biểu vẫn một mình một kiểu tại ARF.
Thậm chí, Trung Quốc còn khẳng định họ là “nạn nhân thực sự” ở Biển Đông khi bị (một số nước) “chiếm” một số đảo, trong đó có Philippines (???)
Video đang HOT
“Để duy trì cũng như bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông, chúng tôi đã phải hết sức kiềm chế”, ông Vương Nghị nói.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc còn yêu cầu Nhật Bản “nên có cái nhìn đúng đắn về những ngôn từ và cách hành xử”, sau khi cáo buộc chính Tokyo “xây dựng một hòn đảo” ngoài khơi xa trên Thái Bình Dương.
Đảo này được gọi là Okinotori (Bãi Douglas hay Parace Vela), nằm giữa đảo Guam và đảo Đài Loan, cách Tokyo khoảng 1.700 km.
Thời gian qua, Trung Quốc liên tục có các hành động xâm lấn và cải tạo đảo ở Biển Đông, gây phản ứng mạnh trong dư luận quốc tế. Bắc Kinh mưu đồ chiếm hầu hết quyền kiểm soát ở Biển Đông (lên tới 90% diện tích).
Những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đã trở thành nội dung được thảo luận nhiều nhất trong các hội nghị thuộc khuôn khổ AFR và Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) vừa diễn ra tại Malaysia. Tại đây, các nước tham dự đều yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay các hành động đơn phương gây căng thẳng trên Biển Đông và giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Vũ Anh
Theo Dantri
Triều Tiên thử hạt nhân là tùy thuộc thái độ của Mỹ
Triều Tiên tuyên bố rằng tương lai các cuộc thử hạt nhân của nước này phụ thuộc vào thái độ của Mỹ, theo Yonhap ngày 7.8.
Triều Tiên tuyên bố việc thử hạt nhân của nước này phụ thuộc vào thái độ của Mỹ - Ảnh: Reuters
Phát biểu tại cuộc họp báo bên lề Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) diễn ra tại Kuala Lumpur (Malaysia) ngày 6.8, ông Ri Tong-il, người phát ngôn của Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong nói rằng Bình Nhưỡng không có lựa chọn nào khác là phải tự bảo vệ mình trước chính sách thù địch của Mỹ, theo Yonhap.
"Việc thử hạt nhân của Triều Tiên phụ thuộc vào thái độ của Mỹ, mà Washington thì vẫn gia tăng các hành động khiêu khích trước cửa nhà Triều Tiên", ông Ri Tong-il tuyên bố.
Theo ông Ri Tong-il, "không ai cảm thấy an toàn khi người khác cứ đưa ra vũ khí hạt nhân ồ ạt và tinh vi hơn, Triều Tiên không còn lựa chọn nào khác là phải tự vệ, bảo vệ chủ quyền quốc gia và người dân khỏi thảm họa hạt nhân".
Ông Ri Tong-il cảnh báo Triều Tiên sẽ tiếp tục tăng cường và phát triển công nghệ thu nhỏ và đa dạng hóa đầu đạn hạt nhân có độ chính xác cao.
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tổ chức ở Kuala Lumpur (Malaysia) ngày 6.8 - Ảnh: Reuters
Sau tuyên bố của người phát ngôn Ngoại trưởng Triều Tiên, phía Mỹ ngay lập tức có phản ứng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Katina Adams nói: "Chúng tôi đã biết về những tuyên bố đó, chúng tôi tiếp tục kêu gọi Triều Tiên tuân thủ các cam kết, nghĩa vụ quốc tế và kiềm chế các hành động đe dọa hòa bình và an ninh khu vực".
Trước đó, hôm 21.7, Bộ Ngoại giao Triều Tiên ra thông cáo báo chí tuyên bố rằng Bình Nhưỡng không "hứng thú" với bất kỳ cuộc đàm phán nào với Washington về chương trình hạt nhân của nước này, vài ngày sau khi Iran và nhóm cường quốc P5 1 chính thức đạt được thỏa thuận lịch sử về chương trình hạt nhân của Tehran.
"Chẳng logic tí nào khi so sánh tình trạng của chúng tôi với thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran, bởi vì chúng tôi luôn bị buộc phải chống lại sự khiêu khích quân sự thù địch của Mỹ, bao gồm các hoạt động quân sự chung quy mô lớn và một mối đe dọa hạt nhân nghiêm trọng ", bản thông cáo của Bình Nhưỡng viết.
Triều Tiên từ lâu phản đối các cuộc tập trận của Mỹ và Hàn Quốc.
"Chúng tôi không quan tâm đến bất kỳ cuộc đối thoại nào nhằm đơn phương ngưng hoặc từ bỏ vũ khí hạt nhân của chúng tôi", thông cáo viết tiếp.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Ngoại trưởng John Kerry cứng rắn với vấn đề Biển Đông "Để tôi nói rõ nhé: Mỹ không chấp nhận những hạn chế về tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông hoặc những việc khai thác hợp pháp khác trên biển", Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu hôm 6.8 tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Malaysia. Ông John Kerry phát biểu tại Diễn đàn Khu...