Trung Quốc lại rúng động vì bê bối sữa giả khiến trẻ bị to đầu
Cơ quan chức năng tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đang tiến hành điều tra vụ việc năm trẻ sơ sinh nghi bị chứng đầu to và chậm lớn sau khi sử dụng sữa bột giả.
Chính quyền huyện Vĩnh Hưng thuộc thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam đang tiến hành điều tra thức uống Bei An Min, vì một số gia đình tố cáo rằng con em họ sau khi sử dụng sản phẩm này đã có biểu hiện chậm lớn, sụt cân và đầu to.
Thức uống Bei An Min nghi gây các triệu chứng chậm lớn, sụt cân và đầu to. Ảnh: Weibo
“Khi tôi mua thức uống này cho con mình, không nhân viên nào nói rằng đây chỉ là đồ uống thường. Họ đều bảo đó là sữa bột dành cho trẻ em”, cô Zhu, phụ huynh một em nhỏ trả lời phỏng vấn SCMP nói.
Video đang HOT
Một người mẹ khác cho biết đã cho con mình uống loại thức uống trên trong nửa năm, trước khi cô được bác sĩ khuyến cáo nên đổi sang dùng loại khác.
“Tôi nhận thấy con mình trong sáu tháng qua không phát triển và không thể đi đứng bình thường dù đã là tháng thứ 18. Và giờ tôi mới nhận ra con mình đã uống phải sữa bột giả. Tôi sợ cháu sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe trong thời gian tới”, SCMP trích lời người phụ nữ giấu tên cho biết.
Những vụ việc sữa bột giả dành cho trẻ em luôn là vấn đề nhức nhối đối với các cơ quan chức năng Trung Quốc. Dư luận nước này hồi năm 2008 từng chứng kiến vụ việc sáu trẻ thiệt mạng và khoảng 300.000 em nhỏ khác phải nhập viện sau khi sử dụng sữa bột trộn lẫn chất melamine gây ung thư. Hay hồi năm 2003 tại tỉnh An Huy, Trung Quốc đã có 13 em nhỏ tử vong và 171 em khác phải điều trị sau khi dùng một loại sữa bột kém chất lượng trong thời gian dài.
Trung Quốc điều tra nghi vấn sữa giả
Gia đình hàng loạt bệnh nhi lên tiếng sau khi con em uống một loại nghi là sữa bột giả, buộc chính quyền tỉnh Hồ Nam mở cuộc điều tra.
Chính quyền huyện Vĩnh Hưng, thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam, đang mở cuộc điều tra thức uống BeiAnMin, sau khi nhiều gia đình tố cáo con em họ bị còi xương vì uống loại bột này.
Các gia đình này cho biết con họ bị dị ứng sữa bò và được bác sĩ khuyến nghị chuyển sang sử dụng dòng sữa axit amin. Khi tới chuỗi cửa hàng AiYingFang, nhân viên giới thiệu sản phẩm BeiAnMin, nói đây là dòng sữa bột bán chạy nhất dành cho trẻ dị ứng đạm sữa bò, dù trên nhãn ghi là "thức uống thể rắn".
Sau một thời gian sử dụng BeiAnMin, các bé đều chậm lớn, đầu to, người mẩn ngứa, khiến các gia đình khiếu nại.
Đỉnh đầu nhô cao, biểu hiện của chứng còi xương ở một bệnh nhi tại huyện Vĩnh An. Ảnh: Đài truyền hình Hồ Nam.
Chính quyền huyện Vĩnh Hưng hôm nay cho biết BeiAnMin do công ty Waverock, trụ sở tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, sản xuất. Chuỗi cửa hàng AiYingFang đã nhập 47 lô BeiAnMin và đã bán hết. Nhà chức trách cũng không phát hiện y bác sĩ móc nối với AiYingFang để bán sữa.
Đại diện công ty Waverock cho hay BeiAnMin là thực phẩm thông thường, thích hợp cho mọi đối tượng sử dụng, phù hợp tiêu chuẩn quốc gia và khẳng định không liên quan tới việc nhân viên cửa hàng quảng cáo đây là sản phẩm dành cho trẻ dị ứng sữa bò. Công ty đã ngừng sản xuất dòng sản phẩm này từ giữa năm 2019 và đang hợp tác điều tra với chính quyền.
Chính quyền Vĩnh Hưng đã đưa 5 trẻ đi kiểm tra sức khỏe toàn diện, đồng thời tuyên bố mở chiến dịch điều tra thị trường thức uống và sản phẩm dành cho trẻ em, trừng phạt những đơn vị kinh doanh quảng cáo sai sự thật và bán hàng kém chất lượng.
Đây là vụ nhập nhèm giữa sữa công thức trẻ em và thức uống dạng rắn thông thường thứ hai từ đầu năm tới nay tại Sâm Châu. Hồi tháng 3, hơn 10 gia đình tố cáo y bác sĩ bệnh viện Nhân dân thành phố câu kết với hiệu thuốc tư nhân để tiếp thị và bán sữa bột giả hiệu cho trẻ em từ năm 2019.
Các em sử dụng sữa ShuErDai lâu ngày đều mắc bệnh còi xương, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, trí tuệ và vận động, thậm chí còn suy tạng.
Hai hộp BeiAnMin được bày bán ở Trung Quốc. Ảnh: Sina.
Cơ quan quản lý thị trường Sâm Châu hôm 16/4 thông báo ShuErDai không phải sữa công thức dành cho trẻ nhỏ, chỉ là thức uống dạng thể rắn, do công ty YiXin Sâm Châu phân phối. Công ty này in tờ giới thiệu mập mờ, khiến phụ huynh hiểu nhầm đây là sản phẩm dành cho trẻ dị ứng đạm sữa bò. Chính quyền thành phố đang điều tra các bên liên quan.
Cho con 3 tháng ngủ chung giường, bố đau xót phát hiện bé không còn thở vào sáng sớm Tỉnh dậy, thấy con trai đã không còn thở, ông bố mới vội vã đưa đứa bé đến bệnh viện thì đã muộn. Nhiều cha mẹ thích ngủ chung giường với trẻ sơ sinh. Họ cho rằng bằng cách đó có thể kịp thời chăm sóc trẻ và tăng cường gắn kết tình cảm với con. Thực tế việc làm đó đôi khi...