Trung Quốc là nhân tố gây bất ổn trên biển
Giới truyền thông và các chuyên gia quốc tế tiếp tục vạch trần sự hung hăng, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở biển Đông.
Tàu Trung Quốc (phải) hung hăng tiếp cận tàu Việt Nam trong khu vực gần giàn khoan – Ảnh: Hoàng Sơn
Hôm qua (2.6) là đúng một tháng kể từ khi Trung Quốc cài cắm phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trong thời gian qua, bất chấp phản đối mạnh mẽ cùng những lý lẽ đanh thép phân tích rõ đúng sai của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc không những không rút giàn khoan mà đội tàu nước này ngày càng có những hành động hung hãn, vô cùng nguy hiểm như đâm chìm tàu cá Việt Nam ngày 26.5, đâm thủng tàu cảnh sát biển ngày 1.6…
Vì thế, dù đã một tháng trôi qua nhưng báo chí và giới quan sát quốc tế vẫn tiếp tục lên tiếng chỉ trích, vạch trần sự ngang ngược, hung hăng của Trung Quốc.
Cụ thể, Asahi Shimbun, nhật báo lớn thứ 2 ở Nhật Bản, vừa có bài xã luận mới yêu cầu “Trung Quốc phải dừng hành vi hung hăng” ở biển Đông. Trong đó, Asahi Shimbun nêu rõ: “Những hành động dùng vũ lực này của Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế chỉ trích là điều hiển nhiên. Trung Quốc cần có suy nghĩ nghiêm túc về cách họ nên hành xử như thế nào mới xứng tầm một nước lớn có trách nhiệm”. Tờ báo Nhật kết thúc bài xã luận bằng câu cảnh báo: “Trung Quốc không thể có được sự tôn trọng của các nước khác bằng cách đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền của họ với thái độ cưỡng ép, hăm dọa”. Bài báo được đăng tải vài ngày sau khi phóng viên Asahi Shimbun đã có chuyến đi thực địa tới khu vực giàn khoan Hải Dương-981, tận mắt chứng kiến những gì đã và đang diễn ra.
Mới đây, tờ báo mạng nổi tiếng của Nga Gazeta.ru cũng đăng bài khẳng định trong vụ giàn khoan, Trung Quốc đang khiến xảy ra xung đột trong vùng đặc quyền kinh tế không phải của nước này và cũng không đưa ra phản hồi mang tính xây dựng đối với những yêu cầu hợp pháp từ cộng đồng quốc tế. Gazeta.ru dẫn lời Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Nga Nikolai Kolesnik chỉ trích Trung Quốc đã hành động dựa trên lập trường sức mạnh, phớt lờ lợi ích và quyền của nước láng giềng. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu chiến lược Nga (RISS) Ilya Usov phân tích rằng sẽ là một sai lầm lớn cho những nước trước giờ giữ quan điểm trung lập trong tranh chấp ở biển Đông, nhưng nay có khuynh hướng ngả về phía Trung Quốc.
Nhân tố gây căng thẳng
Trong bài bình luận trên chuyên san The National Interest (Mỹ), nhà phân tích Abraham M.Denmark tại Cục Nghiên cứu châu Á quốc gia (Mỹ) khẳng định mẫu số chung của tất cả tranh chấp hiện nay ở biển Đông là Trung Quốc. “Bắc Kinh là nhân tố chính gây ra căng thẳng và khủng hoảng trong những cuộc tranh chấp này”, ông Denmark viết. Ông chỉ ra rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc thông qua đường lưỡi bò “liếm” gần trọn biển Đông chỉ dựa trên yếu tố lịch sử mơ hồ, không phù hợp với Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS). Tương tự, Giáo sư Eric Posner thuộc ĐH Chicago (Mỹ) viết trên tờ The Nation của Thái Lan rằng trong khi các nước nhỏ tuân thủ nghiêm túc UNCLOS thì Trung Quốc “chỉ ký cho có” rồi thản nhiên phớt lờ công ước này để phục vụ mưu đồ chiếm gần trọn biển Đông trong khi chưa bao giờ đưa ra bằng chứng pháp lý cho đường lưỡi bò.
Video đang HOT
Ngoài ra, theo ông Denmark, Bắc Kinh nhất nhất khẳng định hành động của họ là nhằm “phản ứng nguy cơ tấn công và sự cố từ những bên tham gia tranh chấp khác” nhưng rõ ràng chính hành vi của Trung Quốc luôn khiến căng thẳng leo thang vì nước này muốn dùng sức mạnh để củng cố tuyên bố chủ quyền. “Việc họ từ chối thỏa hiệp, đẩy căng thẳng leo thang, thay đổi hiện trạng là công thức cho căng thẳng triền miên”, chuyên gia Denmark viết. Cũng cùng ý này, tờ The Wall Street Journal dẫn lời Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear khẳng định cách Trung Quốc tiếp cận vấn đề tranh chấp chủ quyền hiện nay không hữu ích cho khu vực. Theo ông, Trung Quốc “nên hỗ trợ khu vực theo con đường thỏa hiệp dựa trên khung pháp lý công bằng”.
RIA-Novosti gỡ bài viết sai lạc Sau khi dư luận Việt Nam và cả Nga phản ứng mạnh mẽ, hãng thông tấn RIA-Novosti đã gỡ bài viết bằng tiếng Nga tựa đề (tạm dịch: Thỏa thuận giữa Moscow và Bắc Kinh tốt hơn mọi tuyên bố) của tác giả Dmitry Kosyrev. Bài viết đăng ngày 19.5 với những luận điểm sai trái về Việt Nam, quan hệ Việt Nam -Trung Quốc và tình hình biển Đông. Tối qua, khi truy cập vào bài viết trên tại website của RIA-Novosti thì nó đã không còn tồn tại.
Theo TNO
Nhật Bản sẽ cung cấp tàu tuần tra nào cho Việt Nam?
Khả năng cao là Nhật Bản sẽ chỉ có thể cung cấp cho Việt Nam các tàu tuần tra bờ biển cỡ 1.000 tấn trở xuống.
Phát biểu bên lề Đối thoại Shangri-la 13 tại Singapore hôm 1/6, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cho biết: "Việt Nam sẽ nhận tàu tuần tra bờ biển từ Nhật Bản vào đầu năm 2015". Theo các báo cáo trước đây, các tàu tuần tra này có thể được trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ thực thi pháp luật hàng hải, chống nạn buôn lậu, bảo vệ môi trường biển, tìm kiếm cứu nạn...
Theo thông tin đã đăng tải từ trước thì Việt Nam sẽ nhận được tổng cộng 10 chiếc tuần tra từ Cảnh sát biển Nhật Bản (JCG). Hiện nay, JCG sở hữu đội tàu tuần duyên hiện đại, đông đảo nhất thế giới lên tới 455 chiếc cùng 73 máy bay (trực thăng, máy bay cánh bằng) các loại. Vậy liệu Việt Nam nhận được loại tàu nào, kích cỡ ra sao?
Khả năng cao là Việt Nam chỉ có thể nhận được các tàu tuần tra đã qua sử dụng, đến hạn nghỉ hưu trong Cảnh sát biển Nhật Bản. Nếu như Nhật Bản có quyết định cung cấp các tàu 1.000 tấn cho Việt Nam thì khả năng lớn chỉ có thể nằm ở lớp tàu Shiretoko được đóng từ năm 1978, hiện có 18 chiếc đã thôi phục vụ. Lớp tàu này (trong ảnh) có lượng giãn nước khoảng 1.000 tấn, dài 77,8m, trang bị pháo 20mm, tốc độ tàu 20 hải lý/h.
Ở mức dưới 1.000 tấn thì Nhật Bản có nhiều lớp tàu tuần tra có lượng giãn nước trải dài từ 500-130 tấn và dưới 100 tấn. Trong ảnh là loại tàu tuần tra lớp Teshio có lượng giãn nước 500 tấn.
Một trong 3 lớp tàu tuần tra có lượng giãn nước 350 tấn của Nhật Bản - lớp Toraka. Các tàu kiểu này đều được vũ trang nhẹ với pháo 20mm hoặc 40mm cùng súng phun nước áp lực cao.
Lớp tàu tuần tra lượng giãn nước 220 tấn Tsurigi, dài 50m, có tốc độ hành trình rất cao - 50 hải lý/h, trang bị hỏa lực pháo 20mm. Tuy nhiên, lớp tàu này đưa vào sử dụng từ năm 2001 nên khó có khả năng được cho nghỉ hưu vào thời điểm này.
Một trong 2 lớp tàu tuần tra lượng giãn nước 180 tấn - lớp Mihashi.
Ngoài ra, Nhật Bản còn sử dụng một số loại tàu tuần tra cỡ nhỏ, dưới 100 tấn. Trong ảnh là một trong 4 lớp tàu dài 35m - lớp Hayanami được trang bị tới 4 súng phun nước tự động.
Một loại tàu tuần tra nhỏ dài 30m.
Tàu tuần tra dài 23mm của JCG.
Trước Việt Nam, Philippines đã được Nhật Bản quyết định viện trợ cho 10 tàu tuần tra có lượng giãn nước khoảng 180 tấn, dài 40m (có thể là lớp tàu Mihashi). Không loại trừ khả năng, Việt Nam cũng sẽ nhận được những chiếc tàu tương tự. Trong ảnh là một loại tàu tuần tra do Nhật Bản chế tạo, viện trợ cho Cảnh sát biển Philippines (PCG).
Theo Kiến thức
Kiện Trung Quốc: Kịch bản nào cho Việt Nam? Sử dụng công luận và công cụ pháp lý hiệu quả sẽ mở ra khả năng sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết tranh chấp, hoặc chí ít hạn chế các hành động gây hấn, các tuyên bố yêu sách vô lý không tuân thủ Công ước Luật Biển 1982. Có hai loại lợi ích hay quyền lợi...