Kiện Trung Quốc: Kịch bản nào cho Việt Nam?

Theo dõi VGT trên

Sử dụng công luận và công cụ pháp lý hiệu quả sẽ mở ra khả năng sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết tranh chấp, hoặc chí ít hạn chế các hành động gây hấn, các tuyên bố yêu sách vô lý không tuân thủ Công ước Luật Biển 1982.

Có hai loại lợi ích hay quyền lợi quốc gia của Việt Nam tại Biển Đông. Thứ nhất, chủ quyền đất đai trên nhiều đảo và đá tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thứ hai, lợi ích hay quyền đối với những vùng nước và đáy biển dưới mặt nước tại Biển Đông chiếu theo UNCLOS năm 1982, gồm có quyền chủ quyền và quyền tài phán trong Vùng Đặc quyền kinh tế và trong vùng Thềm lục địa.

Khó khăn ở đâu?

Riêng với tranh chấp về chủ quyền trên lãnh thổ ngoài biển, như tranh chấp chủ quyền một hòn đảo, thì không nằm trong phạm vi giải quyết tranh chấp của Công ước luật biển 1982. Chính vì Công ước không quy định giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, nên các bên phải đưa ra Toà án Công lý quốc tế (ICJ). Vì vậy trong tranh chấp về chủ quyền các đảo, quần đảo tại Biển Đông, việc chấp nhận thẩm quyền của ICJ đòi hỏi thiện chí của các bên tranh chấp.

Trong trường hợp tranh chấp về chủ quyền đảo, quần đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông, với khả năng lớn là Trung Quốc không chấp nhận thẩm quyền xét xử của ICJ, Việt Nam có thể xin ý kiến tư vấn của Tòa cho vấn đề này. Theo chương IV, điều 65, Quy chế ICJ, “Toà có thể cho ý kiến tư vấn về bất cứ vấn đề pháp lý nào của bất cứ ai có quyền xin, theo Hiến chương Liên hiệp quốc”. Vì vậy, trong tranh chấp chủ quyền về đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam có thể xin ý kiến tư vấn của toà ICJ thay vì đưa ra tài phán. Việc xin ý kiến cũng tạo ra ảnh hưởng chính trị và pháp lý nhằm đưa tới giải pháp cho hai bên tranh chấp, mặc dù giá trị ý kiến tư vấn không mang tính ràng buộc pháp lý.

Tàu Trung Quốc tại khu vực giàn khoan đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam. Ảnh: Hoàng Sang

Kiện Trung Quốc: Kịch bản nào cho Việt Nam? - Hình 1

Tàu Trung Quốc tại khu vực giàn khoan đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam. Ảnh: Hoàng Sang

Ngoài ra, vấn đề mấu chốt gắn kết tranh chấp chủ quyền và tranh chấp biển ở Biển Đông chính là Điều 121.3 về chế độ pháp lý của đảo. Trong vụ giàn khoan Hải Dương 981, đối với hiện trạng quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ, Trung Quốc cho rằng địa điểm lắp đặt giàn khoan nằm trong vùng nước của quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) đã thể hiện ý đồ của Trung Quốc trong việc tuyên bố các quy chế vùng biển của quần đảo Tây Sa như lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.

Video đang HOT

Điều này liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước (liệu các đảo nằm trong quần đảo Hoàng Sa rất nhỏ hiện nay có xứng đáng gọi là đảo hay là đá (theo quy định, đá không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, trong khi đảo thì có quy chế đầy đủ), hoặc giới hạn vùng đặc quyền kinh tế mà đảo có thể có so với dải đất liền lớn rộng của các nước khác bao bọc biển. Vì liên hệ đến giải thích và áp dụng Công ước, nên việc này cũng có thể đưa ra khởi kiện tại Toà án Luật Biển hoặc ICJ theo khuôn khổ Công ước luật biển, hoặc xin ý kiến tư vấn ICJ về vấn đề này.

Trong vụ kiện của Philippines, Philippines đã né tránh đề cập khởi kiện các vấn đề liên quan đến phán xét chủ quyền, các danh nghĩa lịch sử mà chỉ yêu cầu Tòa Trọng tài việc giải thích và áp dụng UNCLOS 1982, xem xét việc Trung Quốc xâm phạm việc xác lập và thực hiện các quyền chủ quyền, quyền tài phán của Philippines trên các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo Công ước, đồng thời yêu cầu việc xem xét Trung Quốc tuyên bố đường chín đoạn là trái với quy định của Công ước.

Đối với Việt Nam, nếu việc sử dụng quyền khởi kiện theo Thủ tục Trọng tài phụ lục VII như Philippines, Việt Nam tương tự sẽ chỉ giải quyết các vấn đề liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước 1982 liên quan đến việc xác lập và thực hiện các quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Thủ tục Tòa trọng tài đề cập trên sẽ không giải quyết được vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Nhận biết các vấn đề nói trên để tìm giải pháp vận dụng cho Việt Nam. Và sau đây là một số nội dung mà Việt Nam có thể xem xét để yêu cầu các cơ quan tài phán có thể cho ý kiến tư vấn hoặc phán quyết:

1) Đối với quy chế pháp lý các đảo,các bên tranh chấp có thể đề nghị đưa ra Ý kiến tư vấn của ICJ về quy chế pháp lý các đảo trong quần đảo Hoàng Sa, theo đó các đảo này không đủ tiêu chí để có tạo nên vùng nước quần đảo, hoặc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. Đây là cơ sở để khẳng định vị trí mà giàn khoan Hải Dương 981 đang khai thác không nằm trong “vùng nước quần đảo” hay vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo. Việc xin ý kiến tư vấn này có thể do Việt Nam và cùng huy động các bên tranh chấp khác cùng kiến nghị lên Tòa ICJ.

Ngoài ra các bên có thể thưa kiện nội dung này lên Tòa án quốc tế về luật biển ITLOS. Một yêu cầu xuất phát từ Việt Nam, được sự ủng hộ của Philippines/Malaysia/hoặc Brunei/hoặc tất cả các nước có tranh chấp cho ITLOS, yêu cầu Tòa giải thích Điều 121.3 và khả năng áp dụng ở Biển Đông. Liệu lúc đó Trung Quốc sẽ đứng ngoài cuộc hay sẽ phải tham gia quá trình trên cơ sở Điều 31 Quy chế của ITLOS: Trong một vụ tranh chấp, khi một quốc gia thành viên cho rằng một quyền lợi có tính chất pháp lý của mình bị đụng chạm, thì có thể gửi lên cho Toà án một đơn thỉnh cầu để yêu cầu xin tham gia. Nếu Toà án chấp nhận đơn thỉnh cầu, thì quyết định liên quan đến vụ tranh chấp có tính chất bắt buộc đối với quốc gia xin tham gia trong phạm vi mà quyết định này có quan hệ đến các điểm là nội dung của việc tham gia.

2) Đối với vụ giàn khoan Hải Dương 981, Việt Nam có thể thưa kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài (Phụ lục VII Công ước Luật biển 1982) để ra phán quyết về vụ giàn khoan Hải Dương 981 liên quan đến các vấn đề sau:

Tuyên bố việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 cùng tàu hộ tống vào khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo Điều 56 và Điều 77 Công ước Luật biển.

Tuyên bố việc Trung Quốc dùng các tàu ngăn cản các tàu chấp pháp của Việt Nam thực hiện quyền kiểm tra, khám xét giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành vi vi phạm quyền tài phán của Việt Nam theo Điều 56 Công ước Luật biển.

Tuyên bố việc Trung Quốc thiết lập vùng an toàn 3 hải lý và cấm các loại tàu bè đi vào vùng biển có bán kính 3 hải lý xung quanh giàn khoan Hải Dương 981, và va đ.âm các tàu chấp pháp Việt Nam, dùng vòi rồng tấn công… là vi phạm quyền tự do hàng hải, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trong khu vực của Việt Nam, các nước trên thế giới. Những hành động này trái với Điều 60 Công ước Luật biển – theo đó vùng an toàn tối đa cho một thiết bị và công trình trên biển chỉ là 500 m, và điều 58 – quyền dành cho tất cả các quốc gia, tất cả các tàu thuyền, phương tiện bay.

Tuyên bố việc Trung Quốc thiết lập vùng nước quần đảo hoặc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho các đảo ở quần đảo Hoàng Sa không phù hợp với Điều 47, 48, 49 và 121 Công ước Luật biển.

Việc đấu tranh bằng con đường ngoại giao pháp lý là nỗ lực bền bỉ mà các nước nhỏ như Việt Nam cần theo đuổi trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, hay tranh chấp trên các vùng biển. Đứng trước pháp luật, công lý, các quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng đều có vị thế bình đẳng.

Cũng có khả năng, cuộc đấu tranh ngày càng công khai, sử dụng công luận và công cụ pháp lý hiệu quả sẽ mở ra khả năng sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết tranh chấp, hoặc chí ít hạn chế các hành động gây hấn, các tuyên bố yêu sách vô lý không tuân thủ Công ước Luật Biển 1982. Vì vậy, Việt Nam cần vận dụng linh hoạt tất cả các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, đặc biệt tận dụng thế mạnh pháp lý, và công luận để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng tại Biển Đông.

Bạch Thị Nhã Nam

(Giảng viên Khoa Luật, Đại học Kinh Tế – Luật, ĐHQGTPHCM)

Theo_VietNamNet

Kịch bản xấu khi Trung Quốc xây đường băng ở Gạc Ma

"TQ sẽ lăp lại hành động đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa VN, từ Hoàng Sa chuyển sang quần đảo Trường Sa", thạc sĩ luật Hoàng Việt, nhà nghiên cứu Biển Đông cho biết.

Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin nước này đã đang xây dựng đường băng trên đảo Gạc Ma và dự tính xây đảo nhân tạo gần đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm cạnh tranh với Việt Nam và Philippines trong những tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Hành động này diễn ra trong lúc Trung Quốc đang đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Vậy, thực chất Trung Quốc xây dựng đường băng và đảo nhân tạo ở đảo Gạc Ma là có mục đích gì?

Kịch bản xấu khi Trung Quốc xây đường băng ở Gạc Ma - Hình 1

Hình ảnh cụm Sinh Tồn tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ trên không, trong đó bãi Gạc Ma nằm ở điểm cuối phía nam. Ảnh: NASA.

Trao đổi với phóng viên , thạc sĩ luật Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu lâu năm về biển Đông nhận định: "Theo tôi, Trung Quốc làm vậy để củng cố vị thế của họ trên đảo. Cái quan trọng là hành động đó của Trung Quốc dẫn đến phá vỡ duy trì nguyên trạng ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Không chỉ phá vỡ nguyên trạng, việc xây đường băng ở bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa và xây đảo nhân tạo gần đó còn dẫn đến các kịch bản xấu. Kịch bản thứ nhất là tất cả các quốc gia trong tranh chấp sẽ cũng làm tương tự như Trung Quốc. Kịch bản thứ hai là có thể Trung Quốc sẽ lập lại hành động đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam từ gần quần đảo Hoàng Sa chuyển sang khu vực quần đảo Trường Sa. Nếu việc này xảy ra, sự đụng độ trên quần đảo Trường Sa sẽ rất căng thẳng, điều đó dẫn đến đe dọa lớn cho hòa bình an ninh khu vực cũng như của toàn bộ châu Á.

Nếu Trung Quốc xây đường băng, xây một đảo nhân tạo lớn thì có nguy cơ họ sẽ xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma. Nếu Trung Quốc có căn cứ quân sự, cộng với sự tham lam vô độ vốn có của họ, thì chắc chắn việc này sẽ gây ra nhiều vấn đề tiềm ẩn, trong đó có cuộc chạy đua vũ trang, gây căng thẳng leo thang trong khu vực quần đảo Trường Sa".

Theo thạc sĩ luật Hoàng Việt, nếu Trung Quốc thực sự xây dựng một căn cứ quân sự tại đây, thì điều này có nghĩa là Trung Quốc đang thực hiện việc chinh phục chuỗi đảo thứ nhất để vươn ra Thái Bình Dương.

"Tôi nghĩ về lâu về dài họ sẽ làm vì mục tiêu của họ là chiếm được vùng biển Đông, tức kế hoạch nước sâu của họ đưa ra từ năm 1982, thời ông Lưu Hoa Thanh. Theo kế hoạch này, họ phải vươn từ chuỗi đảo thứ nhất rồi sang chuỗi đảo thứ hai và từ chuỗi đảo thứ hai và họ vươn ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đe dọa vị trí của Mỹ", ông Hoàng Việt nói.

Kịch bản xấu khi Trung Quốc xây đường băng ở Gạc Ma - Hình 2

Hình ảnh tàu Trung Quốc hút cát để biến bãi ngầm đá Gạc Ma thành đảo nổi rộng đến 30 hécta.

Theo kế hoạch trên, chuỗi đảo thứ nhất mà Trung Quốc muốn vượt qua kéo dài từ Hàn Quốc đến Philippines tức là bao gồm khu vực biển Đông. Chuỗi đảo thứ hai kéo dài từ đảo Honshu của Nhật, đi qua quần đảo Ogasawara, quần đảo Mariana, và quần đảo Palau. Trong hệ thống "mắt xích Thái Bình Dương" do chuỗi đảo hợp thành, Nhật Bản và Hàn Quốc là trung tâm của mắt xích. Đây cũng là những đồng minh quan trọng của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Đô đốc Lưu Hoa Thanh của Trung Quốc từ năm 1982 đã đề xuất Trung Quốc cần kiểm soát chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai vào năm 2010 và 2020. Hải quân của Trung Quốc cần sẵn sàng đón nhận những thách thức của quân đội Mỹ tại Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ dương vào năm 2040 và biển Hoa Đông sẽ trở thành sân sau của hải quân quân đội nhân dân Trung Quốc trong thời gian không xa.

Trước đó, trong cuộc họp báo về tình hình Biển Đông do Hội Luật gia tổ chức tại Hà Nội, trao đổi bên lề cuộc họp báo, khi được hỏi về thông tin Trung Quốc xây dựng đường băng ở đảo Gạc Ma, luật sư Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho hay, việc này rất nguy hiểm vì căn cứ ở Gạc Ma rất quan trọng. Nếu Trung Quốc đã đang xây dựng đường băng trên bãi Gạc Ma thì việc này nằm trong một chiến lược lâu dài thực hiện giấc mộng Trung Hoa của họ, trở thành một cường quốc biển trong tương lai. Đây là đường đi ra của Trung Quốc từ căn cứ Hải Nam xuống Hoàng Sa, rồi xuống sâu dưới Trường Sa. Trung Quốc đã tính một lối ra để thực hiện giấc mộng Trung Hoa - cường quốc biển, cường quốc đại dương.

Theo Kiến thức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đăng sai sự thật về sự việc ông Lê Anh Tú- Thích Minh Tuệ, chủ kênh YouTube "15s Bình Dương" bị mời làm việc
19:43:53 03/06/2024
Bộ Công an triển khai phần mềm quản lý tăng ni, phật tử
19:33:24 03/06/2024
Quán cà phê "hẹn hò" dùng gương một chiều bất thường ở TP Hồ Chí Minh
06:35:44 03/06/2024
Ai chịu trách nhiệm vụ gạch rơi vào đầu cháu bé ở chung cư FLC Garden City?
20:41:21 04/06/2024
Vụ bé 5 t.uổi t.ử v.ong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con
11:05:52 04/06/2024
Bài học với những nhóm phụ nữ tập thể dục gây ảnh hưởng ở nơi công cộng
07:49:07 03/06/2024
Đang đứng chơi, chủ khách sạn bị tấm thạch cao rơi vào đầu t.ử v.ong
17:32:55 03/06/2024
Xe máy tông mạnh đuôi ô tô dừng đèn đỏ, nam thanh niên t.ử v.ong
07:25:22 03/06/2024

Tin đang nóng

Bạn Đức Tiến hé lộ số t.iền phúng điếu, có phong bì 300 triệu, mẹ ruột được an ủi
18:03:37 04/06/2024
Angela Phương Trinh có hành động thách thức, không hối lỗi dù bị CĐM "tế sống"
21:41:38 04/06/2024
Tài tử Lý Hùng giảm cân, xuất hiện với hình ảnh 'lạ' khiến bao người xuýt xoa
19:51:21 04/06/2024
Bright Vachirawit hát dở khó chấp nhận, xin lỗi khán giả nhưng vẫn muốn hát tiếp
17:27:26 04/06/2024
Trần Trinh Trạch - Người cha siêu giàu của Công tử Bạc Liêu: Từ nghèo khó đi lên
20:31:38 04/06/2024
Cuộc sống của Chương Tử Di hậu ly hôn Uông Phong
21:56:34 04/06/2024
Phương Oanh lấy lại dáng sau 3 tuần sinh con, khoe cận cảnh cặp sinh đôi cực yêu
19:41:32 04/06/2024
Phim 'Trạm cứu hộ trái tim' tập 38: Ngân Hà tiết lộ với Nghĩa về đứa con?
21:20:00 04/06/2024

Tin mới nhất

Đưa ngư dân bị đứt l.ìa c.ánh t.ay về đất liền điều trị

21:54:41 04/06/2024
Tuy nhiên, do người bệnh có biểu hiện đa chấn thương nặng, nguy cơ suy hô hấp, huyết động không ổn định, các bác sĩ đã ra chỉ định vận chuyển về đất liền điều trị bằng đường không.

B.é g.ái 11 t.uổi bị chó nhà hàng xóm cắn rách 20cm trên đầu

21:51:23 04/06/2024
Cháu bé nhập viện với vết thương lớn vùng sau đầu, gáy kích thước hơn 20cm chảy nhiều m.áu và tổn thương vùng sau đầu, tai, lưng, vai với nhiều vết thương nghiêm trọng.

B.é g.ái t.ử v.ong bất thường sau khi tiêm vaccine '5 trong 1'

21:44:17 04/06/2024
B.é g.ái hơn 2 tháng t.uổi sau khi tiêm vaccine tại Trạm y tế xã Thành Yên, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), có biểu hiện sốt, co giật và t.ử v.ong sau đó.

Truy tìm xe làm rơi hàng chục khối bê tông xuống Quốc lộ 1B

11:45:29 04/06/2024
Khoảng 6h30 ngày 4/6, Tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 5 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên QL 1B (phường Thạch Bàn, quận Long Biên) đã phát hiện hàng chục khối bê tông nằm giữa đường.

Gió to quật đổ cây bồ đề di sản 300 năm t.uổi ở Hải Dương

10:55:11 04/06/2024
Chiều 3/6, tại xã Kim Tân (Hải Dương) xảy ra mưa to kèm gió lớn, khiến cây bồ đề tại miếu Thần hoàng thuộc xóm 5, thôn Hải Ninh bị bật gốc.

Để 4 trẻ nhỏ thò đầu qua cửa sổ trời ô tô đang chạy, sự đùa giỡn với tính mạng

16:49:57 03/06/2024
Ngày 1/6, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh ô tô mang biển kiểm soát ở TP Hải Phòng, lưu thông trên đường tại huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình). Lúc này, tài xế mở cửa sổ trời và cho 4 t.rẻ e.m leo lên, thò đầu ra bên ngoài.

Chìm ca nô, 2 nhân viên hàng hải gặp nạn

16:53:50 02/06/2024
Ngày 2.6, theo thông tin từ Cảng vụ hàng hải Hải Phòng, 2 nhân viên Xí nghiệp Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Bắc bộ trong khi làm nhiệm vụ, gặp nạn tại cửa biển Hải Phòng, trong đó 1 người được cứu sống, 1 người hiện đang mất tích.

Xe giường nằm tông trực diện xe máy, hai thanh niên t.ử v.ong tại chỗ

16:19:33 02/06/2024
Vụ tai nạn giao thông giữa ô tô giường nằm và xe máy trên Quốc lộ N2 ở Long An khiến 2 thanh niên t.ử v.ong tại chỗ.

1 chọi hơn 20 giành suất học lớp 6 ở Hà Nội, 'biển người' chen kín trường thi

16:16:40 02/06/2024
Sáng 2/6, 5.555 học sinh đã đổ về trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (thuộc trường ĐH Sư phạm Hà Nội) để tham dự đ.ánh giá năng lực giành suất vào lớp 6.

Đã tìm thấy n.ữ s.inh 11 t.uổi mất liên lạc ở Hóc Môn

15:17:15 02/06/2024
Theo bà T, Công an huyện Hóc Môn đã tìm thấy em L ở nhà người chồng cũ. Công an cũng mời mẹ con tôi và người chồng cũ đến làm việc vào ngày 3-6 - bà T nói và cho biết muốn đưa con gái về để chăm sóc, nuôi dưỡng.

Một cô gái bị sốc nhiệt khi đi theo ông Thích Minh Tuệ, bác sĩ cảnh báo "nóng"

14:48:37 02/06/2024
Theo thông tin PV Báo CAND có được, vừa bám theo đoàn người có ông Thích Minh Tuệ được khoảng 30 phút, một cô gái (trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế) có dấu hiệu mệt nên không đứng vững...

Thêm trường hợp bị sốc nhiệt trong lúc bộ hành cùng ông Thích Minh Tuệ

14:05:56 02/06/2024
Theo ghi nhận của PV Báo CAND, đã có 2 phụ nữ đi theo đoàn người bám theo ông Thích Minh Tuệ bị sốc nhiệt, mệt lả và nằm xuống đường.

Có thể bạn quan tâm

Liệu Real Madrid và Lunin có r.ạn n.ứt?

Sao thể thao

00:04:41 05/06/2024
Andriy Lunin tỏ thái độ lạnh lùng sau khi Los Blancos giành chức vô địch Champions League rạng sáng 2/6 (giờ Hà Nội), điều này đặt ra nghi vấn về mối quan hệ giữa đôi bên.

Tử vi tuần mới 3/6-9/6: Dậu sự nghiệp rực rỡ nhờ quý nhân, Tỵ chớ hấp tấp

Trắc nghiệm

23:49:24 04/06/2024
Tử vi tuần mới 3/6-9/6 của 12 con giáp nói rằng vận trình của người t.uổi Dậu tuần này nhìn chung diễn ra suôn sẻ, có thể đượcquý nhân giúp đỡ, hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển.

Chuyện lạ: Một đội tuyển LMHT bị truất quyền thi đấu, khai trừ khỏi giải vì... "nhá" biểu cảm

Mọt game

23:43:28 04/06/2024
Kể từ khi ra mắt tới nay, biểu cảm đã trở thành tính năng được rất nhiều game thủ LMHT sử dụng. Thậm chí, ngay ở những giải đấu lớn bậc nhất LMHT như MSI hay CKTG thì các tuyển thủ cũng sử dụng biểu cảm rất nhiều.

Đáp xuống hành tinh này, tàu vũ trụ dễ bị tấn công

Lạ vui

23:42:25 04/06/2024
Theo Live Science, các nhà khoa học đã khám phá hơn 33.000 vật thể có thể áp sát địa cầu và có xác suất gây nguy hiểm vào thời điểm nào đó trong tương lai - điều thúc đẩy các cơ quan vũ trụ tăng tốc trong các sứ mệnh phòng thủ hành tinh...

Song Joong Ki mua căn hộ hạng sang ở Hawaii, khối tài sản 'khủng' đáng ghen tị

Sao châu á

23:30:37 04/06/2024
Căn hộ mới của Song Joong Ki nằm tại khu nhà giàu mới nổi tại Hawaii với giá thị trường được dự đoán sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.

'Những người bạn tưởng tượng': Điều kỳ diệu mà ta đã bỏ lỡ trên bước đường trưởng thành

Phim âu mỹ

23:15:42 04/06/2024
Từ cha đẻ của loạt A quiet place, John Krasinski đem đến cho khán giả bộ phim ngọt ngào cho cả gia đình mang tên Những người bạn tưởng tượng.

Lê Dương Bảo Lâm đi diễn 12 giờ đêm mới về, vợ thức chờ nhưng xưng "mày - tao" còn cảnh báo một câu

Sao việt

23:04:29 04/06/2024
Vợ chồng Lê Dương Bảo Lâm tuy hay đùa giỡn, cà khịa nhau nhưng lại rất tình cảm và bền lâu. Điều này khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Jennifer Lopez gặp "hạn" và sự hả hê độc hại nhắm vào phái nữ

Sao âu mỹ

23:00:25 04/06/2024
Việc Jennifer Lopez hủy tour lưu diễn mùa hè This Is Me... Live không ngừng được phân tích. Trong số đó có nhiều phản ứng tiêu cực đối với nữ ca sĩ.

Ăn gia vị này, giảm mỡ m.áu và đường huyết

Sức khỏe

22:57:01 04/06/2024
Còn đường huyết cao bất thường có thể tạo nên tình trạng gọi là t.iền tiểu đường, rất dễ tiến triển thành tiểu được type 2, một bệnh mạn tín gây t.ử v.ong sớm và rất nhiều biến chứng.

Lên Thất Sơn chiêm ngưỡng đồi Tà Pạ

Du lịch

22:46:50 04/06/2024
Núi Tà Pạ (thường gọi là Đồi Tà Pạ) thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang; là một trong bảy ngọn núi tạo nên địa danh Thất Sơn huyền bí.

K.iếm t.iền rõ đỉnh nhưng Khánh Vy chỉ chuộng sắm váy áo bình dân: Đa phần là local brand Việt

Phong cách sao

22:44:42 04/06/2024
Phú bà Khánh Vy k.iếm t.iền để tậu xe, mua đất, mua nhà... Còn với tủ đồ hằng ngày của nàng lại chỉ chuộng những item đến từ thương hiệu bình dân.