Trung Quốc khuyến khích quan chức tăng cường quan hệ với doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi quan chức chính phủ gắn kết chặt chẽ với khu vực kinh tế tư nhân, mối quan hệ được xem là nuôi dưỡng tham nhũng trong khi vẫn đẩy mạnh chiến dịch dẹp quan tham.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi hình thành “mối quan hệ mới” giữa quan chức chính phủ và doanh nghiệp – Ảnh: Reuters
Trong cuộc họp liên hội hôm 4.3 của Hiệp hội xây dựng quốc gia dân chủ Trung Quốc và Liên đoàn công nghiệp thương mại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi quan chức chính phủ và khu vực kinh tế tư nhân tăng cường hợp tác, liên hệ với nhau và hình thành một “mối quan hệ mới” được mô tả là “nồng ấm” và “sạch sẽ”.
“Lãnh đạo chính quyền phải thường xuyên liên lạc với doanh nghiệp tư nhân và chủ động giúp đỡ họ giải quyết khó khăn. Nhưng quan chức không được lạm dụng quyền lực, nhận hối lộ”, ông Tập được Tân Hoa xã trích phát biểu.
Với cùng quan điểm này, ông Tập cũng khuyến khích doanh nhân hợp tác với các sở ngành và cùng với lãnh đạo chính quyền phát triển kinh tế địa phương. Ông kêu gọi khu vực kinh tế tư nhân “làm ăn đúng luật”.
Video đang HOT
Trung Quốc đang đẩy mạnh chống tham nhũng do mối quan hệ quá gần gũi giữa cán bộ nhà nước và doanh nghiệp. Báo South China Morning Post nhận định đây là phát biểu hiếm thấy của Chủ tịch Trung Quốc về đề tài nhạy cảm này trong khi ông đang đẩy mạnh chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi”.
Tuy nhiên, tờ báo cũng cho rằng phát biểu của ông Tập không có nhiều định hướng rõ ràng về nền chính trị trong sạch để nói với giới doanh nghiệp thay vì với cán bộ chính quyền.
Phát biểu của ông Tập hàm ý nhắc đến chỉ thị mới của Viện công tố đưa ra hôm 2.3, kêu gọi trừng phạt cán bộ “vi phạm các quyền hợp pháp của khu vực ngoài quốc doanh”, theo Tân Hoa Xã. Chỉ thị này nhằm mục đích xây dựng “mô hình mới” trong quan hệ giữa cộng đồng kinh tế và chính trị.
Trước đó, trong một bài phát biểu, ông Tập kêu gọi chính quyền các cấp tạo điều kiện thuận lợi và thi hành chính sách có lợi cho khu vực kinh tế tư nhân và cho họ có cảm giác được “bình đẳng”. Khối kinh tế tư nhân luôn phàn nàn chính sách chỉ ưu đãi doanh nghiệp nhà nước, gây khó khăn cho họ.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Mỹ lo ngại về đề nghị M&A từ doanh nghiệp Trung Quốc
Mỹ đang xem xét ngày càng nhiều đề nghị mua bán, sáp nhập từ các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và Trung Quốc nói riêng, theo số liệu Bộ Tài chính Mỹ công bố.
Ảnh: Reuters
Bloomberg cho hay những con số đưa ra trong một báo cáo trước Quốc hội mới đây cung cấp góc nhìn về quá trình rà soát bí mật các tác động lên an ninh quốc gia của Mỹ đối với những lời đề nghị mua bán, sáp nhập (M&A) doanh nghiệp nước này.
Báo cáo cho thấy năm 2014, quan chức Mỹ quan tâm về các rủi ro an ninh trong nhiều thương vụ nhất từ năm 2008 đến nay. Có 24 lời đề nghị đến từ Trung Quốc trong tổng số 147 lời đề nghị M&A doanh nghiệp Mỹ của nước ngoài bị chính quyền Mỹ xem xét kỹ lưỡng. Tổng số thương vụ đến từ Đại lục lên đến mức kỷ lục mới, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp nước này đứng trên các nước khác trong việc ngỏ ý mua lại doanh nghiệp Mỹ.
Chuyện Mỹ tập trung vào yếu tố an ninh của các thương vụ đến từ Trung Quốc trở nên rõ ràng hơn từ năm 2014. Giới đầu tư Đại lục đã và đang hăng hái mua lại doanh nghiệp Mỹ trong năm nay, với tốc độ đầu tư xuyên biên giới có thể lên đến mức kỷ lục đã lập ra hồi năm ngoái.
Trung Quốc là nước có nhiều lời đề nghị M&A được Mỹ xem xét về mặt an ninh nhất, theo sau là Anh, Canada, Nhật Bản và Pháp - Ảnh: Bloomberg
Đặc biệt, Bắc Kinh tăng đầu tư vào các doanh nghiệp bán dẫn của Mỹ như là cách để nước này xây dựng hoạt động sản xuất chip nội địa và bớt phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Trong thời đoạn ngày càng có nhiều lo ngại gia tăng về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ và tấn công mạng, các đề xuất M&A mới nhất dấy lên lo ngại từ các nhà lập pháp Mỹ về nguy cơ an ninh quốc gia.
Sau Trung Quốc, các nước mua nhiều doanh nghiệp Mỹ trong năm 2014 là Anh, Canada và Nhật Bản. Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) ghi nhận 97 thương vụ đáng lưu ý về mặt an ninh trong năm 2013, song lại có đến 147 thương vụ đáng lưu ý về mặt an ninh vào năm 2014. Các lời đề nghị M&A trên chủ yếu đầu tư vào ngành sản xuất.
Hiện tại, một số thương vụ M&A có liên quan đến bên mua Trung Quốc đang được xem xét là: công ty China National Chemical ngỏ ý mua lại doanh nghiệp sản xuất hóa chất nông nghiệp và hạt giống Syngenta, Western Digital Corp đề nghị bán 15% cổ phần cho công ty Trung Quốc Tsinghua Unisplendour, Tập đoàn Trùng Khánh Casin Enterprise Group muốn mua Sàn Giao dịch chứng khoán Chicago.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Nợ xấu tại Trung Quốc ngày càng phình to Khi khu vực sản xuất của Trung Quốc chững lại, nước này đang phụ thuộc vào một động cơ tăng trưởng nguy hiểm hơn: Nợ. Ảnh: Shutterstock Chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích các ngân hàng cho vay và người dân cùng doanh nghiệp chi tiêu. Theo CNN, đây cũng là điều mà Mỹ đã làm trong nhiều năm: thúc đẩy người...