Trung Quốc hy vọng giải quyết được tranh chấp với chính quyền Trump
Quan chức cấp cao Trung Quốc nói Bắc Kinh hy vọng xử lý, kiểm soát tranh chấp và các vấn đề nhạy cảm với chính quyền mới ở Washington.
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì. Ảnh: Reuters
“Trung Quốc hy vọng chính quyền mới ở Mỹ đẩy mạnh quan hệ và trao đổi, duy trì các nền tảng chính trị trong quan hệ song phương, mở rộng hợp tác song phương, khu vực và toàn cầu trong các lĩnh vực, xử lý, kiểm soát tranh chấp và các vấn đề nhạy cảm”, Reuters dẫn lời Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì nói với Michael Flynn, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump trong cuộc điện đàm hôm 3/2.
Ông Dương, quan chức cao cấp hơn bộ trưởng ngoại giao, nói với Flynn rằng hai nước có lợi ích chung rộng rãi và nền tảng to lớn về hợp tác, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về cuộc điện đàm.
Nội dung của cuộc trao đổi về các vấn đề trong khu vực như Biển Đông hoặc Đài Loan không được Trung Quốc tiết lộ. Trump từng khiến Bắc Kinh tức giận khi điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn cuối năm ngoái. Trung Quốc coi Đài Loan là tỉnh ly khai và là lãnh thổ cố hữu của nước này, không có quyền quan hệ ngoại giao chính thức với nước khác.
Video đang HOT
Dương và Flynn từng gặp nhau hồi đầu tháng 12/2016 ở New York, lần đầu tiên Trung Quốc công khai nhắc đến cuộc đối thoại mặt đối mặt giữa một quan chức nước này với người trong chiến dịch tranh cử của Trump.
Dương Khiết Trì là cựu đại sứ Trung Quốc tại Washington, ông được mô tả là người có thể nói tiếng Anh trôi chảy và hiểu biết sâu về chính trị Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chưa từng hội đàm với Trump trên cương vị tổng thống Mỹ, dù hai người đã có cuộc trao đổi ngay sau khi Trump thắng cử.
Được hỏi về việc khi nào diễn ra điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hôm qua chỉ nói rằng Bắc Kinh và Washington sẽ tiếp tục “liên hệ chặt chẽ”.
Văn Việt
Theo VNE
Trump có thể coi châu Á là nơi gây thách thức nghiêm trọng nhất
Việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis chọn châu Á là điểm đến thăm đầu tiên sau khi nhậm chức được đánh giá là thể hiện mối quan tâm lớn của Tổng thống Donald Trump với khu vực này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, trái, và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis. Ảnh: Washington Post
"Thông điệp rõ ràng của Mỹ là những thách thức an ninh nghiêm trọng nhất mà Washington đang phải đối diện hiện ở châu Á", Tiến sĩ Kent Calder, Giám đốc chương trình châu Á tại Trường nghiên cứu quốc tế cao cấp thuộc Đại học Johns Hopkins, trả lời câu hỏi của VnExpress về ý nghĩa chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc của Bộ trưởng Mattis.
Ông Calder cho hay những thách thức đó là Trung Quốc ngày càng thể hiện cách hành xử gây hấn ở Biển Đông, Triều Tiên đang nhanh chóng thúc đẩy việc thử các vũ khí hạt nhân và phát triển các hệ thống tên lửa tầm xa. Sự bất ổn ở bán đảo Triều Tiên không chỉ đe dọa Hàn Quốc, mà còn tăng nguy cơ với Nhật Bản và cả Mỹ.
Bộ trưởng Mattis hôm 1/2 bắt đầu chuyến thăm khi đến Seoul, Hàn Quốc, và Tokyo, Nhật Bản. Đây là chuyến công du đầu tiên của ông Mattis kể từ khi trở thành ông chủ Lầu Năm Góc và cũng là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của một bộ trưởng trong nội các của Tổng thống Trump.
Đánh giá về định hướng chính sách của chính quyền Mỹ mới, ông Robert Dujarric, Giám đốc Viện nghiên cứu các vấn đề châu Á, Đại học Temple, Nhật Bản, cho hay chuyến công du của ông Mattis không hẳn mang thông điệp của ông Trump. Khi đến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc, Bộ trưởng Mattis có thể trấn an các đồng minh ở Đông Bắc Á rằng "các chính sách an ninh chính của Mỹ ở đây vẫn được giữ nguyên".
"Không ai biết Tổng thống Trump thực sự nghĩ gì. Một số người cho rằng ông sẽ tập trung vào kiềm chế Trung Quốc. Nhưng một số điều ông thực hiện đang khiến các đồng minh và đối tác ở châu Á trở nên bớt an toàn hơn", ông Dujarric nói.
Chuyên gia của Đại học Temple nhắc tới việc ông Trump đã ký sắc lệnh cho phép Mỹ rút khỏi Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP), khiến những người theo đạo Hồi (trong đó có người theo đạo ở Indonesia, Malaysia) nghĩ rằng nước Mỹ ghét bỏ họ bằng lệnh hạn chế nhập cảnh. Tổng thống Trump cũng từng đề cập đến việc yêu cầu Nhật Bản phải chi trả nhiều hơn để nhận sự hỗ trợ của Mỹ trong mối quan hệ đồng minh.
Dự báo nội dung thảo luận giữa Bộ trưởng Mattis và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tiến sĩ Calder tin rằng hai nhà lãnh đạo sẽ nhấn mạnh đến tình hình ở Biển Đông và Hoa Đông. Với cả Mỹ và Nhật Bản, Biển Đông có vai trò quan trọng chiến lược khi một lượng lớn hàng hóa của hai nước đi qua khu vực này.
Nói cụ thể hơn về trao đổi giữa ông Mattis và ông Abe, chuyên gia Robert Dujarric cho rằng sẽ không có đột phá.
"Cho dù Nhật Bản có quan điểm thù địch với Trung Quốc, họ cũng không muốn Mỹ làm cho căng thẳng ở khu vực gia tăng", ông nói.
Việt Anh
Theo VNE
Nhóm nghị sĩ Dân chủ muốn điều tra cố vấn an ninh của Trump Một nhóm hạ nghị sĩ đảng Dân chủ đề nghị Bộ Quốc phòng Mỹ điều tra khoản tiền Michael Flynn, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump, nhận khi tham dự một sự kiện ở Nga. Ông Michael Flynn. Ảnh: Reuters. Nhóm hạ nghị sĩ đảng Dân chủ ngày 31/1 gửi thư đến Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết...