Trung Quốc hoàn tất thử tải cây cầu giúp cải thiện kết nối với Đông Nam Á
Trung Quốc vừa hoàn tất quá trình đánh giá khả năng chịu tải kéo dài 8 ngày trên cầu Luzhijiang, tại tỉnh Vân Nam.
Quá trình thử tải diễn ra từ ngày 11/7, với sự tham gia của nhiều xe tải lớn với tải trọng lên tới 1.411 tấn.
Luzhijiang là cây cầu treo một trụ dài nhất thế giới được kỳ vọng đẩy mạnh kết nối giao thông giữa Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á.
Điểm đặc biệt của cầu là chỉ có một trụ đỡ và một nhịp cầu duy nhất dài 780m, bắc qua các vách đá có độ cao 300m so với thung lũng bên dưới, trở thành cầu treo một trụ dài nhất thế giới.
Khi đi vào hoạt động, cầu Luzhijiang sẽ giúp rút ngắn thời gian đi lại giữa các thành phố Ngọc Khê và Sở Hùng ở tỉnh Vân Nam từ 1,5 giờ như hiện tại xuống chỉ còn 2 phút. Khu vực xung quanh hai thành phố này có các thị trấn rất kém phát triển nằm gần khu vực biên giới giáp với các nước Đông Nam Á. Thành phố Ngọc Khê nổi tiếng với nghề sản xuất thuốc lá, còn thành phố Sở Hùng là nơi phát hiện lượng hóa thạch khủng long đồ sộ nhất thế giới.
Video đang HOT
Cầu treo một trụ Luzhijiang tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh – Weibo
Vì cây cầu là một phần trong tuyến đường giao thông dài gần 200km đi qua tỉnh Vân Nam nên có thể giúp kết nối với các quốc gia Đông Nam Á như Myanmar, Việt Nam và Lào. Tuyến đường là dự án cơ sở hạ tầng nằm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường do Trung Quốc khởi xướng để phát triển đường giao thông, cơ sở hạ tầng và hội nhập kinh tế với hơn 140 quốc gia khác.
Theo thông tin từ Science and Technology Daily, tờ báo thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, cây cầu sẽ giúp phát triển cơ sở hạ tầng tại các thị trấn ở hai bên đầu cầu, thúc đẩy giao thông và trao đổi kinh tế ở các khu vực xung quanh, thúc đẩy môi trường đầu tư cũng như nâng cao chất lượng sống của người dân tại đây.
Quá trình xây dựng cầu bắt đầu từ năm 2019 và dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch và các đợt phong tỏa thường xuyên nhưng với sự hỗ trợ của robot, các kỹ sư vẫn hoàn thành công tác xây dựng cầu đúng thời hạn là 3 năm.
Đặc biệt, các kỹ sư phải khoan đường hầm sâu 100m vào trong vách đá để gắn chắc các cáp bằng thép vào sâu trong lòng núi. Quá trình khoan các đường hầm bên trong vách đá là công việc khó khăn đòi hỏi nhiều sức người và thời gian. Nhưng công đoạn này đã được rút ngắn 4 tháng nhờ sự trợ giúp của máy móc thông minh, các loại máy này có thể hoàn thành gần như toàn bộ quá trình mà không cần sự can thiệp của con người.
Kỷ lục cầu treo một trụ dài nhất trước đó thuộc về một công trình tại Trung Quốc là cầu Jinshajiang Hutiaoxia thuộc tuyến đường Bắc Kinh – Tây Tạng với nhịp cầu dài 766m.
Thái Lan triển khai "du lịch bong bóng" cùng Trung Quốc và Malaysia
Thái Lan có kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán về du lịch bong bóng với Trung Quốc và Malaysia trong tháng này.
Đây là động thái sau khi nối lại chương trình thị thực miễn kiểm dịch để thúc đẩy lượng khách du lịch, được coi là chìa khóa để duy trì sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 tại nước này.
Thanakorn Wangboonkongchana, một phát ngôn viên của chính phủ, cho biết chính phủ của Thủ tướng Prayuth Chan-Ocha sẽ sớm thảo luận với Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc chi tiết về một thỏa thuận du lịch song phương có thể có. Ông cho biết, các quan chức Thái Lan cũng đang chuẩn bị hội đàm với nước láng giềng Malaysia vào cuối tháng này để đạt được thỏa thuận tương tự.
Thái Lan nỗ lực thúc đẩy hoạt động ngành du lịch sau đại dịch.
Thái Lan đang theo đuổi các thỏa thuận song phương nhằm khơi dậy một sự phục hồi trong ngành du lịch đang bị đại dịch của mình. Trước đó, những chủ trương như miễn kiểm dịch cho du khách đã tiêm phòng và thử nghiệm hộp cát du lịch trong những tháng gần đây không thu hút được du khách. Sự trở lại của du khách Trung Quốc và Malaysia, những nhóm du khách lớn nhất đến quốc gia Đông Nam Á trước đại dịch, được ngành công nghiệp coi là chìa khóa cho sự phục hồi bền vững.
"Chúng tôi nghĩ rằng bong bóng du lịch sẽ tích cực hơn cho ngành du lịch của Thái Lan so với kế hoạch không kiểm dịch Test & Go đang được triển khai hiện nay. Bởi những giải pháp hiện tại không đủ để thu hút khách du lịch, du khách vẫn bị kiểm dịch khi quay về nước", Tim Leelahaphan, một nhà kinh tế làm việc tại Standard Chartered Plc, Bangkok, cho biết.
Theo số liệu chính thức, du khách Trung Quốc và Malaysia chiếm hơn 1/3 trong tổng số 40 triệu lượt khách đến Thái Lan vào năm 2019, đóng góp hơn 20 tỷ USD doanh thu du lịch. Du khách Trung Quốc đã không tới Thái Lan kể từ khi bùng phát Covid-19 với việc Bắc Kinh áp đặt các biện pháp hạn chế du lịch nước ngoài.
Theo ông Thanakorn, theo bong bóng du lịch, khách du lịch sẽ không bị kiểm dịch và có thể được cấp thị thực và chỗ ở đặc biệt. Các quốc gia cũng sẽ đồng ý về một hạn ngạch cho khách du lịch và xác định các khu vực cụ thể cho các hoạt động di chuyển của họ để ngăn chặn sự bùng phát của Covid mới.
"Thủ tướng tin rằng Thái Lan vẫn là một điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách nước ngoài ngay cả trong thời kỳ đại dịch. Chính phủ đã hỗ trợ khôi phục hoạt động du lịch theo một bình thường mới nhằm tìm kiếm sự cân bằng giữa sự an toàn của du khách và người dân, điều có thể trở thành mô hình du lịch bền vững trong tương lai", ông Thanakorn nói.
Đàn ông nước nào 'khoái' mặc váy, ăn trầu ở khắp nơi? Đông Nam Á luôn là điểm dừng chân lý tưởng của nhiều du khách quốc tế. Không chỉ bởi cảnh quan đa dạng, nền văn hóa đặc sắc, ẩm thực phong phú mà còn bởi chính sự thân thiện, hiếu khách của người dân. Châu Giang là con sông lớn thứ ba tại Trung Quốc với chiều dài 2.200 km, sau Trường Giang...