Trung Quốc: Hệ lụy từ phát triển nóng mầm non
Những vụ bạo hành trẻ mầm non như dùng kim châm hay cho trẻ uống thuốc “gây buồn ngủ” tại Trung Quốc mới đây khiến dư luận phẫn nộ – được coi là hệ luỵ của quá trình phát triển quá nóng GD mầm non.
ảnh minh họa
Từ năm 2010 đến nay, đã có hơn 60 vụ lạm dụng trẻ mầm non và nguyên nhân chính được cho là đội ngũ giáo viên thiếu và yếu.
Thiếu trầm trọng giáo viên có bằng cấp
Trong nhiều thế kỷ là một xã hội nông nghiệp chủ đạo, Trung Quốc có rất ít nhu cầu giáo dục trẻ em sớm khi mà những gia đình nhiều thế hệ sống gần nhau có thể trông nom lũ trẻ. Tại khu vực đô thị, trường mầm non – nơi nhận trong gữ trẻ từ 3 – 6 tuổi – chỉ phổ biến vào thế kỉ 20, phần lớn dành cho gia đình khá giả.
Hiện trạng trên chỉ thay đổi đáng kể vào những năm 1980, khi nền kinh tế Trung Quốc hiện đại hoá và hàng triệu lao động nhập cư ra thành phố làm việc. Những gia đình “tam đại đồng đường” không con có thể chăm sóc bọn trẻ khi bố mẹ chúng làm việc. Trong khi đó, hệ thống tiểu học và THCS cạnh tranh cao buộc phụ huynh phải cho con đến trường càng sớm càng tốt.
Nhu cầu cho giáo dục sớm tiếp tục tăng tốc: Trong giai đoạn 2010 – 2013, Trung Quốc xây dựng 48.200 trường mẫu giáo, tăng 32%.
Mặc dù chính phủ Trung Quốc có nhiều hỗ trợ bằng cả tài chính và chính sách – thì nhu cầu đã vượt xa những nỗ lực của Chính phủ. Năm 2013, Bộ Giáo dục đặt ra tỉ lệ chuẩn giáo viên chính thức/ học sinh các trường mầm non là 1/5. Nhưng hiện tại, tỉ lệ này là khoảng 1/18 khi 44 triệu trẻ mầm non “áp đảo” 2,5 triệu giáo viên.
Khoảng cách này vẫn tiếp tục tăng: Trung Quốc dự kiến thiếu 3 triệu giáo viên mầm non vào năm 2021. Bởi quá thiếu giáo viên có bằng cấp, các trường mầm non tuyển dụng kiểu “vơ bèo vạt tép”, tuyển bất cứ ai có nhu cầu làm giáo viên mầm non. Năm 2016, 22,4% giáo viên mầm non Trung Quốc chỉ có bằng THPT trở xuống.
Video đang HOT
Bài toán khó
Theo các chuyên gia phân tích, có 3 yếu tố dẫn tới thiếu hụt giáo viên.
Thứ nhất là mức lương thấp, đặc biệt là so với mức lương ở bậc tiểu học – nơi giáo viên có thể gấp đôi so với giáo viên mầm non.
Thứ hai là kỳ vọng thu nhập không tương xứng với thời gian và tiền bạc đầu tư cho theo đuổi nghề giáo viên mầm non.
Thứ ba là vị trí xã hội của nghề trông trẻ tại Trung Quốc không được coi trọng; những người làm nghề này thường bị coi là không thể làm công việc nào tốt hơn.
Chính phủ Trung Quốc đã không có giải pháp thích đáng cho những bất cập ở bậc mầm non.
Mặc dù đầu tư chính phủ tăng lên từ những năm 1980, khoảng 2/3 tổng số tiền đổ vào các trường mầm non đến từ khu vực tư nhân, đa số tập trung vào nhóm trẻ thuộc gia đình có địa vị kinh tế xã hội thấp.
Các trường mầm non công lập, thường có tiêu chuẩn tuyển sinh cao hơn, học phí cao hơn, giáo viên bằng cấp hơn và kết quả GD tốt hơn – chủ yếu đáp ứng cho trẻ thuộc gia đình có điều kiện hơn.
Vì thế không ngạc nhiên khi 2 vụ bê bối lạm dụng trẻ gây xôn xao gần đây xảy ra ở các trường mầm non tư nhân thuộc hệ thống kinh doanh GD mầm non RYB Education Inc. và Ctrip.com International Ltd.
Các chuyên gia đã đề xuất giải pháp giải quyết tận gốc bài toán trên. Theo đó chính phủ cần tăng thu nhập cho giáo viên ở các trường mầm non. Điều này có thể thực hiện qua hệ thống trợ cấp; thiết lập mức lương tối thiểu và quy định hạn chế số tiền các phòng, sở giáo dục chi cho xây dựng, công nghệ và hạ tầng khác – để bảo đảm khoản chi tương xứng cho lương giáo viên.
Theo các chuyên gia, về lâu dài, Bộ Giáo dục Trung Quốc cần tìm cách kết nối hệ thống trường công với trường tư để nâng chuẩn giáo dục hệ thống trường tư.
Theo Giaoducthoidai.vn
Hải Dương: Trường mầm non thị trấn Kẻ Sặt xây dựng để...bỏ hoang?
Trường mầm non khu 5, thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, Hải Dương do tổ chức Habitat hỗ trợ xây dựng nhưng hoạt động được hơn 2 năm thì bỏ hoang.
Trường mầm non khu 5, thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang do tổ chức Habitat for Humanity Hoa Kỳ hỗ trợ kinh phí xây dựng nhưng bỏ không
Đóng cửa vì không có trẻ học?
Trường mầm non khu 5, thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, Hải Dương xây dựng từ năm 2010 do tổ chức Habitat for Humanity Hoa Kỳ hỗ trợ kinh phí. Tuy nhiên, đi vào hoạt động được 2 năm thì trường đã phải đóng cửa. Tính đến nay trường mầm non này đóng cửa để không 5 năm.
Bà Hoàng Thị Liên, nhà ngay sát trường cho biết: "Khi trường xây dựng xong bà con địa phương ai cũng hào hứng vì con em trong làng khi đến tuổi đi mẫu giáo được đi học ngay tại trường làng không phải vất vả sang thị trấn học. Mới đầu trường có 30 cháu theo học nhưng sau tụt xuống còn 20 cháu, dần dần xuống 15 cháu và cuối cùng còn 2 cháu. Ít trẻ theo học các cô giáo đành phải xin địa phương đóng cửa trường sau 2 năm đi vào hoạt động".
Lý giải nguyên nhân trường mầm non của khu đóng cửa, bà Liên cho biết thêm: "Cũng có nhiều nguyên nhân khiến trường phải đóng cửa nhưng chủ yếu là do phụ huynh không muốn gửi con theo học tại trường. Nhiều nhà thích cho con mình sang trường thị trấn học vì sang đó con em sẽ học tốt hơn. Cũng có nhiều nhà không có điều kiện cho con theo học tại thị trấn đành để con ở nhà, trong khi đó trường mầm non địa phương có nhưng ít trẻ theo học nên không mở lớp".
Cũng theo bà Liên cho hay, trường mầm non của khu cũng được trang bị đầy đủ mọi thiết bị phục vụ cho việc học tập của trẻ. Khi trường đóng cửa toàn bộ trang thiết bị học tập được chuyển về trường thị trấn.
Ông Đoàn Văn Khương, sinh sống ở ngậm ngùi nói: "Từ khi trường đóng cửa nhiều nhà muốn gửi con ở trường cho gần nhà cho tiện việc đưa đón nhưng trường không mở lớp. Nhà nào có điều kiện họ đưa con sang thị trấn học hay gửi sang các Sơ ở nhà thờ. Việc đưa đón con trẻ đi học mẫu giáo không hề đơn giản vì khu dân cư cách sông cách đò, đường sá xa xôi".
Kinh phí xây dựng hàng trăm triệu
Không hẳn gia đình nào ở khu 5 cũng có đủ điều kiện cho con theo học tại trường mầm non thị trấn. Nhiều nhà có con đến tuổi đi mẫu giáo nhưng đành phải để con ở nhà vì không thể đưa đón được.
Chị Đào Thị Thanh, sinh sống ở khu có con trong độ tuổi đi mẫu giáo ngậm ngùi cho hay: "Trường mầm non của khu đóng cửa gây ra biết bao hệ lụy cho những nhà muốn gửi con ở gần. Trường thị trấn thì xa, thêm vào gia đình không có điều kiện để đưa đón con đi học vì thế nên gia đình đành phải để con ở nhà. Sang năm cháu lên 5 tuổi gia đình lúc đó mới tính tiếp".
Nhiều gia đình gửi con sang trường thị trấn học mặc cho điều kiện đi lại khó khăn do sông nước
Phóng viên đã trao đổi trực tiếp với ông Đào Xuân Phương, Bí thư chi bộ khu 5 về trường mầm non của khu.
Ông Phương cho biết: "Số lượng trẻ đến độ tuổi đi mẫu giáo ở khu mỗi năm năm ít nhất cũng 20 cháu. Trường mầm non của khu cũng có nhưng phụ huynh không thích gửi con ở trường địa phương mà họ thích gửi con sang học trường thị trấn. Sĩ số trẻ theo học tại trường mầm non của khu ít quá không đủ mở lớp, địa phương cũng đã vận động đủ mọi cách để các gia đình gửi con tại trường nhưng không được. Hoạt động được 2 năm thì trường phải đóng cửa".
Liên quan đến kinh phí xây dựng trường, ông Phương cho hay: "Kinh phí xây dựng trường đều do tổ chức Habitat đầu tư với số tiền lên tới 200 triệu đồng. Trường cũng được trang bị đầy đủ mọi cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập của các cháu".
Ông Phương cũng khẳng định, khi đủ sĩ số trẻ theo học thì địa phương sẽ đề xuất mở lớp để trường đi vào hoạt động trở lại.
Theo Giadinhvietnam.com
Bảo Lộc (Lâm Đồng) sẽ thanh tra tài chính 51 trường học Từ ngày 19/12, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) sẽ tiến hành thanh tra tài chính 51 trường học thuộc các cấp bậc Mầm non, Tiểu học và THCS trên địa bàn. Bảo Lộc (Lâm Đồng) sẽ thanh tra tài chính 51 trường học - Ảnh minh họa Bà Phạm Thị Thanh Hương, Trưởng Phòng Giáo dục và...