Trung Quốc hạn chế giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ
Trung Quốc đang loại dần giáo viên nước ngoài có trình độ kém khỏi trường học, nhằm giảm những vấn đề liên quan lao động không có tay nghề tại đất nước này.
Tháng 10/2016, Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm hệ thống giấy phép lao động mới, phân loại lao động nước ngoài thành 3 loại khác nhau A, B, C. Hệ thống này đang được triển khai tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và một số nơi khác trước khi áp dụng rộng hơn vào tháng 4 năm nay.
Một phần hệ thống mới quy định tất cả giáo viên tiếng Anh nước ngoài phải là người bản ngữ, có bằng cử nhân của đất nước đó và 2 năm kinh nghiệm giảng dạy.
Theo quy định trước đây, giáo viên tiếng Anh nước ngoài chỉ cần có bằng cử nhân từ một quốc gia nói tiếng Anh và 2 năm kinh nghiệm là đủ điều kiện có thị thực làm việc phù hợp tại Trung Quốc.
Trung Quốc ban hành quy định mới giảm dần giáo viên tiếng Anh nước ngoài. Ảnh: Panda English Education.
Video đang HOT
Cho tới nay, thông tin chi tiết về chính sách mới vẫn khá ít. Nhiều người không rõ bao nhiêu quốc gia đủ điều kiện “tiếng Anh bản ngữ”. Trò chuyện với Global Times, Noli Castillano Apachicha, một giáo viên tiếng Anh người Philippines tại Bắc Kinh, cho biết ông đang rất lo lắng sẽ mất việc.
“Với quy định mới, tôi sẽ không đủ điều kiện làm việc. Nó cũng khiến nhiều người không phải bản ngữ có trình độ như tôi từ bỏ ý định đến Trung Quốc giảng dạy tiếng Anh”, Apachicha nói.
Tuy nhiên, với nhu cầu lớn về giáo viên tiếng Anh nước ngoài ở Trung Quốc, quy định mới có được thực hiện nghiêm ngặt và phổ biến hay không vẫn là dấu hỏi lớn.
Những người không đồng tình cho rằng chính sách sẽ khiến chất lượng giảng dạy tiếng Anh ở Trung Quốc giảm sút, đồng thời mức lương giảng dạy của những giáo viên bản ngữ sẽ cao hơn tại các thành phố cấp thấp so với thị trường giáo viên nước ngoài nói chung.
Trong khi đó, các trung tâm tiếng Anh có thể sẽ tìm cách “lách luật” để tiếp tục kinh doanh như bình thường. Ví dụ, tháng 11/2016, một trung tâm tiếng Anh ở Thượng Hải gặp rắc rối với phụ huynh sau khi giáo viên người Nga bịt miệng học sinh bằng băng dính. Giáo viên này đã làm việc tại trung tâm một năm dù chỉ mới nhận giấy phép lao động vào tháng 10/2016.
Theo giáo viên Apachicha, chính phủ nên tìm cách kiểm soát chặt chẽ hơn kiến thức và kỹ năng của giáo viên thay vì phân loại theo nơi mà họ sinh ra.
“Tại sao chính phủ không tổ chức một kỳ thi cho giáo viên và đảm bảo sinh viên Trung Quốc nhận được chất lượng giáo dục tốt nhất? Không quan trọng bạn đến từ đâu, cơ hội nên được trao cho tất cả giáo viên giỏi dù quốc tịch của họ thế nào”, Apachicha bày tỏ.
Theo Zing
Hiệu trưởng trường mầm non 'đút túi' hàng trăm triệu đồng
Thanh tra quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) kết luận hiệu trưởng trường Mầm non Tuổi Ngọc có nhiều sai phạm trong việc thu chi. Tổng số tiền sai phạm là 628,8 triệu đồng.
Ngày 17/1, Thanh tra quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) có kết luận về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động tại trường Mầm non Tuổi Ngọc (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu).
Trước đó, cuối năm 2016, cơ quan chức năng quận nhận được đơn của các giáo viên tố cáo hiệu trưởng Ngô Thị Hòa có nhiều sai phạm trong quản lý và thu chi.
Sau khi xác minh, Thanh tra quận Liên Chiểu nhận thấy nhiều nội dung trong đơn tố cáo đúng sự thật.
Cụ thể, giai đoạn 2015-2016, các khoản thu học năng khiếu, tiền ăn sáng, ăn trưa và uống sữa của học sinh đóng cho trường Mầm non Tuổi Ngọc có nhiều sai phạm.
Trường mầm non Tuổi Ngọc. Ảnh: Nguyên Vũ.
Theo cơ quan chức năng, tổng số tiền sai phạm là 628,8 triệu đồng. Trong đó, cá nhân bà Hòa lấy tiền sử dụng cho mục đích cá nhân 199,9 triệu đồng.
Hơn 428,9 triệu đồng còn lại được ban giám hiệu chi không đúng mục đích. Đoàn thanh tra cho rằng để xảy ra khuyết điểm và sai phạm, trách nhiệm thuộc về hiệu trưởng.
Kết luận thanh tra kiến nghị các cơ quan chức năng quận Liên Chiểu thu hồi số tiền sai phạm hơn 628 triệu đồng. Bà Hòa phải chịu trách nhiệm giao nộp 199,9 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Cường, Bí thư Đảng ủy phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu), cho biết đơn vị đang chờ kết luận xử lý của UBND quận Liên Chiểu rồi mới tiến hành xử lý về mặt Đảng đối với bà Hòa.
Theo Zing
Đầu tư 80 triệu USD đổi mới giáo dục phổ thông Chiều 17/1, Bộ GD&ĐT phối hợp Ngân hàng Thế giới khởi động dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông với tổng kinh phí 80 triệu USD. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng cho biết công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đang được thực hiện với...