Trung Quốc giám sát cộng đồng người thiểu số bằng trí tuệ nhân tạo gây tranh cãi
Vấn đề đạo đức trong thế giới công nghệ lại tiếp tục được đẩy lên một cao trào mới khi mà nhiều dự án khởi nghiệp ở Trung Quốc đang cố gắng xây dựng thuật toán để giúp chính phủ nước này giám sát một cộng đồng Hồi giáo.
Trong những năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã nhận không không ít những lời lên án về sự áp bức nhắm vào cộng đồng Hồi giáo định cư ở phía Tây nước này từ cộng đồng quốc tế. Một trong số những hành vi ấy còn có cả việc đưa hàng triệu người vào sinh sống trong những trại biệt lập.
Không dừng lại ở đó, đã có những tài liệu và những nhân chứng tiết lộ việc Trung Quốc đang muốn bí mật sử dụng một hệ thống khổng lồ áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để theo dõi và điều khiển nhóm người Duy Ngô Nhĩ, một cộng đồng Hồi giáo thiểu số. Đây chính là một trong những ví dụ rõ ràng về việc chính phủ nước này sẵn sàng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để phân biệt/phân loại chủng tộc.
Theo đó, công nghệ nhận diện khuôn mặt sẽ được tích hợp vào hệ thống mạng lưới camera giám sát đang phát triển như nấm sau mưa ở Trung Quốc để nhằm nhận diện một nhóm người duy nhất: người Ngô Duy Nhĩ. Việc theo dõi nhóm người này được thực hiện dựa trên nhận dạng của họ, các thông tin thu được về việc họ đến hoặc đi đâu sẽ đều được lưu lại để cho mục đích đánh giá và tìm kiếm sau này. Chính cái cách mà Trung Quốc đang tiên phong áp dụng những công nghệ của thế hệ mới để giám sát công dân nước này sẽ có thể là cánh cửa mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên tự động hoá của phân biệt chủng tộc.
May mắn thay, hệ thống được xây dựng để theo dõi 11 triệu người Ngô Duy Nhĩ này đã được đưa ra ánh sáng bởi năm người trực tiếp nắm thông tin về nó. Họ chấp nhận cung cấp thông tin dưới dạng nặc danh vì lo sợ về việc sẽ bị trả thù. Các nhân việc của trang tin The New York Times cũng đã được tiếp cận với cơ sở dữ liệu sử dụng bởi cảnh sát, cùng với đó là những tài liệu về việc mua sắm của chính phủ, những tài liệu quảng cáo phát hành bởi các công ty trí tuệ nhân tạo có liên quan trực tiếp tới việc xây dựng hệ thống này.
Từ trước tới nay, chính quyền Trung Quốc vẫn luôn duy trì một mạng lưới giám sát khổng lồ tại khu vực phía Tây của vùng Tân Cương – ngôi nhà của nhiều người Ngô Duy Nhĩ. Mạng lưới này đảm nhận cả việc giám sát về bộ DNA của nhiều người. Song một hệ thống mới đang âm thầm xuất hiện, phủ tầm kiểm soát của nó không chỉ ở một, mà là nhiều những góc cạnh khác trên lãnh thổ quốc gia này.
Nhìn sang phía Đông của nước này, tại các thành phố bao gồm Hàng Châu, Ôn Châu và dọc theo phần tiếp giáp với biển của tỉnh Phúc Kiến, công nghệ nhận diện khuôn mặt đang được tận dụng bởi cảnh sát để theo dõi những đối tượng là người Ngô Duy Nhĩ. Thậm chí, lực lượng hành pháp ở thành phố Tam Môn Hiệp nằm bên bờ sông Hoàng Hà còn đang sử dụng một hệ thống giúp ghi lại 500.000 khuôn mặt mỗi tháng để xác định xem đâu là người Ngô Duy Nhĩ.
Không những vậy, nhu cầu về công nghệ kiểu này đang dần được mở rộng. Kể từ đầu năm 2018 đã có gần 24 cục cảnh sát tại 16 tỉnh và khu vực khác nhau trên toàn Trung Quốc muốn sở hữu công nghệ này. Ví dụ, cục cảnh sát tại khu vực trung tâm tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc từ năm trước đã tìm kiếm một hệ thống camera thông minh “ có hỗ trợ tính năng nhận diện khuôn mặt để xác định những thuộc tính của người Ngô Duy Nhĩ và những người khác“.
Một số cục cảnh sát mà công ty công nghệ cho rằng đây chỉ là công cụ để “ định danh dân tộc thiểu số“, song ba trong số năm người tiết lộ thông tin ẩn danh cho biết rằng cụm từ trong ngoặc kép nói trên thực chất chỉ là cách nói khác đi của thứ công cụ tìm và nhận dạng người Duy Ngô Nhĩ. Nhóm người này có hình dáng bên ngoài khá khác biệt so với đại đa số người Hán ở Trung Quốc, họ có phần giống những người thuộc Trung Á hơn. Với những khác biệt về ngoại hình như vậy, họ cũng dễ bị phân biệt bởi phần mềm máy tính hơn.
Trong nhiều thập kì qua, những quốc gia với nền dân chủ đã gần như đạt được thế độc quyền về những công nghệ tiên tiến. Song ngày nay, một làn sóng khởi nghiệp mới đang xuất hiện để đáp ứng cho nhu cầu của giới cầm quyền Trung Quốc, chính những dự án này sẽ khởi động xu hướng lạm dụng công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo để tự động áp đặt những thành kiến, định kiến dựa vào thông tin về màu da hay dân tộc.
Clare Garvie, cộng tác viên với Trung tâm về quyền Riêng tư và Công nghệ của Georgetown Law, cho rằng: “Một khi ứng dụng công nghệ nguy hiểm này bị rơi vào tay người khác, thì chắc chắn sẽ có ít nhất một người dùng nó để tự động phân biệt chủng tộc. Nếu có một công nghệ mà bản thân nó có thể phân biệt được sắc tộc của con người thì chắc chắn sẽ có người dùng nó để đàn áp, áp bức dân tộc ấy”.
Từ quan điểm của giới công nghệ, sử dụng thuật toán để “dán nhãn” mỗi người dựa trên chủng tộc hay dân tộc đều chẳng phải là việc khó làm. Nhiều công ty, trong đó có cả IBM, đã quảng cáo về những phần mềm có thể phân loại người vào những nhóm lớn. Nhưng Trung Quốc đã thực hiện một bước tiến mới, phá vỡ cái thông thường ấy bằng cách dùng công nghệ để nhận dạng một nhóm dân tộc thiểu số nhằm phục vụ mục đích liên quan tới pháp luật. Một dự án khởi nghiệp ở Trung Quốc có tên là CloudWalk đã sử dụng nhiều minh hoạ thực tế để quảng cáo cho chính hệ thống giám sát của mình. Công ty này khẳng định rằng công nghệ của họ có thể nhận ra “những nhóm người nhạy cảm”.
Không những vậy, trên trang web của mình, CloudWalk còn cho biết rằng: “Nếu một người gốc Duy Ngô Nhĩ sinh sống trong một khu dân cư, hệ thống này sẽ tự động gửi báo động tới cơ quan hành pháp chỉ trong vòng 20 ngày tính từ thời điểm người đó xuất hiện”.
Video đang HOT
Nhưng quảng cáo là vậy, trên thực tế, các hệ thống giám sát này không phải là hoàn hảo. Độ chính xác của nó sẽ phụ thuộc vào các tác nhân môi trường như ánh sáng hay vị trí đặt của camera.
Tại Mỹ và châu Âu, nhiều cuộc tranh luận trong cộng đồng trí tuệ nhân tạo đều đang xoay quanh những thành kiến vô thức của những người thuộc khâu thiết kế. Không ít bài đánh giá gần đây đã cho thấy rằng nhiều hệ thống nhận diện khuôn mặt được thiết kế bởi những công ty bao gồm cả IBM hay Amazon đều có độ chính xác thấp hơn khi nhận diện đặc điểm khuôn mặt của những người có tông màu da tối.
Những gì người Trung Quốc đang cố thực hiện cũng chẳng thể thoát được lối mòn tương tự. Dù rằng công nghệ nhận diện khuôn mặt đánh giá hình ảnh trong video hoặc ảnh tĩnh chỉ dựa trên những khía cạnh bao gồm tông màu da hay hình dạng khuôn mặt, song để có thể làm vậy, nó cần con người chỉ cho nó cách để nhóm nhiều người lại dựa trên những định nghĩa về sắc tộc, dân tộc. Mà “con người” ở trong trường hợp này không ai khác chính là những cảnh sát Trung Quốc.
Giám đốc giám sát việc tố tụng tại Quỹ Electronic Frontier, Jennifer Lynch, bày tỏ sự bất ngờ: “Dù rằng Mỹ là nơi mà sự phân biệt chủng tộc dễ dàng len lỏi vào những thuật toán đưa ra quyết định nhất, nhưng mọi thứ đều không công khai đến vậy. Ví dụ như, ở đây, không hề có một hệ thống nào được thiết kế ra nhằm gán mác người Mỹ gốc Phi cho ai đó”.
Các công ty AI Trung Quốc đứng ra nghiên cứu phần mềm cho các hệ thống trên bao gồm Yitu, Megvii, SenseTime và CloudWalk. Mỗi công ty này đều đang được định giá trên 1 tỷ đô la. Ngoài ra còn có Hikvision, công ty này chuyên cung cấp camera và phần mềm giúp xử lí hình ảnh đi kèm với tính năng nhận diện nhóm người dân tộc thiểu số. Nhưng họ mới chỉ bắt đầu dấn chân vào mảng này từ năm 2018.
Một trong những lí do lí giải về giá trị khổng lồ của những công ty kiểu này đó là chính là việc Bộ Công an Trung Quốc đã xây dựng khoản ngân quỹ nhiều tỷ đô la để dành cho hai kế hoạch của chính phủ có tên gọi là Skynet và Sharp Eyes. Hai kế hoạch này sẽ được dùng để vi tính hoá việc giám sát, hoạt động cảnh sát và hoạt động thu thập tình báo.
Với đủ mọi tên gọi cho sản phẩm của mình, từ Fire Eye, Sky Eye cho tới Dragonfly Eye, những dự án khởi nghiệp này hứa hẹn sẽ sử dụng AI để phân tích các thước phim ghi được từ những camera giám sát của Trung Quốc. Song sự trưởng thành của công nghệ lại chưa thể đáp ứng được những hứa hẹn ấy. Một trong những dẫn chứng của thông tin trên chính là Yitu. Năm 2017, dự án mà công ty này quảng bá chỉ đạt độ chính xác là 1/3 trong tổng số những báo động mà cảnh sát nhận được từ ga tàu. Không những vậy, nhiều camera lắp đặt tại Trung Quốc thậm chí còn không đủ mạnh để phần mềm nhận diện khuôn mặt hoạt động hiệu quả.
Đúng là họ có những bước tiến vượt bậc trong cấu trúc quy hoạch xã hội, song để những thuật toán như trên hoạt động được, cảnh sát phải tập hợp cơ sở dữ liệu hình ảnh về những đối tượng đã có tiền án, về thông tin sức khoẻ tâm thần, về bản ghi chép lại lịch sử dùng ma tuý, về cả những cá nhân đã từng gửi các bản khiếu nại lên chính phủ. Người tiết lộ sự việc còn cho biết rằng hệ thống cơ sử dữ liệu tội phạm quốc gia của nước này hiện đang chứa tới 300.000 khuôn mặt, trong đó danh sách những người sử dụng ma tuý của riêng thành phố Ôn Châu đã có tới 8.000 khuôn mặt.
Sau đó, các kĩ sư sẽ cung cấp cho hệ thống trí tuệ nhân tạo một lượng lớn dữ liệu để huấn luyện cho thuật toán khả năng nhận diện những dấu hiệu hay những đặc điểm. Trong trường hợp để huấn luyện khả năng định danh, họ sẽ cung cấp hàng ngàn những hình ảnh đã được phân loại thành hai nhóm: người Ngô Duy Nhĩ và không phải người Ngô Duy Nhĩ. Bước này sẽ giúp thuật toán dần tạo ra tính năng giúp phân biệt nhóm người thiểu số này.
Không chỉ là những ưu ái nhận từ chính phủ Trung Quốc, các dự án khởi nghiệp này còn được cấp vốn bởi các nhà đầu tư có tên tuổi. Fidelity Internatioal và Qualcomm Ventures hợp tác với nhau để cùng đầu tư 620 triệu USD vào SenseTime. Sequoia thì đầu tư vào Yitu. Megvii thì được chống lưng bởi Sinovation Ventures, quỹ đầu tư thuộc quyền sở hữu bởi nhà đầu tư công nghệ Trung Quốc nổi tiếng là Kai-Fu Lee.
Ông Kai-Fu Lee, một cá nhân nhiệt tình ủng hộ trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc thì cho rằng quốc gia này có một lợi thế trong việc phát triển công nghệ trên đó là các nhà lãnh đạo của họ không thể bị cản bước bởi những “ rắc rối pháp lí” hoặc bởi những “ đồng thuận về đạo đức“.
Ông từng viết rằng: “ Trong câu chuyện về trí tuệ nhân tạo, chúng tôi không phải là những khán giả thụ động quan sát, mà là chính những người viết lên câu chuyện ấy. Điều đó có nghĩa là những giá trị củng cố cho tầm nhìn của Trung Quốc về một tương lai của trí tuệ nhân tạo sẽ có thể trở thành những lời tiên tri tự ứng nghiệm“. Ông này cũng từ chối bình luận thêm về việc quỹ đầu tư của mình đang hỗ trợ cho Megvii và những ứng dụng thực tế của dự án khởi nghiệp này.
Nhóm người tiết lộ thông tin cho rằng việc định danh cá nhân dân tộc thiểu số ở Trung Quốc chẳng còn là bí mật đối với giới công nghệ nước này. Thậm chí, điều này còn trở nên bình thường tới mức người ta còn ví von nó giống với công nghệ không dây cự ly gần – Bluetooth. Một người khác cũng cho biết: những nhân viên làm việc tại Megvii còn được cảnh báo về tính nhạy cảm của việc bàn tán công khai những gì họ đang làm.
Trung Quốc vẫn đang không ngừng đổ nhiều nguồn lực vào theo dõi những người Duy Ngô Nhĩ, và những hành vi bạo động của các nhóm thiểu số tại Tân Cương và nhiều nơi khác. Họ còn đưa hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ vào những trại cải tạo.
Nhưng với những phần mềm này, không chỉ là ở Tân Cương mà dù ở đâu trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, giới cầm quyền cũng có thể nhận dạng những cá nhân là người Duy Ngô Nhĩ. Hai trong số những người tiết lộ cho biết rằng quốc gia này còn có hẳn một cơ sở dữ liệu lưu trữ khuôn mặt của tất cả những người Duy Ngô Nhĩ đã rời khỏi Tân Cương.
Những tài liệu mua bán của chính phủ trong hai năm vừa qua còn cho thấy rằng nhu cầu về công nghệ này đang ngày càng tăng. Tại thành phố Vĩnh Châu ở phía Nam tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, lực lượng hành pháp đang tìm kiếm một phần mềm có thể phân biệt và nhận định liệu ai đó có phải là người Duy Ngô Nhĩ hay không.
Một cơ sở dữ liệu được tạo ra bởi phần mềm của Yitu còn tiết lộ về cách mà cảnh sát thành phố Tam Môn Hiệp sử dụng phần mềm tích hợp trên nhiều camera để cố gắng nhận dạng cư dân thành phố trên 500.000 lần chỉ trong một tháng tính từ giữa tháng Hai.
Đặt trong bộ mã của phần mềm, bên cạnh những thẻ như “rec_gender” (giới tính) và “rec_sunglasses” (kính chống nắng) là thẻ “rec_uygur”, thẻ này sẽ có giá trị là một nếu phần mềm tin rằng nó đã tìm thấy người Duy Ngô Nhĩ và là không nếu ngược lại. Trong số tổng cộng nửa triệu lần nhận dạng mà camera có thể ghi được, phần mềm này đoán rằng nó đã tìm thấy người Duy Ngô Nhĩ 2.834 lần. Ngoài việc kiểm tra bằng phần mềm, dữ liệu hình ảnh lưu trữ cùng với thông tin nhận dạng sẽ giúp cảnh sát có thể xác định lại bằng phương pháp thủ công.
Không chỉ bùng nổ trong nước, Yitu và đối thủ của công ty này còn muốn mở rộng ra nhiều quốc gia khác. Anh Jonathan Frankle, nghiên cứu viên về trí tuệ nhân tạo tại MIT cho rằng chính nỗ lực trên của các công ty Trung Quốc sẽ dễ dàng đẩy những công cụ định dạng dân tộc này rơi vào tay chính phủ của những quốc gia khác.
Anh cho rằng: “Tôi tin rằng chẳng quá khi chúng ta coi đây là một mối đe doạ trực tiếp tới nền dân chủ. Một khi quốc gia nào đó ứng dụng công nghệ này vào những hình mẫu tương tự trong chế độ độc đoán, nó sẽ sử dụng những dữ liệu để áp đặt những tư tưởng, những luật lệ vào sâu trong tâm trí con người còn hơn sự áp đặt của chế độ Xô Viết cũ cách đây 70 năm. Với sự áp đặt như vậy, thì chúng ta đang dần tự vô tình đưa mình vào một cuộc khủng hoảng khẩn cấp”.
Theo VN Review
Rốt cuộc, 5G mang đến những sung sướng gì mà gây tranh cãi đến thế?
Công nghệ không dây 5G đang được các công ty điện thoại giới thiệu, hứa hẹn sẽ mang đến một thế giới mới cho dịch vụ di động - từ thiết bị kết nối đến xe tự lái, giống như truyền hình cáp từng thay đổi thế giới truyền hình những năm trước vậy.
5G là gì, và 5G sẽ thay đổi cuộc sống, Internet như thế nào?
Theo Bloomberg, 5G cũng hứa hẹn sẽ mang đến một cuộc cạnh tranh công nghệ mới trên toàn cầu - cuộc cạnh tranh với những tranh cãi về an ninh khiến Mỹ chống lại Trung Quốc và làm gia tăng căng thẳng ở châu Âu, làm mất tinh thần các giám đốc điều hành viễn thông vì sợ rằng việc triển khai 5G sẽ bị trì hoãn.
Cột thiết bị 5G của Huawei lắp đặt trên nóc nhà thờ St Paul ở Luân Đôn.
1. 5G là gì?
5G đơn giản là viết tắt của mạng di động thế hệ thứ năm hoặc hệ thống không dây thế hệ thứ năm. Đó sẽ là sự kế thừa của 4G, công nghệ mạng hàng đầu hiện nay và được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2009. Một cách đơn giản, 5G có tốc độ nhanh hơn 100 lần so với 4G, đạt 10 gigabit mỗi giây. Điều đó sẽ cho phép người tiêu dùng tải xuống một bộ phim độ nét cao đầy đủ trong vài giây. 5G cũng sẽ tăng tổng băng thông, điều cần thiết để phù hợp với mạng Internet mới, mạng Internet của vô số những kết nối khác, từ tủ lạnh thông minh đến đèn giao thông, cho đến vòng cổ đeo cho chó gửi và nhận dữ liệu.
2. 5G đã sử dụng được chưa?
Tại Hàn Quốc, vào tuần đầu tiên của tháng 4/2019, SK Telecom và các đối thủ nhỏ hơn đã bắt đầu cung cấp dịch vụ 5G trên toàn quốc và Samsung đã bắt đầu bán một chiếc điện thoại 5G, đúng như một phần kế hoạch thương mại của họ. Cùng ngày, Verizon Communications Inc tại Mỹ đã bắt đầu các dịch vụ 5G tại Minneapolis và Chicago. Tại Việt Nam, Viettel đã lắp đặt trạm BTS 5G đầu tiên tại quận Hoàn Kiếm mới đây.
Nhà mạng Mỹ vẫn chưa có điện thoại 5G và chỉ có thể cung cấp dịch vụ tốc độ cao cho khách hàng dùng điện thoại Motorola Z3, nhưng người dùng phải trả thêm 50 USD cho mô-đun đính kèm. AT & T đã bắt đầu cung cấp dịch vụ 5G vào tháng 12/2018, phục vụ các thiết bị hot-spot. Sprint cho biết họ sẽ bắt đầu dịch vụ 5G giới hạn vào tháng 5. Nhiều nhà sản xuất dự kiến sẽ giới thiệu điện thoại 5G trong năm nay trên toàn cầu, bao gồm Huawei, ZTE, LG, Lenovo và OnePlus.
3. Khi nào 5G sẽ trở thành chuẩn mới tiếp theo?
Không hề nhanh chút nào. Ngay cả khi bạn sống ở một trong những quốc gia nơi các nhà mạng đang bận rộn triển khai các dịch vụ 5G - giống như Mỹ và Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc cũng đang nhắm mục tiêu thương mại sớm mạng 5G - song sẽ mất ít nhất vài năm nữa bạn mới có thể sử dụng điện thoại 5G mà không cần dựa vào các mạng không dây hiện tại.
4. 5G gây ra những mối lo ngại an ninh nào?
Đó chính là sự có mặt khắp mọi nơi của hệ thống mới. 5G không dễ hack hơn các phiên bản trước, nhưng 5G sẽ kết nối nhiều thiết bị hơn. Vì vậy, bảo vệ khỏi các thiết bị bên ngoài trở thành mối quan tâm lớn hơn. Mỹ và những nước khác lo rằng thiết bị, chip và phần mềm 5G của Trung Quốc có thể được trang bị để do thám các quốc gia khác. Vào tháng 8, Úc đã cấm Huawei và ZTE Corp cung cấp thiết bị không dây 5G cho các nhà khai thác viễn thông, với lý do an ninh quốc gia. Verizon và đối thủ AT & T đã bỏ kế hoạch bán điện thoại Huawei. Năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chặn Broadcom mua lại Qualcomm, nhà sản xuất chip điện thoại di động lớn nhất, vì lo ngại việc sáp nhập sẽ giúp Trung Quốc có lợi thế trong cuộc đua phát triển 5G. Nói chung, Mỹ muốn tránh xa 5G của Huawei và Trung Quốc.
5. 5G còn gây ra những lo ngại bảo mật nào khác?
Anh, Đức, Pháp và các quốc gia khác đang cân nhắc có nên hạn chế thiết bị mạng của Trung Quốc hay không. Trump đang xem xét việc xây dựng các rào cản kinh doanh với Huawei tại Mỹ. Trong khi đó, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ xem xét việc cấm sử dụng một số trợ cấp liên bang cho các thiết bị mạng từ các công ty bị nghi ngờ gây rủi ro an ninh quốc gia, như Huawei. Một số nhà mạng nông thôn sử dụng thiết bị mạng Huawei, với lý do chi phí thấp.
6. Nguy hiểm lớn như thế nào?
Các cáo buộc của Mỹ chống lại Huawei bao gồm phá hoại công nghiệp - điều mà 5G có thể cho phép xảy ra ở quy mô lớn hơn, theo các quan chức Mỹ. Ngoài ra, những mối quan tâm khác bao gồm lỗ hổng đối với cơ sở hạ tầng công cộng và những gì có thể xảy ra trong một scandal lan rộng. Ngày nay, các hệ thống không dây kết nối một số thiết bị như điện thoại và máy tính, nhưng 5G lại hứa hẹn một môi trường kết nối sóng vô tuyến nơi hàng tỷ chip, cảm biến, máy ảnh, thiết bị và thiết bị điện tử xung quanh chúng ta sẽ được kết nối với nhau, đưa thông tin qua lại. Theo Ericsson AB, nhà sản xuất mạng không dây của Thụy Điển, đến năm 2024, lượng dữ liệu được các mạng di động truyền tải sẽ lớn gấp năm lần so với hiện nay và các thiết bị kết nối 5G sẽ chiếm hơn 40% dân số thế giới. Ước tính có hơn 22 tỷ tiện ích sẽ được kết nối với internet vào năm 2024.
7. Các quan chức đang lo lắng về những điều gì nữa?
Gián điệp - đặc biệt là mối quan hệ đáng ngờ giữa các cơ quan tình báo Huawei và Trung Quốc. Giám đốc kỹ thuật số của Liên minh Châu Âu Andrus Ansip đã kêu gọi các công ty xem xét lại quan hệ đối tác với các công ty Trung Quốc do luật tình báo, được thông qua vào năm 2017, nói rằng bất kỳ tổ chức và công dân nào cũng phải hỗ trợ các cơ quan gián điệp Bắc Kinh điều tra.
8. Huawei nói gì?
Huawei đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc họ là gián điệp Trung Quốc, và tuyên bố những cáo buộc không bằng chứng nhắm vào công ty sẽ làm tổn thương ngành công nghiệp và phá vỡ công nghệ tốc độ cao mới. Theo Huawei, mặc dù sợ hãi và nghi ngại, nhưng không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy an ninh quốc gia đang gặp nguy hiểm. Huawei đã ủy thác một ý kiến pháp lý để phân tích hậu quả của luật năm 2017 và nói rằng Trung Quốc không yêu cầu Huawei hợp tác với tình báo nhà nước nếu điều đó mâu thuẫn với quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức. Nhà sáng lập Huawei, tỷ phú Nhậm Chính Phi, đã từng xuất hiện hiếm hoi trên báo chí hồi tháng 1 để khẳng định công ty không giúp đỡ gián điệp Bắc Kinh.
9. Các hãng viễn thông nói gì?
Các công ty viễn thông đã cảnh báo chi phí sẽ tăng nếu Huawei bị cấm cung cấp thiết bị 5G. Nick Read, giám đốc điều hành của Vodafone Group Plc, cho biết vào tháng 1 rằng bất kỳ lệnh cấm nào cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn với các hãng viễn thông châu Âu khi họ giới thiệu 5G và gây chậm trễ đáng kể.
Theo VN Review
Realme đang xem xét việc tạo ra App Store cho riêng mình Trên trang cộng đồng của Realme, một số người dùng đã yêu cầu công ty tạo ra một cửa hàng ứng dụng trực tuyến dành riêng cho người dùng Realme và công ty đã trả lời rằng họ đang xem xét. Đến khi chính thức ra mắt, Realme App Store sẽ hoạt động song song hoặc thay thế cho Google Play Store (CH...