Trung Quốc ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng thấp nhất kể từ cuối tháng 7
Ngày 13/8, Trung Quốc ghi nhận số ca mắc COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng giảm ngày thứ 3 liên tiếp, cho thấy đợt bùng phát dịch mới nhất ở nước này có thể đang dần cải thiện.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 12/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc đó, trong ngày 12/8 Trung Quốc đại lục ghi nhận 47 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, mức thấp nhất kể từ ngày 30/7 vừa qua trong đợt dịch bùng phát bắt đầu tại thành phố Nam Kinh, thuộc tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc. Theo giới chức Trung Quốc, đợt bùng phát này do sự lây lan của biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao.
Trước tình hình dịch bệnh lây lan nhanh, nhà chức trách Trung Quốc đã triển khai loạt biện pháp phòng dịch, trong đó có việc tiến hành xét nghiệm đại trà cho người dân, hạn chế người dân di chuyển đến vùng có dịch, khoanh vùng có nguy cơ cao. Nhờ đó, dịch bệnh tại nhiều tỉnh, trong đó có Giang Tô, đã có chiều hướng cải thiện. Riêng thành phố Nam Kinh trong tuần trước chỉ ghi nhận từ 1 đến 2 ca mắc mới mỗi ngày.
Video đang HOT
Căn cứ tình hình dịch tễ hiện nay, Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc ngày 13/8 đã điều chỉnh quy định phòng dịch, theo đó yêu cầu người dân đeo khẩu trang tại những nơi đông người ngoài trời và cả trong không gian kín nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra, những người có triệu chứng ho, sốt, đau họng khi đến khám tại các cơ sở y tế phải đeo khẩu trang y tế có mức độ bảo vệ cao hơn. Theo quy định trước đây, người dân không cần đeo khẩu trang ở ngoài trời song phải thực hiện giãn cách 1,5 mét.
Tính đến ngày 12/8, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận 94.260 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.636 ca tử vong.
Tại Nhật Bản, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, khi số bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nặng ghi nhận trong ngày 12/8 lên tới 1.478 ca – cao nhất từ đầu dịch. Con số cao nhất trước đó là 1.413 ca ghi nhận hồi cuối tháng 5 vừa qua, thời điểm thủ đô Tokyo và một số vùng thực hiện tình trạng khẩn cấp lần thứ ba. Giới chức y tế Nhật Bản nêu rõ số ca bệnh nặng tăng nhanh trên cả nước kể từ trung tuần tháng 7 vừa qua trong làn sóng dịch thứ 5 tại nước này.
Thống kê cho thấy số ca bệnh nặng tại Nhật Bản có chiều hướng gia tăng ở những đối tượng 40 tuổi và 50 tuổi do tiến độ tiêm chủng chậm, đặc biệt tại thủ đô Tokyo. Trong ngày 12/8, thủ đô Tokyo ghi nhận 218 ca bệnh nặng – lần đầu tiên vượt mốc 200 ca/ngày.
Giới chuyên gia Trung Quốc kêu gọi thay đổi cách chống dịch 'không COVID-19'
Giới chuyên gia y tế Trung Quốc cho rằng chính quyền cần thay đổi cách tiếp cận "không COVID-19" trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới bắt đầu mở cửa trở lại.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Nam Kinh, Giang Tô. Ảnh: THX/TTXVN
Liu Guoen, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Y tế Kinh tế tại Đại học Bắc Kinh nhận định rất khó để một nước đạt mục tiêu "không có ca nhiễm COVID-19" tại thời điểm biến thể Delta lây lan mạnh trên thế giới. Phát biểu tại cuộc hội thảo trực tuyến do công ty công nghệ Baidu tổ chức ngày 6/8, ông Liu cho rằng Trung Quốc cần mở những cuộc thảo luận nghiêm túc và có hệ thống để đi tới quyết định có cần điều chỉnh và tối ưu hóa chiến dịch hiện tại hay không.
Cũng tại hội thảo này, Zeng Guang, chuyên gia dịch tễ trưởng tại Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc đồng thuận với luận điểm cần có thay đổi để thiết lập miễn dịch cộng đồng bền vững hơn, từng bước tiến đến chấm dứt cách tiếp cận "không COVID-19".
"Đa phần những ca nhiễm trong đợt dịch hiện nay là thể nhẹ, không nên vì vậy mà cảm thấy hoảng sợ hay sức ép. Giữ không có ca nhiễm bệnh nào là điều hoàn toàn không khả thi xét trong bối cảnh toàn cầu... Nhiều nước sẽ mở cửa biên giới mà không cần phải chờ đến khi không còn ca COVID-19 nào", chuyên gia này chia sẻ.
Trung Quốc đang đối diện với đợt bùng phát nghiêm trọng nhất trong gần một năm trở lại đây, khởi đầu từ ổ dịch tại sân bay Lộc Khẩu Nam Kinh ở tỉnh Giang Tô hôm 20/7. Biến thể Delta đã khiến dịch bệnh lây lan sang 16 tỉnh với tổng số trên 600 ca nhiễm.
Về cơ bản, giới chức y tế nước này hiện vẫn áp dụng chiến lược "nhổ tận gốc" nhằm đạt mục tiêu "không COVID-19", thông qua biện pháp truy vết, xét nghiệm quy mô lớn, kiểm soát chặt việc di chuyển nội địa cũng như xuyên biên giới.
Cách tiếp cận "nhổ tận gốc" này đã giúp Trung Quốc đạt mục tiêu không có lây nhiễm cộng đồng trong một thời gian dài, đưa kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 2,3% trong năm 2020. Nhưng ngày càng có nhiều quan ngại về chiến lược kiểm soát dịch bệnh này, bởi tổn thất mà nó tạo ra lớn hơn so với lợi ích xét dưới góc độ kinh tế, nhất là trong bối cảnh nhiều nước đang chuyển sang bước "sống chung với virus".
Covid-19 lan tới 17 tỉnh, Trung Quốc chạy đua khống chế dịch Các quan chức Trung Quốc được yêu cầu đặt ưu tiên hàng đầu cho việc ngăn chặn sự lây lan của biến chủng Delta đang bùng phát mạnh tại nước này. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại Nam Kinh, Trung Quốc (Ảnh: Reuters). Phát biểu tại cuộc họp về phòng chống và kiểm soát đại dịch Covid-19 ở Bắc Kinh...