Trung Quốc ghi nhận kỷ lục mới về nhiệt độ
Trong tuần này, nhiều vùng ở miền Bắc và miền Trung Trung Quốc ghi nhận nền nhiệt cao kỷ lục, trong khi hạn hán nghiêm trọng ở miền Đông đang đe dọa mùa màng.
Người dân che ô tránh nắng nóng trên đường phố tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà khoa học dự báo Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia khác ở châu Á cần chuẩn bị các biện pháp sẵn sàng ứng phó thời tiết nắng nóng cực kỳ khắc nghiệt trong mùa Hè 2024.
Theo Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung quốc (NMC), Trung Quốc đang phải đối mặt với nắng nóng gay gắt trong nhiều ngày qua, nhiệt độ có thể lên tới 42 độ C tại tỉnh Hà Bắc (Hebei) ở miền Bắc trong ngày 12/6. Hơn 20 trạm thời tiết ở tỉnh Hà Bắc và tỉnh Sơn Đông ở phía Đông đã ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục theo mùa trong 10 ngày đầu tiên của tháng 6. Ngày 11/6, NMC đã ra cảnh báo về tác động của nhiệt độ tăng cao đối với hoạt động cung cấp năng lượng, trồng trọt và sức khoẻ của người dân.
Dự báo nắng nóng sẽ tiếp tục bao trùm miền Bắc Trung Quốc đến ngày 20/6, với mức nhiệt có thể bằng hoặc vượt mức kỷ lục từng được ghi nhận tại các tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây cũng như tỉnh Hà Nam ở miền Trung.
Video đang HOT
Dữ liệu cho thấy, Trung Quốc cũng đã trải qua thời tiết ấm bất thường trong phần lớn thời gian từ đầu năm đến nay, trong đó nhiệt độ trung bình từ tháng 3 đến tháng 5 ở mức cao nhất kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1961.
Không chỉ riêng Trung Quốc, các nước châu Á khác như Ấn Độ và Thái Lan cũng đã trải qua nắng nóng kéo dài từ vài tháng qua. Miền Bắc Ấn Độ đang vật lộn với điều kiện thời tiết nắng nóng cực đoan kéo dài, với mức nhiệt vượt quá 50 độ C vào cuối tháng 5. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Ấn Độ ngày 1/6 cho biết đã ghi nhận gần 25.000 trường hợp sốc nhiệt và 56 trường hợp tử vong kể từ tháng 3.
Các nước khác như Pakistan hay Thái Lan cũng chịu ảnh hưởng các đợt nắng nóng khắc nghiệt.
Từ tháng 4, nhiều khu vực ở châu Á chìm trong nắng nóng kỷ lục, khiến hàng trăm người thiệt mạng, mùa màng hư hại và nhiều trường học đã buộc phải đóng cửa để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.
Các nhà khoa học cảnh báo, biến đổi khí hậu mà biểu hiện là sự nóng lên toàn cầu làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm nắng nóng cực đoan xảy ra với tần suất nhiều hơn và khắc nghiệt hơn, hạn hán, lũ lụt, mực nước biển sẽ dâng cao hơn và các sông băng có xu hướng tan nhanh hơn.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cảnh báo, nhiều khả năng năm 2024 sẽ là một năm nắng nóng kỷ lục tiếp theo, “xô đổ” kỷ lục về nắng nóng ghi nhận năm 2023. Mặc dù vậy, tổ chức này nhận định, sự trở lại của hiện tượng thời tiết La Nina trong năm nay sẽ có thể đem lại thời tiết mát mẻ hơn cho một số khu vực trên Trái Đất.
Người đàn ông 35 tuổi bị gãy xương cứng nhất cơ thể trong một cơn ho dữ dội
Xương đùi được coi là xương cứng nhất trong cơ thể con người, nhưng một người đàn ông 35 tuổi ở Trung Quốc đã bị gãy xương này chỉ do một cơn ho dữ dội.
Theo trang Oddity Central (Anh), các bác sĩ tại Bệnh viện Nhân dân số 2 ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, gần đây đã báo cáo trường hợp gây sốc của bệnh nhân họ Ye, 35 tuổi, bị gãy xương đùi trong một cơn ho.
Bác sĩ Dong Zhong, Giám đốc Khoa Chỉnh hình tại bệnh viện, cho biết bệnh nhân đã gặp sự cố này trong cơn ho. Điều này là bất thường vì nam giới trong độ tuổi của anh Ye thường chỉ bị gãy xương đùi do chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn tai nạn xe hoặc ngã từ độ cao đáng kể.
Ye nói với các bác sĩ rằng anh cảm thấy đau nhói ngay sau cơn ho dữ dội, nhưng anh nghĩ rằng mình chỉ bị chuột rút. Chỉ sau khi cảm thấy khó đi lại, anh mới quyết định đến bệnh viện để kiểm tra.
Phim chụp X-quang cho thấy anh Ye bị gãy xương đùi. Các bác sĩ khi đó cũng chưa thể chứng minh rằng cơn ho của anh có ảnh hưởng gì đến chấn thương vật lý này.
Phim chụp X-quang của bệnh nhân. Ảnh: O.C
Bác sĩ Zhong và nhóm của ông quyết định điều tra thêm. Họ đã kiểm tra sức khỏe tổng quát, thói quen ăn uống và lối sống của bệnh nhân. Họ cũng tiến hành xét nghiệm mật độ xương và thu được kết quả đáng lo ngại. Mật độ xương của anh Ye tương tự như mật độ xương của một người đàn ông 80 tuổi, điều này rất bất thường, ngay cả đối với những người đàn ông hiện đại ít vận động.
Sau khi các xét nghiệm xác nhận rằng Ye không mắc bất kỳ bệnh gì về xương, các bác sĩ kết luận rằng anh có xương cực kỳ giòn do thói quen uống coca, chế độ ăn uống kém và thiếu vận động.
Người đàn ông 35 tuổi này thừa nhận với các bác sĩ rằng anh thường uống đồ uống có ga thay nước lọc. Các bác sĩ giải thích điều này dường như đã ngăn cơ thể của Ye hấp thụ canxi đúng cách, do đó ảnh hưởng đến mật độ xương của anh.
Theo bác sĩ Zhong, đồ uống thành phần cola có chứa axit photphoric, kết hợp với canxi trong thức ăn thông thường có thể tạo thành canxi phosphat sau khi đưa vào cơ thể. Cơ thể con người rất khó dung nạp chất này. Vì vậy, tiêu thụ những loại đồ uống có ga thường xuyên trong thời gian dài có thể gây ra hệ quả tàn khốc đối với mật độ xương.
Xu hướng tìm 'bạn đồng hành tiết kiệm' của phụ nữ Trung Quốc Trong đại dịch COVID-19, vợ chồng Kathy Zhuo bị cắt giảm 50% lương. Đó là một cú sốc lớn vì Zhuo còn phải chăm sóc mẹ vốn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cách đây 5 năm. Người dân mua thực phẩm tại siêu thị ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 10/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN Bà mẹ hai con sống ở tỉnh...