Trung Quốc đứng trước cơ hội mở rộng thị trường vũ khí tại Iran
Theo tờ Cankaoxiaoxi của Trung Quốc, thoả thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran và các cường quốc thế giới sẽ mang lại cơ hội hợp tác quốc phòng giữa Bắc Kinh và Tehran.
Theo ông Vasily Kashin, nhà nghiên cứu lâu năm tại Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ, mặc dù lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran còn kéo dài trong 5 năm tới, tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có thể đẩy mạnh xuất khẩu quốc phòng sang Iran như các loại máy bay vận tải cỡ vừa và nhỏ, do cấm vận chỉ nhằm ngăn chặn các loại vũ khí tấn công. Ngoài ra, việc gỡ bỏ trừng phạt kinh tế cũng giúp Iran có thêm nguồn tài chính để kí kết các hợp đồng thương mại quốc tế.
Trung Quốc có cơ hội xuất khẩu vũ khí sang Iran
Từ những năm 1990 đến đầu thế kỉ 21, Trung Quốc đã là nguồn cung cấp công nghệ quân sự chính của Iran. Trong thời gian này, Bắc Kinh đã cho phép Iran được sử dụng công nghệ về tên lửa và thiết bị phòng không nhằm tăng cường sự phát triển cho nghành công nghiệp quốc phòng của nước này
Iran được cho là một thị trường vũ khí lớn cho Trung Quốc với quy mô và lợi thế lớn hơn cả thị trường Pakistan, bất chấp việc Bắc Kinh sẽ không được phép bán cho Iran các chiến đấu cơ FC-1, xe tăng, pháo bức kích 155mm, hệ thống tên lửa bắn loạt, tàu ngầm và thiết bị chiến đấu bộ binh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, Trung Quốc có thể dễ dàng bán các máy bay vận tải cỡ trung Shaanxi Y-8 và Y-9 do phi đội máy bay này của Iran đã lỗi thời. Nếu muốn xuất khẩu thêm các máy bay huấn luyện hay các phương tiện gầm bánh xích thì Trung Quốc sẽ vấp phải sự cạnh tranh từ Nga, nước vốn có sản phẩm quân sự chất lượng tốt hơn Trung Quốc nhưng giá thành từ đó cũng cao hơn.
Trung Quốc cũng có thể tận dụng việc đã đạt được những thành công trong lĩnh vực thông tin liên lạc để xuất khẩu các loại thiết bị điện tử, bao gồm radar và hệ thống truyền dữ liệu tự động. Ngoài ra, Bắc Kinh còn có thể cung cấp các phụ kiện và thiết bị cần thiết cho việc hiện đại hoá quân đội.
Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, trong tương lai gần, phương Tây sẽ không chịu bán vũ khí cho Iran, và đây chính là cơ hội hợp tác quân sự cho 2 cường quốc Nga và Trung Quốc.
Theo_An ninh thủ đô
Sẽ chia tách Vietnam Airlines thành hai hãng hàng không?
Gần đây có thông tin cho rằng sau khi Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cổ phần hóa, Bộ GTVT sẽ chia tách Vietnam Airlines để tạo ra những đơn vị cạnh tranh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định, Việt Nam chỉ có một hãng hàng không quốc gia.
Câu chuyện chia tách lĩnh vực viễn thông đã được phóng viên đưa ra làm dẫn chứng khi đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng bên hành lang Quốc hội chiều 23/6, về những vấn đề hậu cổ phần hóa Vietnam Airlines cùng với ý kiến thành lập hai Tổng Công ty Hàng không miền Bắc và miền Nam trên cơ sở chia tách Vietnam Airlines.
Bộ trưởng Đinh La Thăng nêu quan điểm: "Chia tách Vietnam Airines làm 2 đơn vị và thành 2 hãng hàng không quốc gia Việt Nam? Không được!".
Không thể chia tách Vietnam Airlines thành 2 Tổng Công ty hàng không.
Theo Bộ trưởng Thăng, ở các nước đều xây dựng và phát triển hàng không dựa trên nền tảng của một hãng hàng không quốc gia. Tư nhân gì thì tư nhân vẫn cần phải có một hãng hàng không mạnh mang thương hiệu quốc gia.
"Đó là hình ảnh của một đất nước, là thương hiệu của đất nước, dù là hãng hàng không của nhà nước hay tư nhân. Ngoài thương hiệu quốc gia thì phải kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng để khi đất nước có biến động thì hãng hàng không quốc gia sẽ được chuyển sang phục vụ mục đích quốc phòng" - Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Về hậu cổ phần Vietnam Airlines, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng hãng hàng không này vẫn ì ạch và chậm đổi mới. Bởi, khi cổ phần hóa, nếu thay đổi được bản chất quản trị doanh nghiệp sẽ thay đổi còn hiện giờ Vietnam Airlines chưa thay đổi, chỉ bán mấy phần trăm cổ phần thì chưa có ý nghĩa gì cả, chỉ là "bình mới rượu cũ".
Người đứng đầu ngành GTVT cũng nêu ý kiến khi phải lựa chọn giữa hình ảnh quốc gia và sự phát triển, theo thông lệ quốc tế: "Khi tính toán hiệu quả phải tính chung trong một hiệu quả tổng hợp. Không chỉ thuần túy về tài chính mà phải gắn đến quốc phòng an ninh, chủ quyền và thương hiệu quốc gia".
Trên thực tế, Việt Nam đang mở rộng thị trường hàng không và tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các hãng hàng không nội địa, tuy nhiên trong những năm qua nhiều hãng hàng không tư nhân lại "chết" yểu, như: Indochina Airlines, Trãi Thiên, Air Mekong.
Vietnam Airlines vốn được coi là "con cưng" của Nhà nước nên hãng này từng chiếm giữ thị phần nội địa lớn nhất - 80%. Nhưng, kể từ khi hãng hàng không tư nhân Vietjet Air ra đời, thị phần hàng không nội địa của Vietnam Airlines giảm xuống còn 60%, Vietjet Air có hơn 30% và số còn lại chia cho các hãng Jetstar Pacific, Vasco.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay: "Vietnam Airlines không giảm thị phần mà do Vietjet Air tăng mạnh và tỷ trọng tăng cao hơn nên tổng số thị phần của Vietnam Airlines bị giảm xuống. Như thế là tốt, đúng mục tiêu đặt ra là tăng tính cạnh tranh. Cạnh tranh thì thị phần phải cân bằng một chút, chứ cạnh tranh mà ông bé tí, ông to đùng thì cũng không ý nghĩa gì".
Về các hãng hàng không tư nhân "chết yểu", Bộ trưởng Thăng giải thích vì các hãng này chưa chuẩn bị đầy đủ nên thất bại. Trong kinh doanh hàng không, phải chuẩn bị đầy đủ điều kiện, có thị trường tốt, phải có chiến lược lâu dài và phải triển khai thật.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Apple Watch mở rộng thị trường bán ra Apple vừa đưa ra thông báo trong tháng 6 này, sẽ mở rộng thêm các thị trường được bán mẫu đồng hồ thông minh Apple Watch. Apple Watch sẽ được mở rộng thị trường bán ra trong tháng 6 này - Ảnh: AFP Theo CNET, vào ngày 26.6 tới Apple sẽ mở rộng việc bán Apple Watch thêm các thị trường như: Ý,...