Trung Quốc đưa tàu lặn Giao Long ra Thái Bình Dương
Giao Long, tàu lặn biển sâu có người lái đầu tiên của Trung Quốc, sẽ lên đường thực hiện chuyến thám hiểm ở tây bắc Thái Bình Dương vào ngày 25/6 tới, báo chí Trung Quốc ngày 21/6 dẫn giới chức hải dương nước này.
Xinhua đưa tin, Xiangyanghong 09, tàu mẹ của Giao Long, hôm qua đã rời thành phố cảng Thanh Đảo ở miền đông Trung Quốc để đón tàu lặn tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, theo Nhánh Biển Bắc của Cục hải dương quốc gia Trung Quốc (SOA).
Trong chuyến thám hiểm kéo dài 40 ngày, Giao Long sẽ thực hiện các sứ mệnh nghiên cứu dưới biển và dự kiến sẽ trở về vào tháng 8.
Nhánh Biển Bắc của SOA đã cử 45 nhân viên cho chuyến thám hiểm này. Hầu hết họ đều tham gia các sứ mệnh của Giao Long trước đó.
Dự kiến, vào cuối tháng 11, Giao Long sẽ tới phía tây nam Ấn Độ Dương để tiến hành các nghiên cứu khoa học. Tàu lặn dự kiến sẽ trở về Trung Quốc vào tháng 3 năm sau.
Trung Quốc bắt đầu chế tạo Giao Long từ năm 2002 và hoàn thành tàu lặn 6 năm sau đó với chi phí 74 triệu USD.
Giao Long đã lập kỷ lục lặn xuống độ sâu 7.062 m dưới mực nước biển trong Rãnh Mariana, Thái Bình Dương trong cuộc thử nghiệm hồi tháng 6/2012.
Trung Quốc nói rằng Giao Long được thiết kế để thực hiện các nghiên cứu khoa học biển và tăng cường hiểu biết về đại dương.
Tuy nhiên, các sứ mệnh của Giao Long cũng gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực khi nó có thể được sử dụng để trong các hoạt động quân sự như vẽ bản đồ đáy biển, hỗ trợ hoạt động của tàu ngầm và do thám các nước.
Video đang HOT
Thông tin về chuyến thám hiểm mới của Giao Long được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục có các hành động khiêu khích gần đây nhằm khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
Hồi tháng 5, Trung Quốc đã ngang ngược hạ đặt trái phép một giàn khoan dầu sâu trong thêm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Trường Sa.
Trong khi đó, mới đây, Philippines đã cáo buộc Trung Quốc cải tạo đất tại các bãi đá nhỏ tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) để xây đảo nhân tạo mở các đường băng và các căn cứ quân sự khác.
An Bình
Theo Dantri
Ấn Độ từ chối cho đô đốc Trung Quốc thăm phòng chỉ huy chiến hạm
Hải quân Ấn Độ đã phải lịch sự từ chối một đề nghị bất thường của Tư lệnh hải quân Trung Quốc nhằm được vào thăm trung tâm chỉ huy trên một chiến hạm, trong bối cảnh New Delhi lo ngại về sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Bắc Kinh.
Đại tá Puruvir Das đón tiếp ông Vũ Thắng Lợi (trái) lên thăm chiến hạm INS Shivalik.
Đô Đốc Vũ Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc và cũng là một thành viên của Ủy ban quân ủy Trung Quốc, đã đề nghị được vào thăm Trung tâm thông tin chiến đấu (CIC) của tàu khu trục Ấn Độ INS Shivalik neo đậu tại Thanh Đảo. CIC là trung tâm chỉ huy của con tàu.
Theo các nguồn tin, sĩ quan chỉ huy tàu, Đại tá Puruvir Das, đã từ chối đề nghị của ông Vũ, viện dẫn các quy định hoạt động của tàu.
INS Shivalik đã đón tiếp tư lệnh hàng quân Trung Quốc hôm 22/4 trong chuyến ghé thăm cảng tại Thanh Đảo, sở chỉ huy Hạm đội biển phía bắc của hải quân Trung Quốc ở tỉnh Sơn Đông.
Tờ Hindustan Times, một trong những tờ báo hàng đầu của Ấn Độ, cho biết giới chức nước này từ chối đề nghị của ông Vũ với lý do vì tàu đang có mặt tại cảng nên CIC đã bị khóa và không mở cửa cho người ngoài.
Nhưng ông Vũ vẫn muốn xem phòng điều khiển, và các cố vấn của ông đã thuyết phục phía Ấn Độ rằng Đô đốc Vũ thực sự muốn "mục sở thị" CIC.
Ông Vũ sau đó được cho biết rằng ông có thể vào thăm CIC khi con tàu tham gia cuộc tập trận diễn ra sau đó ở Hoàng Hải. Nhưng ông Vũ đã không đồng ý.
Ngay sau đó, ông Vũ và phái đoàn hải quân Trung Quốc đã rời con tàu.
Một quan chức tại Đại sứ quán Ấn Độ ở Bắc Kinh xác nhận rằng Đô đốc Vũ đã lên thăm khinh hạm INS Shivalik hồi đầu tuần này nhưng không có thông tin gì về đề nghị của Tư lệnh hải quân Trung Quốc.
Đề nghị bất ngờ
Tàu khu trục tàng hình INS Shivalik của Ấn Độ.
CIC được xem là "trung tâm đầu não" của bất kỳ tàu chiến nào, một căn phòng được trang bị các thiết bị chứng tỏ các khả năng và sức mạnh của tàu.
Giới chuyên gia cho rằng đề nghị của Đô đốc Vũ là bất thường vì ngheo nghi thức, giới chức sở tại thường hạn chế đề nghị xem các khu vực nhạy cảm đối với các tàu chiến đang ở thăm.
Bản thân Trung Quốc cũng không mở cửa CIC của các tàu chiến cho các quan chức quân đội nước ngoài vào thăm.
Các nguồn tin cho hay ông Vũ đã phá vỡ nghi thức khi đề nghị thăm CIC. Đại tá Das được cho là đã giải thích với ông Vũ rằng ông không có quyền đưa Tư lệnh hải quân Trung Quốc thăm CIC nhưng có thể dẫn ông tham quan phần còn lại của con tàu.
"Phía Ấn Độ đã hoàn toàn bất ngờ với đề nghị của ông Vũ vì Ấn Độ chưa từng nghe tới chuyện một tư lệnh hải quân lại đề nghị xem CIC trên tàu chiến của một quốc gia khác", tờ Hindustan Times viết.
INS Shivalik tới Thanh Đảo hôm 20/4 để tham gia một cuộc diễn tập đa quốc gia liên quan tới 17 tàu chiến từ 8 quốc gia. Đây là chuyến thăm hữu nghị thứ 2 của INS Shivalik tới Trung Quốc. Lần này, quân đội Trung Quốc đã được tiếp cận nhiều hơn với con tàu so với chuyến thăm đầu tiên tới Thượng Hải hồi năm ngoái.
Các nguồn tin cho hay giới chức Trung Quốc rất quan tâm tới INS Shivalik và bất ngờ khi nó có thể một mình từ cảng Blair của Ấn Độ tới Thanh Đảo mà không cần tàu hộ tống nào.
Ông Das đã từ chối bình luận về vụ việc của ông Vũ và thay vào đó nói rằng cuộc diễn tập chung diễn ra tốt đẹp và rằng ông mong muốn hợp tác sâu rộng hơn với hải quân Trung Quốc.
Vụ việc trên không phải là lần đầu tiên Ấn Độ tỏ ra nghi ngờ về mối quan tâm của Trung Quốc đối với hạm đội hải quân nước này.
Hồi tháng 3, hải quân Ấn Độ cũng từ chối một đề nghị của Bắc Kinh nhằm cho phép các tàu hải quân Trung Quốc vào vùng biển Ấn Độ Dương để tìm kiếm xác chiếc máy bay mất tích MH370 của Malaysia Airlines. Các nhà quan sát Ấn Độ xem đề nghị của Trung Quốc là một nỗ lực ngụy trang nhằm thu thập các tin tức tình báo quân sự.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Các quốc gia Tây Thái Bình Dương ký thỏa thuận hàng hải quan trọng Hơn 20 quốc gia có các lợi ích ở Tây Thái Bình Dương hôm nay 22/4 đã ký kết một khung thỏa thuận thông tin hàng hải, trong một bước đi nhằm đảm bảo rằng việc thiếu liên lạc giữa các tàu hải quân các nước sẽ không dẫn tới một cuộc xung đột. Tàu hải quân Singapore tại Thanh Đảo, Trung Quốc....