Trung Quốc đóng sập cửa TikTok, chấm dứt thương vụ “đêm dài lắm mộng” với Mỹ?
Trung Quốc phản đối việc bị ép phải bán các hoạt động của TikTok tại Mỹ cho một công ty tại xứ cờ hoa, chấp nhận thấy cảnh ứng dụng này bị đóng cửa.
Thông tin này được kênh truyền hình CNBC hôm 11-9 dẫn 3 nguồn tin rành rẽ vụ việc tiết lộ.
TikTok (ứng dụng video ngắn) đã đàm phám với những người mua tiềm năng bao gồm Microsoft và Oracle nhưng gặp nhiều vấn đề. Ngoài ra, quy định của phía Trung Quốc cũng gây cản trở khi ByteDance (công ty mẹ của Tiktok), được yêu cầu phải nộp kế hoạch thương vụ để thông qua tất cả kế hoạch thương vụ.
Các quan chức Trung Quốc tin rằng việc buộc phải bán TikTok sẽ khiến cả ByteDance và Bắc Kinh tỏ ra yếu thế trước sức ép từ Washington, các nguồn tin giấu tên cho biết.
ByteDance cho hãng Reuters biết rằng chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ đề xuất với họ rằng họ nên đóng cửa TikTok ở Mỹ hoặc ở bất kỳ thị trường nào khác.
Hai trong số các nguồn tin cho biết khi cần thiết, Trung Quốc sử dụng những thay đổi này được áp dụng với TikTok hôm 28-8 để trì hoãn bất kỳ thỏa thuận nào mà ByteDance đạt được.
Video đang HOT
Vào ngày 28-8, Trung Quốc sửa đổi danh sách các công nghệ bị cấm hoặc hạn chế xuất khẩu lần đầu tiên sau 12 năm, bao gồm TikTok. Theo đó, nếu ByteDance có kế hoạch xuất khẩu các công nghệ liên quan, họ cần làm các thủ tục cấp phép.
Theo Reuters, những người mua tiềm năng của TikTok đang thảo luận về 4 cách để cấu trúc một vụ mua lại từ ByteDance. Trong số này có kịch bản ByteDance vẫn có thể thúc đẩy việc bán tài sản của TikTok ở Mỹ mà không cần sự chấp thuận của Bộ thương mại Trung Quốc.
Trong ngày 11-9, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ không kéo dài hạn chót buộc ứng dụng Trung Quốc TikTok phải bán cho một công ty Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc TikTok chỉ còn chưa tới một tuần để chốt thỏa thuận trước hạn chót 15-9 mà ông Trump đặt ra. Tổng thống Mỹ đã cho TikTok 45 ngày để bán cho một công ty Mỹ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên gọi Washington ngừng đàn áp các công ty nước ngoài. Ảnh: AP
Khi được hỏi về TikTok hôm 11-9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nhấn mạnh Mỹ đang lạm dụng khái niệm an ninh quốc gia, đồng thời kêu gọi nước này ngừng đàn áp các công ty nước ngoài.
Về phía TikTok, đơn vị này đã nộp đơn kiện chính phủ Mỹ về sắc lệnh của ông Trump. Đơn kiện cho rằng sắc lệnh này đã lạm dụng Đạo luật về quyền hạn kinh tế khẩn cấp quốc tế, vì ứng dụng này không phải là “mối đe dọa bất thường”.
Nhằm đáp trả việc Mỹ hạn chế hoạt động của các nhà ngoại giao Trung Quốc tại nước này, Bắc Kinh tuyên bố áp dụng các biện pháp trả đũa vào tối 11-9.
Trong tuyên bố mới nhất vừa đưa ra, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết Bắc Kinh mới đây đã gửi công hàm ngoại giao cho phía Mỹ về việc áp dụng các biện pháp hạn chế đối đẳng nhằm vào Đại sứ quán và các Tổng lãnh sự quán của nước này tại Trung Quốc, trong đó bao gồm cả Tổng lãnh sự quán tại Hồng Kông.
Các biện pháp này còn áp dụng với quan chức ngoại giao cấp cao và tất cả các nhân viên khác làm việc tại các cơ quan đại diện này.
Tuyên bố nhấn mạnh việc làm này là “phản ứng chính đáng, cần thiết” trước việc làm “sai trái” của Mỹ, đồng thời hối thúc Washington lập tức sửa chữa sai lầm, xóa bỏ việc hạn chế hoạt động đối với Đại sứ quán và các Tổng lãnh sự quán của Trung Quốc cũng như các nhân viên ngoại giao của nước này tại Mỹ.
Bắc Kinh cũng cho biết sẽ tiếp tục có những “hồi đáp tương ứng” dựa trên các hành động của Washington. Trước đó, ngày 2-9, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, nước này sẽ hạn chế quyền đi lại của nhân viên ngoại giao Trung Quốc do Bắc Kinh đã thắt chặt hạn chế đi lại và gặp gỡ của các nhân viên ngoại giao Mỹ nhiều năm qua.
Bước ngoặt mới trong thương vụ TikTok
Chính quyền Bắc Kinh được cho là đã can thiệp vào thương vụ TikTok, giúp công ty này hoãn giao dịch, thậm chí thay đổi cơ cấu khi phải "bán mình".
Sina cho biết việc chính phủ Trung Quốc can thiệp vào thương vụ TikTok đã giúp thay đổi một số nội dung đàm phám giữa ByteDance và Nhà trắng, tạo ra bước ngoặt mới cho công ty này sau khi rơi vào bế tắc.
TikTok vô tình bị kẹt giữa thương chiến Mỹ - Trung. Ảnh: Ascannio.
Trước đó, ngày 28/8, Trung Quốc đã bất ngờ bổ sung danh sách các mặt hàng công nghệ cấm xuất khẩu, trong có các thuật toán AI, công nghệ khuyến nghị dựa trên phân tích dữ liệu. Điều này đồng nghĩa với việc nếu các công ty Mỹ muốn mua lại TikTok kèm thuật toán, ByteDance phải mất nhiều thời gian hơn để xin giấy phép từ chính phủ Trung Quốc. Như vậy, việc mua bán không thể hoàn tất theo yêu cầu của chính quyền Trump. Tác động của Trung Quốc mang lại cho ByteDance nhiều lý do hợp lý để thúc đẩy các nhà đầu tư Mỹ và các bên liên quan tác động đến Lầu Năm Góc.
Trong trường hợp Trung Quốc cấm ByteDance bán công nghệ của TikTok, chính phủ Mỹ phải cân nhắc hai lựa chọn: cấm vĩnh viễn TikTok theo yêu cầu của Tổng thống Trump hoặc để ByteDance bán ứng dụng cho công ty Mỹ mà không bao gồm thuật toán. Nếu TikTok không có thuật toán, ứng dụng này khó duy trì được ở Mỹ. Như vậy, các công ty, nhà đầu tư Mỹ sẽ trực tiếp chịu thiệt. Lựa chọn tốt nhất là để ByteDance giữ lại một số quyền nhất định để các bên đều hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh của TikTok tại khu vực này.
Để ép ByteDance bán TikTok tại Mỹ, Tổng thống Trump đã ban hành hai lệnh cấm liên tiếp: buộc công ty phải hoàn tất thương vụ trước 15/9, nếu không sẽ bị cấm vĩnh viễn. Hai lệnh cấm này viện những lý do không thống nhất. Lệnh cấm ngày 6/8 cho rằng chính phủ Trung Quốc có thể đánh cắp dữ liệu người dùng Mỹ thông qua TikTok. Nhưng lệnh cấm thứ hai vào ngày 14/8 lại lấy lý do của Uỷ ban đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) nói việc ByteDance mua lại Musical.ly trước đó đe doạ về an ninh quốc gia và hai bên đã không thông báo về việc hoàn tất giao dịch vào năm 2018.
Nguồn tin của Sina nói rằng chính phủ Mỹ gây sức ép lên TikTok khiến nội bộ công ty diễn ra một cuộc "thanh lọc những người cực đoan". Trong khi ByteDance muốn kéo dài thời gian mua bán càng lâu càng tốt, một số nhà đầu tư Mỹ và cựu CEO Kevin Mayer lại muốn đẩy nhanh thương vụ. Cuối cùng, khi Zhang Yiming, CEO ByteDance, thể hiện quan điểm cứng rắn, muốn giữ lại TikTok, Kevin Mayer đã nộp đơn từ chức sau ba tháng tại nhiệm.
Theo các nhà phân tích, gần đây Zhang Yiming cũng có quan hệ thân thiết hơn với chính phủ Trung Quốc. Vì vậy, việc Bắc Kinh can thiệp vào thương vụ này là dễ hiểu. Chính quyền Trung Quốc muốn gửi thông điệp đến những doanh nghiệp bị vướng vào cuộc chiến Mỹ - Trung rằng Bắc Kinh sẽ không bỏ họ lại phía sau. "Chúng tôi muốn cho các nước khác thấy rằng đây là điều mà chính phủ Trung Quốc sẽ hành động nếu bạn bắt nạt bất kỳ công ty nào của chúng tôi", Reuters dẫn lời nguồn tin thân cận.
Dù vẫn chưa biết chắc kết quả cuối cùng của cuộc đàm phán giữa hai bên, rõ ràng, tác động của chính quyền Bắc Kinh khiến việc thâu tóm TikTok không còn dễ dàng như dự đoán của người Mỹ. Ít nhất ByteDance sẽ có thêm thời gian và được quyền ra giá cao hơn so với trước đây.
TikTok chi nhánh Mỹ có thể đã có chủ mới nhưng chưa được tiết lộ Theo thông tin mới nhất xác nhận, thương vụ mua lại TikTok của một đại gia công nghệ nào đó đã hoàn tất và sẽ sớm có thông báo chính thức. Theo CNBC, TikTok và các bên liên quan đã tiến tới một thỏa thuận và một thông báo chính thức về thương vụ này sẽ được công bố trong thời gian sớm...