Trung Quốc đối phó ra sao trước đòn tấn công của Mỹ vào ngành công nghệ?
Tờ ‘Đông phương’cho rằng Mỹ không chỉ tấn công kinh tế Trung Quốc thông qua phát động chiến tranh thương mại, mà còn từng bước tấn công lĩnh vực khoa học công nghệ của Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Một loạt hành động bao vây, cấm vận của Mỹ đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ hàng đầu của Trung Quốc, Tập đoàn Huawei, gần đây là một minh chứng rõ nét.
Gần đây, việc Mỹ tấn công Tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, Huawei, chính là bước “nâng cấp” sau khi Mỹ cấm vận Tập đoàn Viễn thông ZTE, đồng thời đánh dấu chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đã lan sang lĩnh vực công nghệ cao. Nhằm đánh đổ Huawei Mỹ áp dụng ba biện pháp chủ yếu.
Một là cấm các doanh nghiệp của Mỹ tiến hành trao đổi thương mại và hợp tác với Huawei, ngăn cản Huawei có được nguồn cung cấp linh kiện từ các doanh nghiệp Mỹ. Hai là để Google ra tay, tạm thời ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng của Google cho các thiết bị của Huawei.
Ba là Google ngừng cung cấp kỹ thuật mà Google có bản quyền đối với điện thoại tiêu chuẩn (điện thoại đạt chuẩn Google) sử dụng cấu hình Android, ngăn cấm thiết bị điện tử của Huawei truy cập các bản cập nhật dành cho hệ điều hành Android.
Video đang HOT
Ba biện pháp trên của Mỹ đều là xuất phát từ chính trị và luật pháp trong nước Mỹ, phá vỡ nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế và hợp tác công nghệ mạng. Hiện nay, Chính phủ Mỹ không có bất kỳ chứng cứ nào cho thấy Huawei xâm phạm an ninh quốc gia của Mỹ, cho nên không có bất kỳ sự hỗ trợ nào về mặt pháp lý đối với cách làm của Mỹ.
Vì thế, Mỹ thông qua hình thức mệnh lệnh của Tổng thống và chính sách khẩn cấp để thực hiện những biện pháp này. Cách làm của Mỹ hiển nhiên đã phớt lờ phạm trù pháp trị và hiệp thương quốc tế, còn quyết định của Google đương nhiên không phải là hành vi của doanh nghiệp, mà là hành động chính trị của Chính phủ Mỹ.
Google cùng với các doanh nghiệp quốc tế khác hợp tác thúc đẩy hệ điều hành Android, mong muốn ban đầu là phá vỡ sự lũng đoạn của Apple. Kết quả là từ một sản phẩm công cộng mang tính hợp tác quốc tế biến thành sản phẩm kỹ thuật tư hữu hóa do Google kiểm soát – điều vi phạm nguyên tắc thị trường.
Xuất phát từ lý do chính trị cấm Huawei sử dụng dịch vụ Internet trả phí càng là phá vỡ hợp tác công nghệ quốc tế. Còn trên mạng Internet cấm thiết bị của Huawei sử dụng dịch vụ của Google, một mặt đã phủ định tính chất mở cửa, công cộng của mạng Internet.
Mặt khác lệnh cấm của Google là nhằm vào người sử dụng (khách hàng) thiết bị của Huawei, lợi dụng sự phán xét chính trị chứ, không phải là một quyết định công bằng theo luật pháp quốc tế để cấm sử dụng thiết bị Huawei trên mạng quốc tế, về căn bản Google đã phá vỡ môi trường mở cửa của Internet.
Điều đáng lo ngại là cách làm nhằm vào Huawei của Mỹ rất dễ được lan sang các doanh nghiệp khác của Trung Quốc và thậm chí là cả doanh nghiệp của các nước khác.
Do vậy có thể nói, về bản chất cách chiến tranh thương mại, chiến trang mạng, chiến tranh khoa học công nghệ Mỹ phát động không chỉ nhằm vào riêng Trung Quốc, mà còn nhằm vào các nước khác, thậm chí đã phủ định quy tắc trật tự quốc tế mà cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Mỹ, xây dựng hàng chục, hàng trăm năm qua, đồng thời thể hiện chủ nghĩa bá quyền của Mỹ.
Trung Quốc là nạn nhân đầu tiên, nên cần phải có biện pháp đối phó. Hơn nữa nước này cần coi đây là cuộc chiến tranh thực thụ, nhanh chóng chuyển từ thế bị động sang thế chủ động, ít nhất cũng là “dĩ công vi thủ” (lấy tấn công để phòng thủ).
Trung Quốc có thể đưa ra một số biện pháp để đối phó với Mỹ. Thứ nhất, khi Mỹ bao vây Huawei, Trung Quốc hoàn toàn có thể bao vây, tấn công Apple, Google, mở rộng chiến trường ra toàn cầu. Ngoài ra Trung Quốc còn có thể bao vây các doanh nghiệp thuộc gia tộc Donald Trump.
Thứ hai, Mỹ dùng mệnh lệnh Tổng thống để bao vây Huawei, Trung Quốc có thể áp dụng lệnh tổng động viên toàn quốc khẩn cấp, dùng tinh thần “một tên lửa hai vệ tinh” trước đây, xây dựng tiêu chuẩn công nghệ vi mạch, mạng máy tính và kỹ thuật thông tin độc lập. Thứ ba, Trung Quốc hợp tác với tất cả các nước ngoài Mỹ, thiết lập sân chơi quốc tế mang tính chất mở cửa, không chịu sự kiểm soát của Mỹ và bị Mỹ lợi dụng.
Theo Bnews
Bất chấp lệnh cấm của Mỹ, Huawei không từ bỏ chương trình phát triển thiết bị 5G
Huawei vẫn tự tin vào chương trình sản xuất thiết bị 5G bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ, với việc tiếp tục hoạt động bình thường trong các phòng thí nghiệm.
"Nếu Huawei không được phép cung cấp thiết bị 5G cho Mỹ, thì những người cuối cùng phải chịu thiệt sẽ lại chính là người Mỹ, những người sẽ không được tiếp cận với công nghệ 5G tốt nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất. Ở châu Âu, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã công khai nói rằng nếu họ không được chọn lựa Huawei, thì điều này sẽ gây trì hoãn cho việc triển khai hệ thống mạng viễn thông 5G trong khoảng 24 tháng", người phát ngôn Huawei Joe Kelly khẳng định.
Huawei khẳng định không từ bỏ chương trình 5G bất chấp lệnh cấm từ Mỹ.
Huawei, nhà sản xuất thiết bị mạng viễn thông lớn nhất thế giới đã nhiều lần phủ nhận thông tin bị kiểm soát bởi chính phủ, quân đội hay các dịch vụ tình báo của Trung Quốc. Tập đoàn này đang nỗ lực dẫn đầu cuộc đua toàn cầu cho các mạng viễn thông 5G thế hệ tiếp theo, nhưng phải chịu áp lực trừng phạt ngày một lớn từ phía Mỹ, do cho rằng thiết bị của Huawei có thể được sử dụng để phục vụ cho mục đích gián điệp.
Huawei mới đây đã đệ trình một bản kiến nghị lên tòa án vì tính vi hiến của Điều 889 trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng 2019 của Mỹ, không những cấm các cơ quan chính phủ Mỹ mua thiết bị của Huawei, mà cũng cấm luôn họ tài trợ hoặc cho một bên thứ ba vay tiền để mua thiết bị của tập đoàn này. Dự luật về việc áp dụng Đạo luật Ủy quyền quốc phòng được Quốc hội Mỹ thông qua vào mùa hè năm ngoái, với lý do an ninh quốc gia liên quan tới mối quan hệ giữa Huawei và chính phủ Trung Quốc.
Huawei hiện đang ở trung tâm cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Ngày 20/5, Google ngừng cấp phép sử dụng Android với Huawei, theo sắc lệnh mà Tổng thống Trump ký ngày 15/5, trong đó Huawei bị coi là rủi ro an ninh với Mỹ. Sau đó, hàng loạt công ty thông báo ngừng kinh doanh với Huawei như Intel, Qualcomm, Xilinx, Broadcom...
Ngày 21/5, Mỹ nới lỏng một số hạn chế và Google khẳng định tiếp tục hợp tác với Huawei tới ngày 19/8. Sau thời điểm này, điện thoại đang sử dụng của Huawei sẽ không còn được tiếp cận với các phiên bản cập nhật của hệ điều hành Android. Những chiếc điện thoại mới sẽ mất quyền truy cập vào các ứng dụng phổ biến như YouTube và Chrome.
Theo VTC
Hệ điều hành riêng của Huawei sẽ có tên là "Ark OS", không phải "HongMeng" "Ark OS" có thể là tên gọi chính thức của hệ điều hành mà Huawei phát triển để thay thế cho Android. Đầu tuần trước, có báo cáo cho rằng Huawei đang phát triển hệ điều hành của riêng mình với tên gọi là "HongMeng OS" nhằm thay thế Android, sau khi bị Google "nghỉ chơi" do ảnh hưởng từ lệnh cấm của...