Huawei: Lệnh cấm của Trump có thể khiến 10.000 người Mỹ mất việc
Giám đốc pháp lý của Huawei cho biết hôm 29/5 rằng việc Mỹ đưa Huawei vào ‘danh sách đen’ có thể khiến chính nhân công tại Mỹ phải trả giá, và hàng tỷ người dùng trên thế giới chịu ảnh hưởng.
Đưa Huawei vào “danh sách đen” có thể khiến chính nhân công tại Mỹ phải trả giá.
Hơn một tuần kể từ sau khi bị Mỹ tung đòn choáng váng, Huawei dường như đã lấy lại được thăng bằng và bắt đầu có những chiến lược rõ ràng. Một mặt, bộ phận di động của hãng triển khai “phương án B” – là tự phát triển hệ điều hành thay thế Android của Google cùng với tự sản xuất chip để thay thế nguồn cung từ Qualcomm, Intel.
Mặt khác, bộ phận pháp lý của Huawei đang lên án chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho rằng việc đưa công ty vào “danh sách đen” sẽ có tác động mạnh đến ngành công nghiệp Mỹ.
Trong một cuộc họp báo tại Thâm Quyến, Giám đốc pháp lý của Huawei – ông Song Liuping, cảnh báo lệnh cấm của Mỹ có thể làm tổn thương hàng tỷ người dùng di động trên thế giới, và khiến nhiều người Mỹ mất việc.
“Quyết định này đe dọa, gây tổn hại cho khách hàng của chúng tôi tại hơn 170 quốc gia, bao gồm hơn 3 tỷ người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Huawei trên toàn thế giới”, ông Song nói.
Giám đốc pháp lý của Huawei – ông Song Liuping cảnh báo lệnh cấm của Tổng thống Trump có thể khiến hàng chục ngàn người Mỹ mất việc.
“Việc ngăn chặn các công ty Mỹ hợp tác với Huawei, họ (chính quyền của ông Trump) sẽ trực tiếp gây hại cho hơn 1.200 công ty có trụ sở tại Mỹ”, ông nói thêm. “Điều này tương đương với hàng chục ngàn việc làm tại Mỹ sẽ bị ảnh hưởng”.
Video đang HOT
Người đứng đầu mảng pháp lý của Huawei cũng tuyên bố rằng công ty đang tăng cường nỗ lực trong một vụ kiện mà họ đã đệ đơn chống lại Mỹ vào tháng 3/2019, nhằm loại bỏ các hoạt động kinh doanh của họ.
“Các chính trị gia ở Mỹ đang sử dụng sức mạnh của cả một quốc gia để đến chống lại một công ty tư nhân”, Song nói tại hội nghị. “Điều này không bình thường. Hầu như chưa từng thấy trong lịch sử.”
Ông khẳng định thêm rằng Mỹ đã không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào trong tuyên bố rằng Huawei là mối đe dọa an ninh quốc gia. “Không có súng, không có khói. Chỉ có suy đoán”, ông Song nhấn mạnh.
Theo Doanh Nghiệp
Huawei bị cấm vận, sự ảm đạm bao trùm ngành công nghệ Trung Quốc
Truyền thông Trung Quốc ít đề cập đến cuộc chiến công nghệ đang diễn ra với Mỹ, nhưng giới chuyên gia không khỏi lo lắng về hậu quả lâu dài.
Những hội nghị cấp cao diễn ra cuối tuần qua tại Trung Quốc hiếm khi đả động tới việc Mỹ giáng đòn phủ đầu lên các công ty công nghệ nước này. Nhưng giới chuyên gia cảnh báo bầu không khí ảm đạm đang bao trùm ngành công nghiệp công nghệ Trung Quốc, theo South China Morning Post.
Chính phủ Mỹ ra lệnh cấm các công ty trong nước làm ăn với Huawei khi chưa được phép. Lập tức, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc nhận "án tử" từ Google, Microsoft hay Qualcomm.
Người Trung Quốc tránh nói về chủ đề Huawei và đòn đánh của Mỹ.
Nhiều cái tên khác của Trung Quốc như công ty thiết bị giám sát Hikvision và iFlyTek được cho là đang bị xem xét thêm vào danh sách đen. Nên nhớ năm ngoái, ZTE gần như phá sản do lệnh cấm tiếp cận công nghệ Mỹ.
Theo phản ứng tự nhiên, người dùng Huawei trên toàn thế giới có tâm lý "bán tháo" điện thoại vì sợ thiết bị trở thành "cục chặn giấy". Cổ phiếu các nhà sản xuất chip như Qualcomm sụt giảm do tâm lý lo ngại của giới đầu tư về khả năng tăng trưởng của những công ty có nguồn lợi phụ thuộc vào gã khổng lồ Trung Quốc, cùng các biện pháp trả đũa trong tương lai.
Nỗi lo sợ "không thành lời"
Tại hội nghị về dữ liệu Big Data Expo diễn ra ở Quý Dương hôm 26/5, ban tổ chức bố trí một màn hình lớn hiển thị lá thư của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các quốc gia hợp tác phát triển công nghệ mới, đặc biệt là dữ liệu lớn và trí thông minh nhân tạo.
Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc Miêu Vu cũng không quên nhắc lại thông điệp của ông Tập trong các bài phát biểu quan trọng. Isabel Ge Mahe, Giám đốc điều hành của Apple tại Trung Quốc, xuất hiện ở buổi ra mắt khóa lập trình cho trẻ em hợp tác với Đại học Sư phạm Bắc Kinh ra sức lấy lòng giới chức nước này: "Chúng tôi rất tự hào vì có thể giúp đỡ Trung Quốc phát triển kinh tế".
Ngay như tại Hội nghị Công nghệ Trí tuệ Nhân tạo Toàn cầu tại Nam Ninh, vốn hội tự đầy đủ anh tài bản địa, cũng không đề cập tới cuộc chiến thương mại đang diễn ra. Dẫu vậy, chủ đề về Huawei và sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ Mỹ vẫn phủ sóng rộng khắp, dù nhiều người không đưa ra quan điểm công khai.
Nhà khoa học đứng đầu một công ty tài chính lớn ở Trung Quốc thẳng thắn nói không một công ty nào, kể cả của Mỹ, có thể chịu được cuộc tấn công toàn diện như cái cách mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đang hành xử với Huawei.
Một chuyên gia nhận định không có công ty nào có thể trụ vững trước các đòn đánh của Mỹ.
"Đây là một cuộc chiến công nghệ, một trận chiến thực sự dù không có súng hay đại bác. Mỹ có rất nhiều ảnh hưởng và đồng minh. Nếu Huawei sụp đổ, Trung Quốc chỉ có thể kiện ra tòa theo cách ôn hòa. Mỹ sau đó có thể tiếp tục sử dụng chiến thuật tương tự và mãi kìm chế Trung Quốc", vị này đề nghị giấu tên vì chủ đề được coi là nhạy cảm về mặt chính trị.
Một giám đốc điều hành khác, hiện đứng đầu phòng thí nghiệm dữ liệu của một công ty công nghệ lớn Trung Quốc, cũng bảy tỏ lo ngại tình cảnh hiện tại có thể gây hại và dẫn tới sụp đổ của thế giới công nghệ.
"Mất quyền truy cập vào GPU (bộ xử lý đồ họa) chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Điều gì sẽ xảy ra nếu nó dẫn tới tình trạng phân mảnh các nền tảng mã nguồn mở? Chúng ta phải làm gì sau đó? Chúng ta có phải chọn theo phe nào hay không?", vị giám đốc chia sẻ. Ông thường xuyên phải di chuyển qua lại giữa Bắc Kinh và Thung lũng Silicon để làm việc.
Chủ nghĩa dân tộc dâng cao
Huang Tiejun, giáo sư tại Đại học Bắc Kinh và là tổng thư ký của hiệp hội đổi mới công nghệ AI, lại tỏ ra lạc quan. Ông không đồng tình trước quan điểm nói rằng cuộc chiến sẽ kìm hãm Trung Quốc trong tham vọng AI.
Hiệp hội mà Huang Tiejun tham gia là một phần trong nỗ lực để giúp chính phủ thực hiện kế hoạch AI mang tầm quốc gia với sự tham gia của đại diện nhiều công ty, như Huawei, ZTE và giới hàn lâm.
"Trong lĩnh vực AI, Trung Quốc có lợi thế về lượng dữ liệu nắm giữ và ứng dụng hoạt động. Chúng tôi sẽ theo sát lộ trình phát triển mã nguồn mở. Nếu có những người bạn đồng hành, chúng tôi sẽ tiến bộ nhanh hơn, nếu không thì chậm một chút cũng chẳng sao", giáo sư Huang trả lời phỏng vấn bên lề một hội nghị tại Nam Kinh.
Trung Quốc không giấu tham vọng AI của mình.
Zhou Hongyi, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của công ty bảo mật internet Quihoo 360 cũng bày tỏ ủng hộ "đồng hương" trong cuộc chiến cam go. Phát biểu tại một diễn đàn ở Thành Đô hôm 25/5, ông lý giải hành động của Mỹ nhắm vào Huawei xuất phát từ tâm lý lo sợ trước viễn cảnh Trung Quốc thống trị cơ sở hạ tầng viễn thông 5G.
Zhou Hongyi gọi theo cách đầy mỉa mai đó là nỗi lo "không thể theo dõi người khác". Trên các diễn đàn, mạng xã hội Trung Quốc đang ủng hộ quan điểm cho rằng Mỹ là kẻ hai mặt khi cáo buộc Huawei làm "tay sai" cho chính phủ.
Tỷ phú Zhou Hongyi đã hủy niêm yết cổ phiếu Qihoo trên sàn chứng khoán Mỹ vì "với một công ty bảo mật, muốn kiếm tiền trước hết nó phải phù hợp với lợi ích của đất nước, xã hội và người dân của họ".
Không chỉ Quihoo, mới đây nhất nhà sản xuất chip bán dẫn SMIC lớn nhất Trung Quốc cũng nói lời tạm biệt sàn chứng khoán New York dù lý do đưa ra là vì chi phí cao và lượng giao dịch thấp.
Theo Zing
Huawei tiếp tục kiện chính phủ Mỹ vì đạo luật của Trump Trong nỗ lực chống lại lệnh cấm vận của Washington, tập đoàn Huawei gửi đơn yêu cầu tòa án Mỹ xem xét, cho rằng đạo luật quốc phòng NDAA 2019 của chính quyền ông Trump là vi hiến. Kiến nghị của công ty Trung Quốc được gửi tới Tòa án Quận phía đông Texas hôm 28/5, yêu cầu tuyên bố Đạo luật Ủy...