Trung Quốc đối mặt với làn sóng COVID-19 nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch
Trung Quốc đang nỗ lực ứng phó trước đợt bùng phát COVID-19 nghiêm trọng nhất trong hai năm qua.
Người dân xếp hàng dưới tuyết chờ đến lượt xét nghiệm tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Ảnh: AP
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), sau hai ngày vượt quá 1.000 ca/ngày, số ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng tại Trung Quốc đã tăng lên trên 3.100 ca tại 16 tỉnh cũng như 4 thành phố lớn, bao gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải và Trùng Khánh. Trung Quốc đã cho phép sử dụng phổ biến bộ xét nghiệm nhanh kháng thể (RAT) nhằm kiểm soát đại dịch.
Trong một báo cáo ngày 13/3 của Ủy Bản Y tế Quốc gia (NHC), các ca mắc có triệu chứng tăng gấp ba lần, từ 476 lên 1.807 ca chỉ sau một ngày. Trong khi đó, các ca mắc không triệu chứng cũng tăng từ 1.048 lên 1.315 ca.
Một số giới chức y tế địa phương cho rằng nguyên nhân khiến làn sóng COVID-19 mới lây lan mạnh là do biến thể Omicron. Biến thể này gây ra triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với biến thể virus Corona ban đầu.
“Thủ phủ” công nghệ Thâm Quyến thông báo sẽ triển khai ba đợt xét nghiệm COVID-19 trên toàn thành phố trong tuần này.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố ngày 13/3, chính quyền thành phố cho biết dịch vụ phương tiện công cộng bao gồm xe buýt và tàu điện ngầm sẽ tạm ngừng hoạt động từ ngày 14/3. Người dân được khuyến cáo làm việc tại nhà và chỉ ra ngoài để mua các nhu yếu phẩm. Tất cả du khách muốn xuất ngoại phải nộp kết quả xét nghiệm âm tính được thực hiện trong vòng 24 giờ trước đó.
Tina Su, một người mẹ hai con đang làm việc sống ở quận Nanshan, cho biết tình hình ở Thâm Quyến có vẻ đáng lo ngại hơn hai năm trước.
“Chúng tôi được khuyến cáo ở nhà trong cả tuần. Tôi thực hiện xét nghiệm PCR gần như mỗi ngày trong 25 ngày qua. Điều này đã tạo sức ép về nguồn nhân lực cũng như chi phí cho giới chức y tế địa phương”, cô Tina chia sẻ.
Hầu hết số ca mắc mới tại Trung Quốc được ghi nhận tải tỉnh Cát Lâm, với 2.156 ca, trong đó có 1.412 ca có triệu chứng.
Zhang Yan, một quan chức y tế cộng đồng phụ trách chống dịch của tỉnh, cho hay các thành phố thuộc tỉnh Cát Lâm và thủ phủ Trường Xuân đã tiến hành xét nghiệm diện rộng để kiểm soát các ổ lây nhiễm.
Ông Jing Junhai, bí thư tỉnh ủy Cát Lâm, khẳng định cung cấp đủ nhu yếu phẩm ngày cho thị trường, đồng thời cam kết sẽ ngăn chặn mọi hành vi che giấu mức độ nghiêm trọng của đại dịch.
NHC đã cấp phép sử dụng phổ biến đối với bộ dụng cụ test kit từ ngày 11/3, sau khi Thủ tướng Lý Khắc Cường thông báo sẽ tinh chỉnh chiến lược “zero-COVID” của quốc gia.
Quan chức Zhang cho biết tỉnh Cát Lâm khuyến khích việc sử dụng kit test nhanh để ngăn chặn chuỗi lây truyền virus. Tỉnh cũng dự kiến đưa vào hoạt động bệnh viện dã chiến với 1.500 giường bệnh ở thủ phủ Thường Xuân – nơi đã áp dụng lệnh phong tỏa từ ngày 12/3.
Bên khu vực ven biển phía Đông, trung tâm tài chính Thượng Hải và thành phố cảng Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông) cũng đang chật vật ứng phó với các đợt bùng phát nghiêm trọng.
Người dân tại hai thành phố được khuyến cáo hạn chế tất cả những hoạt động đi lại không cần thiết. Du khách nhập cảnh và xuất cảnh đều phải xuất trình kết quả âm tính COVID-19 trong 48 giờ đồng hồ. Thượng Hải đã đóng cửa 157 công viên và dự kiến đóng tiếp 45 công viên khác. Dịch vụ xe buýt công cộng đã ngưng phục vụ. Khuôn viên các trường đại học cũng hạn chế các hoạt động.
Tại thủ đô Bắc Kinh, du khách trong 7 ngày đầu tiên tới thành phố không được tham gia các buổi tụ tập hay bữa ăn đông người.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Sun Chunlan đánh giá đợt bùng phát COVID-19 hiện nay là “phức tạp và nghiêm trọng”, do đó hối thúc giới chức y tế nỗ lực kiểm soát các ổ dịch.
Theo báo tỉnh Nanfang Daily, 6 quan chức ở Đông Quan (tỉnh Quảng Đông) đã bị sa thải vì vi phạm công tác xử lý dịch trong đợt dịch bùng phát tại thành phố công nghiệp bắt đầu vào ngày 1/3.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...