Trung Quốc đối mặt khủng hoảng kinh tế thứ hai sau vụ Evergrande
Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng khó khăn năng lượng đột ngột khiến nước này đối mặt với khủng hoảng kinh tế tương tự vụ việc của Evergrande vừa qua.
Một trạm biến điện phụ tại thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc). Ảnh: Xinhua
Tờ Bloomberg (Mỹ) nhận định nhu cầu về điện tăng cao khi giá khí đốt và than đá lên mạnh kèm theo mục tiêu nghiêm khắc của Bắc Kinh trong giảm khí thải đã dẫn đến tình trạng xử lý mạnh tay tiêu thụ năng lượng. Ngành sản xuất của Trung Quốc chịu tác động đầu tiên và một số nhà máy đang đối mặt với yêu cầu hạn chế các hoạt động.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã cố gắng đảm bảo bầu trời trong xanh tại Olympic mùa Đông ở Bắc Kinh trong tháng 2 tới và cho cộng đồng thế giới thấy rằng ông nghiêm túc về việc giảm khí thải.
Gần một nửa trong 23 tỉnh của Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu năng lượng do Bắc Kinh đề ra và hiện đang chịu nhiều áp lực để điều chỉnh mức sử dụng năng lượng. Những tỉnh chịu nhiều tác động nhất là Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông-bộ ba chiếm giữ 1/3 kinh tế Trung Quốc.
Các nhà phân tích tại công ty Nomura Holding (Nhật Bản) dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ giảm đi trong quý này. Nhà phân tích Ting Lu tại Nomura Holding nhận xét: “Sự chú ý của thị trường hiện nay tập trung vào Evergrande và kiểm soát chưa từng có tiền lệ của Bắc Kinh với lĩnh vực bất động sản”.
Video đang HOT
Tình trạng thiếu năng lượng tại Trung Quốc phản ánh nguồn cung năng lượng toàn cầu đang khan hiếm, điều này đã gây hỗn loạn tại nhiều thị trường ở châu Âu. Kinh tế hồi phục sau quá trình phong tỏa vì COVID-19 sẽ tăng cường nhu cầu sử dụng điện tại các cơ sở sản xuất. Tổng sản lượng điện sử dụng trong nửa đầu năm nay đã tăng 16% so với năm trước.
Nền kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều rủi ro do thiếu trầm trọng than đá và khí đốt được sử dụng để sưởi ấm cho các hộ gia đình và nhà máy trong mùa Đông này. Trung Quốc trước đây từng chia khẩu phần năng lượng trong những tháng mùa Đông nhưng nước này chưa bao giờ phải đối mặt với mức giá năng lượng toàn cầu như hiện nay.
Trong những mùa Đông trước khi nhu cầu năng lượng tăng mạnh tại Trung Quốc, máy phát điện chạy bằng diesel đã giúp bù đắp lượng thiếu hụt từ đường dây truyền tải điện. Nhưng chuyên gia Zeng Hao tại công ty năng lượng Shanxi Jinzheng đánh năm nay xuất hiện vật cản là chính sách của chính phủ đã hạn chế tiềm năng của ngành công nghiệp năng lượng trong tăng cường sản xuất đáp ứng nhu cầu.
Tại tỉnh Giang Tô, nhiều nhà máy gang thép đã phải đóng cửa trong khi một số thành phố quyết định tắt đèn đường để tiết kiệm năng lượng. Tại tỉnh Chiết Giang, khoảng 160 công ty tiêu thụ nhiều năng lượng đã ngưng hoạt động. Tại tỉnh Liêu Ninh, có tới 14 thành phố yêu cầu cắt điện khẩn cấp và nguyên nhân được đưa ra là do giá than đá tăng.
Một nhà máy dệt may tại tỉnh Giang Tô vào ngày 21/9 nhận được thông báo từ chính quyền địa phương về việc cắt điện. Thông báo cũng đề cập điện chỉ có trở lại từ 7/10 hoặc thậm chí muộn hơn. Người quản lý nhà máy chia sẻ với tờ Global Times ngày 26/9: “Việc giảm năng lượng chắc chắn gây ảnh hưởng đến chúng tôi. Việc sản xuất bị ngưng lại, các đơn đặt hàng cũng vậy trong khi 500 nhân viên của chúng tôi phải nghỉ làm cả tháng trời”.
Công ty Yunnan Aluminum chuyên sản xuất kim loại đã giảm bớt sản lượng do áp lực từ Bắc Kinh. Tình trạng tương tự cũng xảy ra trong lĩnh vực thực phẩm Trung Quốc. Thành phố Thiên Tân trong tháng này đã yêu cầu nhà máy xử lý đậu tương đóng cửa.
Theo tờ Nikkei Asia, một số nhà cung cấp thiết bị cho Apple và Tesla đã ngưng hoạt động cơ sở của họ tại Trung Quốc từ ngày 26/9 do tác động từ giới hạn nguồn cung năng lượng. Ông Ting Lu cho biết: “Thị trường toàn cầu sẽ sớm cảm nhận tác động của tình trạng thiếu nguồn cung từ sản phẩm dệt may cho tới đồ chơi và các bộ phận máy móc”.
Ông Larry Hu tại ngân hàng Macquarie Group (Australia) phân tích: “Các chính khách Trung Quốc dường như sẵn sàng chấp nhận tăng trưởng chậm cho đến cuối năm nay để đạt được mục tiêu về khí thải. Mục tiêu Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên 6% khá dễ dàng đạt được nhưng mục tiêu về khí thải thường gặp nhiều khó khăn hơn, đặc biệt là với phát triển mạnh trong nửa đầu năm nay”.
Trung Quốc yêu cầu Evergrande tránh vỡ nợ
Trung Quốc chưa phát tín hiệu cho thấy sẽ cứu trợ Evergrande, nhưng yêu cầu doanh nghiệp này phải tránh vỡ nợ trái phiếu ngắn hạn bằng USD.
Các nhà quản lý tài chính ở Bắc Kinh đã ban hành một loạt hướng dẫn cho Evergrande, khuyến khích doanh nghiệp này thực hiện tất cả biện pháp có thể để tránh vỡ nợ ngắn hạn đối với trái phiếu bằng đồng USD trong khi tập trung vào việc hoàn thành các bất động sản chưa hoàn thành và trả nợ cho các nhà đầu tư cá nhân.
Trong một cuộc họp gần đây với đại diện của Evergrande, các nhà quản lý cho biết công ty nên chủ động liên lạc với các trái chủ để tránh vỡ nợ, nhưng không đưa ra hướng dẫn cụ thể hơn, theo một nguồn tin thân cận với vấn đề. Nhà phát triển bất động sản này đến hạn thanh toán khoản lãi trái phiếu trị giá 83,5 triệu USD hôm 23/9.
Không có dấu hiệu nào cho thấy các cơ quan quản lý đề nghị hỗ trợ tài chính cho Evergrande để thanh toán trái phiếu. Nguồn tin yêu cầu giấu tên này cho biết các nhà hoạch định chính sách cũng đang cố gắng tìm hiểu thêm về những người nắm giữ trái phiếu của Evergrande. Theo Bloomberg , tính đến cuối giờ chiều 23/9, hai chủ sở hữu trái phiếu của Evergrande cho biết họ vẫn chưa được thanh toán.
Một dự án bất động sản của Evergrande tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg
Việc các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc không thông tin rõ ràng về Evergrande đã khiến số phận của công ty này bị bao phủ bởi sự bấp bênh. Dow Jones đưa tin hôm 23/9 rằng giới chức đã chỉ thị cho các chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước chỉ vào cuộc vào phút chót nếu Evergrande không xử lý được một cách có trật tự. Nhà chức trách đã phát tín hiệu không bảo lãnh doanh nghiệp bất động sản này.
Các nhà đầu tư cá nhân, người mua nhà và nhà thầu đã tổ chức các cuộc biểu tình tại văn phòng của Evergrande trên khắp Trung Quốc. Trong khi thị trường chứng khoán từ Hong Kong đến New York đã biến động mạnh trong tuần này, khi các nhà đầu tư cân nhắc về viễn cảnh ảnh hưởng thị trường bị tác động bởi "quả bom nợ" này.
Cuộc khủng hoảng của Evergrande có thể bắt nguồn một phần từ chiến dịch của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm kiềm chế các công ty bất động sản sử dụng đòn bẩy quá mức và ngăn chặn rủi ro đạo đức. Tuy nhiên, chính quyền của ông Tập khó có thể vui mừng với một vụ vỡ nợ khổng lồ có thể đe dọa sự ổn định kinh tế và xã hội nước này. Gần đây, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã liên tục phải bơm tiền vào thị trường để xoa dịu những lo ngại về cuộc khủng hoảng này.
Suy đoán về khả năng Evergrande có thể tránh được kịch bản xấu nhất đã giúp nâng giá trái phiếu và cổ phiếu của công ty này hôm 23/9. Trái phiếu đến hạn vào năm 2022 bằng đồng USD của Evergrande tăng 6,7 cent lên 31,9 cent vào cuối ngày. Cổ phiếu của hãng cũng tăng đến 18%.
Đà tăng được thúc đẩy một phần bởi một tuyên bố mơ hồ từ Evergrande vào hôm 22/9, trong đó công ty cho biết đã giải quyết được khoản lãi trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ cho các trái chủ trong nước. Các nhà phân tích dự đoán Evergrande có thể đã đạt được thoả thuận với các trái chủ để hoãn thanh toán, mà không cần phải coi đây là một vụ vỡ nợ. Không rõ liệu Evergrande có thể tạo ra điều gì đó tương tự cho trái phiếu bằng đồng USD của mình hay không.
Trong cuộc họp với nhân viên hôm qua, Chủ tịch Evergrande Hui Ka Yan đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoàn thiện các dự án dở dang. Ông cũng cho biết Evergrande sẽ đảm bảo thanh toán các khoản đầu tư.
'Ông trùm' bất động sản Trung Quốc mất 1 tỷ USD chỉ sau một ngày giao dịch Ngày 20/9, tài sản của ông Zhang Yuanlin - Chủ tịch tập đoàn Sinic Holdings, có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) - đã bị "bốc hơi" hơn 1 tỷ USD, trong bối cảnh tâm lý lo ngại về nguy cơ sụp đổ của "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Evergrande đã rung lắc các sàn giao dịch ở Khu...