Trung Quốc điều tra ’sếp tổng’ ngành năng lượng
Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc Nur Bekri đang bị điều tra trước nghi vấn “vi phạm nghiêm trọng pháp luật và kỷ luật đảng”, cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc thông báo hôm nay.
Cụm từ “vi phạm nghiêm trọng pháp luật và kỷ luật đảng” thường được dùng ở Trung Quốc để ám chỉ tội tham nhũng.
Theo Reuters, ông Nur Bekri là một trong các quan chức người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ cao cấp nhất ở Trung Quốc. Ông này từng là chủ tịch Khu tự trị Tân Cương, phó chủ nhiệm ủy ban kế hoạch nhà nước, tên chính thức là Uỷ ban Cải tổ và Phát triển Quốc gia.
Ủy ban Giám sát kỷ luật trung ương Trung Quốc thông báo về việc điều tra trong một văn bản ngắn gọn được đưa lên trang web của cơ quan này. Văn bản không cung cấp chi tiết về các vi phạm, chỉ mô tả rằng đó là những hành vi “vi phạm nghiêm trọng pháp luật và kỷ luật đảng”.
Chủ tịch Tập đã nhắm tới ngành năng lượng, là một phần trong chiến dịch loại trừ tham nhũng vốn xuất hiện lan tràn ở nhiều cấp nhiều ngành, khi ông lên nắm quyền cao nhất ở Trung Quốc sáu năm trước. Năm 2014, một phó giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc bị sa thải và chịu quản thúc để điều tra.
Video đang HOT
Ông Nur Bekri từng là chủ tịch Khu tự trị Tân Cương ở miền viễn tây từ 2008-201, nơi có nhiều bất ổn về chính trị và sắc tộc.
ANH MINH
Theo TPO/Reuters
Trung Quốc lập trại giam bí mật, nhốt 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ
Một ủy ban nhân quyền thuộc Liên Hợp Quốc vừa tuyên bố có những báo cáo đáng tin cậy, rằng chính quyền Trung Quốc lập các trại giam bí mật, nhốt khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ.
Cảnh sát vũ trang Trung Quốc ở Tân Cương - Ảnh : Getty Images
Theo Reutersngày 10.8, bà Gay McDougall, một thành viên Ủy ban bài trừ nạn phân biệt chủng tộc của LHQ (CERD) nói ước tính có 2 triệu người Duy Ngô Nhĩ và cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi bị đưa vào các "trại cải tạo để tẩy não tư tưởng cực đoan" ở khu tự trị Tân Cương (phía tây Trung Quốc) vốn có khoảng 12 triệu tín đồ Hồi giáo, chủ yếu là dân Duy Ngô Nhĩ, cùng khoảng 1,5 triệu người gốc Kazakhstan.
Bà McDougall nói: "Chúng tôi rất quan ngại, rằng nhiều báo cáo đáng tin cậy mà chúng tôi nhận được cho biết Trung Quốc nhân danh chống tôn giáo cực đoan và duy trì ổn định xã hội, đã chuyển vùng tự trị Duy Ngô Nhĩ thành thứ gì đó giống như một trại tập trung khổng lồ và bí mật, một dạng "vùng phi quyền lợi".
Bắc Kinh đã tuyên bố khu Tân Cương đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ những phần tử Hồi giáo cực đoan và ly khai mưu tấn công, gây căng thẳng giữa cộng đồng người Hán đa số với thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương.
CERD đang có hai ngày xem xét lại hoạt động nhân quyền của Trung Quốc ở Geneve (Thụy Sĩ) là ngày 10 và 13.8. Đoàn Trung Quốc gồm 50 thành viên đều không phản ứng với tuyên bố của bà McDougall.
Trước đó, Đại sứ Trung Quốc tại LHQ, ông Du Kiến Hoa nói nước ông luôn duy trì tinh thần đoàn kết, bình đẳng toàn bộ các cộng đồng chủng tộc.
Nhưng bà McDougall nói cộng đồng Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng theo đạo Hồi khác bị đối xử như "kẻ thù của nhà nước Trung Quốc" chỉ vì tính chất chủng tộc-tôn giáo của họ.
Bà còn nói hơn 100 du học sinh người Duy Ngô Nhĩ từ các nước (trong đó có Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ) trở về Trung Quốc đều bị bắt.
Một thành viên khác của CERD, bà Fatima-Binta Dah nói Bắc Kinh độc đoán và giam nhốt gần 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ. Bà hỏi đoàn Trung Quốc: "Hiện ở Trung Quốc có cấp độ tự do tôn giáo nào dành cho người Duy Ngô Nhĩ? Có luật cho họ sinh hoạt theo đạo của họ hay không?".
Đoàn ngoại giao Mỹ ở LHQ viết Twitter, cho biết "rất bàng hoàng trước báo cáo đang có sự đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và tín đồ Hồi giáo ở Trung Quốc". Đoàn cũng kêu gọi Trung Quốc ngưng các chính sách tồi và trả tự do cho toàn bộ những người bị giam nhốt.
Theo Reuters, các cáo buộc từ nhiều nguồn, cả của tổ chức Những người bảo vệ nhân quyền Trung Quốc. Trong báo cáo hồi tháng 7, tổ chức này cho biết 21% vụ bắt giữ được ghi nhận ở Trung Quốc trong năm 2017 đã được thực hiện ở khu Tân Cương.
CERD cũng đề cập sự ngược đãi người Tây Tạng ở khu tự trị Tây Tạng, ví dụ hạn chế dùng tiếng Tây Tạng ở các lớp học và ở các vụ xét xử của tòa án.
Trung Trực (theo Reuters)
Theo motthegioi
Bẫy tình hụt của người đàn bà nghèo khó Bỏ chồng con với ước mơ đổi mời, người đàn bà nghèo ở Trung Quốc nhầm tưởng đã lừa tình được hai người đàn ông giàu có. Ông Trương Đức Công trú tại thành phố Bác Lạc thuộc khu tự trị Tân Cương - Duy Ngô Nhĩ (Trung Quốc) dù đã 60 tuổi song vẫn sống độc thân vì không có tiền lấy...