Trung Quốc đầu tư 46 tỷ USD vào Pakistan
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tuyên bố dự án kết nối kinh tế với Pakistan, trong bối cảnh Bắc Kinh đang xúc tiến con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp đến thăm Pakistan trong hai ngày. Ảnh:GeoTV
Ông Tập Cận Bình hôm nay bắt đầu chuyến thăm hai ngày đến Pakistan, công bố các dự án cơ sở hạ tầng và năng lượng giữa hai nước nhằm thiết lập Hành lang kinh tế giữa cảng Gwadar, Pakistan với khu vực phía tây Tân Cương của Trung Quốc, theo Reuters.
Video đang HOT
Theo đó, Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 34 tỷ USD cho các dự án năng lượng. Khoản vay ưu đãi sẽ chi phí cho các dự án hạ tầng trị giá gần 12 tỷ USD, Ahsan Iqbal, Bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Pakistan cho biết. Chính phủ Trung Quốc và các ngân hàng sẽ cho các công ty nước này vay để đầu tư ở Pakistan.
Dự án cho thấy sự chuyển đổi sức mạnh kinh tế của khu vực từ phương Tây sang Trung Quốc, Mushahid Hussain Sayed, chủ tịch ủy ban quốc phòng của Quốc hội Pakistan nói.
Trung Quốc tháng 5 năm ngoái công khai ý tưởng về con đường tơ lụa mới. Trên đất liền, Bắc Kinh muốn xây dựng vành đai kinh tế, đánh thông tuyến vận chuyển từ Thái Bình Dương đến biển Baltic, hình thành vành đai kinh tế nối liền Đông Á, Tây Á và Nam Á. Phần thứ hai là con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, nối liền hệ thống cảng biển của Trung Quốc và Đông Nam Á, hình thành cộng đồng kinh tế, thương mại chung Á, Âu, Phi.
Các chuyên gia nhận định ý tưởng con đường tơ lụa của Trung Quốc là một chiến lược mới của nước này trong xử lý các tranh chấp với các nước liên quan và tạo dựng vị thế ở khu vực.
Khánh Lynh
Theo VNE
Trung Quốc kiên trì "rủ" Ấn Độ tham gia "Con đường tơ lụa"
Hãng tin PTI cho biết nhằm thuyết phục Ấn Độ tham gia sáng kiến "Con đường tơ lụa", giới chức Trung Quốc ngày 15/4 đã có đề xuất mới để thu hút đất nước láng giềng.
Theo đó, ngoài việc kết nối các dự án chiến lược của mình, Chính phủ Ấn Độ có thể lựa chọn bất cứ phần nào trong các dự án tại khu vực Nam Á thuộc sáng kiến "Con đường tơ lụa".
Phát biểu trước báo giới tại Bắc Kinh ngày 15/4, Vụ phó Vụ Kinh tế quốc tế Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kinh Tùng nhấn mạnh Trung Quốc và Ấn Độ nên là những đối tác trong các dự án con đường tơ lụa, đồng thời khẳng định Trung Quốc và Ấn Độ là những nước tiên phong trong tiến trình toàn cầu hóa, rất cần hợp tác với nhau.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các dự án liên quan đến việc phát triển "Con đường tơ lụa", đặc biệt là "Con đường tơ lụa trên biển" (MSR) có thể liên kết với các dự án "Mausam" (tuyến thương mại thuyền buồm cổ xưa) và dự án "Con đường gia vị" (tuyến đường buôn bán gia vị) của Ấn Độ.
Bên cạnh MSR, các dự án trên gồm một hành lang nối Trung Quốc với châu Âu đi qua Trung Á; hành lang kinh tế giữa các nước Bangladesh - Trung Quốc - Ấn Độ - Myanmar (BCIM) và Trung Quốc - Pakistan. Hiện Ấn Độ đang tham gia các cuộc đàm phán về việc thiết lập BCIM.
Theo TTXVN/baotintuc.vn
Câu hỏi sau những dự án khổng lồ của Trung Quốc Các dự án "cơ sở hạ tầng" khổng lồ, xuyên biên giới, băng qua các châu lục, nối kết các nền kinh tế, văn hóa, tiểu vùng địa lý với nhau đang là tâm điểm trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh dưới thời thế hệ lãnh đạo thứ 5. Hiểu theo nghĩa phần cứng, đó là bến cảng, đường cao tốc,...