Trung Quốc ‘đánh đòn phủ đầu’ trước nguy cơ cuộc chiến thương mại với chính quyền Trump 2.0
Trung Quốc đang chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến thương mại tiềm tàng với chính quyền Trump 2.0. Từ việc điều tra Nvidia, kiểm soát xuất khẩu khoáng sản quan trọng đến siết chặt chuỗi cung ứng UAV, Bắc Kinh đang tìm cách khai thác lợi thế phi thuế quan để tạo áp lực lên nền kinh tế Mỹ.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Trung Quốc đã phô trương một loạt các biện pháp đối phó mạnh mẽ nhằm chuẩn bị cho những căng thẳng thương mại tiềm tàng giữa hai siêu cường.
Theo tờ Wall Street Journal ngày 12/12, trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Bắc Kinh đã nhận ra rằng họ không thể đáp trả bằng thuế quan tương đương với Washington, do đó đã tìm ra những cách khác để gây tác động đến nền kinh tế Mỹ. Khi nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump đang đến gần, Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp đối phó mà họ có thể sử dụng khi Tổng thống đắc cử Mỹ đ.e dọ.a áp dụng thuế lên tới 60% đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất.
Chiến lược đối phó của Trung Quốc
Trong những ngày gần đây, Bắc Kinh đã tiến hành cuộc điều tra theo quy định đối với công ty sản xuất chất bán dẫn hàng đầu của Mỹ là Nvidia. Đồng thời, họ cũng đ.e dọ.a đưa một hãng sản xuất hàng may mặc lớn của Mỹ vào danh sách đen, chặn xuất khẩu các khoáng sản quan trọng sang Mỹ và siết chặt chuỗi cung ứng thiết bị bay không người lái (UAV). Điều này cho thấy rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho những biện pháp phi thuế quan có thể đóng vai trò quan trọng trong bộ công cụ của họ cho cuộc chiến thương mại tiềm tàng sắp tới.
Một yếu tố quan trọng trong bối cảnh này là sự chênh lệch trong thương mại giữa hai nước. Mỹ mua nhiều hàng hóa hơn từ Trung Quốc khoảng ba lần so với chiều ngược lại, điều này khiến Bắc Kinh khó có thể trả đũa bằng thuế quan mà không làm trầm trọng thêm các vấn đề trong nền kinh tế nội địa. Thay vào đó, Trung Quốc cần tìm ra những điểm đòn bẩy độc đáo để khai thác lợi thế từ cuộc đối đầu trên.
Vì vậy đầu tuần này, các cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc đã công bố cuộc điều tra chống độc quyền đối với Nvidia, chỉ một tuần sau khi chính quyền Biden sắp mãn nhiệm tăng cường các hạn chế Trung Quốc tiếp cận chất bán dẫn cao cấp. Bắc Kinh cáo buộc rằng Nvidia có thể đã vi phạm các điều khoản mà họ nhận được từ Bắc Kinh vào năm 2020 để mua lại một công ty mạng của Israel. Thời điểm diễn ra cuộc điều tra và mục tiêu nhắm đến là một công ty công nghệ lớn của Mỹ nhấn mạnh sự sẵn sàng của Bắc Kinh trong việc sử dụng các công cụ pháp lý để nhắm vào những công ty hàng đầu của Mỹ.
Angela Zhang, Giáo sư luật tại Đại học Nam California, cho biết chiến lược này lần đầu tiên được áp dụng sau khi Trung Quốc trì hoãn việc chấp thuận đề xuất sáp nhập giữa Qualcomm và NXP Semiconductors vào năm 2018, biến vấn đề này thành một con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán thương mại.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, Trung Quốc cũng đang lập ra một “danh sách thực thể không đáng tin cậy” bao gồm các công ty và cá nhân nước ngoài sẽ phải đối mặt với nhiều rào cản hơn khi kinh doanh với quốc gia này. Động thái đó bắt nguồn từ các hành động mà Bộ Thương mại Mỹ đã thực hiện trước đây đối với công ty Huawei Technologies. Tuy nhiên, danh sách của Trung Quốc vẫn trống cho đến đầu năm 2023 khi nước này chỉ định hai nhà thầu quốc phòng Mỹ là các thực thể không đáng tin cậy sau khi quân đội Mỹ bắ.n hạ một khinh khí cầu do thám nghi ngờ của Trung Quốc.
Sự mơ hồ trong danh sách thực thể không đáng tin cậy tạo ra khả năng gây áp lực lên Mỹ. Vào tháng 9 năm nay, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết họ đang điều tra xem có nên đưa PVH – công ty sở hữu các thương hiệu Calvin Klein và Tommy Hilfiger – vào danh sách hay không. Cuộc điều tra được thúc đẩy bởi những cáo buộc rằng PVH đã tẩy chay bông từ Tân Cương.
Tàu chở hàng Trung Quốc neo tại cảng Long Beach, bang California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Lợi thế trong chuỗi cung ứng
Ngoài các động thái pháp lý, Trung Quốc còn chuyển hướng sang các nguồn sức mạnh bất đối xứng khác để đáp trả Mỹ. Một trong số đó là lợi thế của nước này trong chuỗi cung ứng UAV và sản xuất khoáng sản quan trọng cho chất bán dẫn và thiết bị quốc phòng. Tuần trước, Bắc Kinh tuyên bố sẽ cấm xuất khẩu gali, germani và antimon sang Mỹ, đồng thời tiến hành đán.h giá chặt chẽ hơn về hoạt động bán than chì.
Trung Quốc hiện thống trị việc sản xuất nhiều khoáng sản chủ chốt nhờ công nghệ vượt trội và chi phí vận hành thấp. Đặc biệt, nước này sản xuất khoảng 98% gali – kim loại được sử dụng trong chip điện tử. Một nghiên cứu do Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho thấy việc hạn chế hoàn toàn xuất khẩu gali và germani có thể làm giảm sản lượng kinh tế của Mỹ xuống 3,4 tỷ USD.
Trung Quốc cũng đang tận dụng lợi thế trong thị trường UAV, nơi họ là bên tham gia lớn nhất thế giới. Những nỗ lực mua sắm từ các quốc gia khác gặp khó khăn do phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc. Tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công bố lệnh trừng phạt đối với hơn một chục công ty công nghệ UAV của Mỹ, trong đó có một số công ty cung cấp UAV cho Ukraine. Trong số đó có Shield AI, UAV tầm xa tích hợp trí tuệ nhân tạo của công ty này đã bay trong các nhiệm vụ của Ukraine.
Giám đốc điều hành Shield AI cho biết công ty đã chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc vì viễn cảnh về lệnh trừng phạt cũng như các hạn chế an ninh quốc gia từ lâu đã khiến việc mua hàng từ Trung Quốc “không khả thi về mặt thương mại”.
Dmytro Shymkiv, đối tác sáng lập của AeroDrone tại Ukraine, đã đưa ra quyết định tương tự sau khi chuyển sang sử dụng linh kiện Trung Quốc vào năm 2022. Một số công ty Ukraine cho biết một số nguồn cung cấp nhất định đang trở nên khó nhập khẩu hơn.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi chuỗi cung ứng vẫn diễn ra chậm chạp vì Trung Quốc tiếp tục thống trị nguồn cung cấp pin và động cơ toàn cầu. Trung Quốc cung cấp hơn 90% nam châm được sử dụng trong các động cơ cung cấp năng lượng cho tên lửa, tàu, UAV và vệ tinh, với các bảng mạch được giao nhanh hơn và rẻ hơn từ Trung Quốc.
Theo Yurii Poita, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Quân sự, Chuyển đổi và Giải trừ quân bị của Ukraine, một UAV không người lái Mavic của nhà sản xuất Trung Quốc DJI – nhà sản xuất UAV cỡ nhỏ lớn nhất thế giới – có giá lên tới 4.000 USD, trong khi một UAV tương đương được sản xuất ở nơi khác sử dụng các linh kiện không phải của Trung Quốc có thể có giá lên tới 15.000 USD.
Công Thuận/Báo Tin tức (Theo wsj.com)
Chính quyền Trump 2.0 và trật tự kinh tế thế giới bị phân mảnh
Bằng cách gạt sang một bên các thể chế quốc tế, các chính sách của ông Trump sắp tới có thể đẩy nền kinh tế thế giới theo hướng phân mảnh hơn, nơi các mối quan hệ kinh tế ngày càng mang tính khu vực và ít gắn kết hơn trong một hệ thống thống nhất.
Ông Donald Trump phát biểu tại Maryland, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Giáo sư về quan hệ quốc tế KM Seethi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và mở rộng khoa học xã hội liên trường đại học (IUCSSRE), Đại học Mahatma Gandhi (MGU) mới đây cho rằng, sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025 hứa hẹn sẽ mang đến những thay đổi sâu sắc trong trật tự kinh tế toàn cầu. Với phương châm "Nước Mỹ trên hết" được tái khẳng định, chính quyền Mỹ mới dự báo sẽ tạo ra những chấn động lớn trong quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các đối tác thương mại chính.
Có thể nói lần này, khi quay trở lại vị trí lãnh đạo nước Mỹ, ông Trump phải đối mặt với một trật tự thế giới bất ổn và rạ.n nứ.t hơn so với trật tự mà ông đã rời nhiệm sở vào năm 2021. Xung đột toàn cầu, gián đoạn kinh tế và các liên minh thay đổi tạo ra một bối cảnh khó lường có thể khuếch đại tác động của các chính sách của ông theo những cách chưa từng có.
Làn sóng bảo hộ kinh tế
Bất chấp bối cảnh trên, trọng tâm trong chính sách kinh tế của ông Trump sắp tới vẫn là cam kết mạnh mẽ với chủ nghĩa bảo hộ, ưu tiên chủ quyền kinh tế quốc gia hơn là toàn cầu hóa và hợp tác đa phương. Ông dự kiến áp dụng mức thuế nhập khẩu cực cao, từ 10-20% cho hầu hết các mặt hàng, thậm chí lên tới 100% đối với một số sản phẩm từ Trung Quốc.
Cách tiếp cận này phản ánh Học thuyết Monroe trong việc khẳng định sự thống trị của Mỹ, nhưng khác về phạm vi, mở rộng chủ nghĩa bảo hộ vượt xa biên giới Mỹ. Không giống như trước đây nằm bảo vệ Tây Bán cầu khỏi ảnh hưởng của bên ngoài, chiến lược của ông Trump nhằm định hình lại thương mại toàn cầu để ưu tiên các lợi ích kinh tế của Mỹ trên toàn thế giới.
Những hàm ý đó là rất rõ ràng: giảm sự tham gia vào các tổ chức quốc tế, ưu tiên các thỏa thuận thương mại song phương và sẵn sàng rút khỏi các khuôn khổ đa phương. Đối với các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, Mexico và Ấn Độ, các chính sách này hứa hẹn sẽ gây ra căng thẳng mới, có khả năng dẫn đến thuế quan trả đũa và xáo trộn các mối quan hệ thương mại.
Những tác động
Tác động của chính sách này sẽ rất sâu rộng. Trong nước, lập trường bảo hộ của ông Trump có thể làm hài lòng những người cảm thấy bị tụt hậu trong toàn cầu hóa. Tuy nhiên, nó gây ra rủi ro cho người tiêu dùng Mỹ, những người có khả năng sẽ phải chịu chi phí thuế quan cao hơn dưới hình thức giá cả tăng.
Những chi phí tăng này có thể làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng, do đó làm chậm tăng trưởng kinh tế, trong khi việc không có các hiệp định thương mại đa phương có thể tạo ra một môi trường không thể đoán trước cho các công ty Mỹ phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở San Mateo, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Trên toàn cầu, xu hướng bảo hộ này có nguy cơ làm mất lòng các đồng minh lâu năm và có thể đẩy nhanh quá trình hình thành các khối kinh tế thay thế tìm cách tự tách biệt khỏi ảnh hưởng của Mỹ.
Cách tiếp cận chính sách đối ngoại của ông Trump thường dựa trên các mối quan hệ giao dịch, gạt bỏ các liên minh truyền thống sang một bên để ủng hộ các cuộc đàm phán trực tiếp và các thỏa thuận thực dụng.
Nhiệm kỳ đầu tiên của ông được đán.h dấu bằng việc rút khỏi các thỏa thuận quan trọng, chẳng hạn như Hiệp định khí hậu Paris và thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA), những động thái làm suy yếu sự hợp tác đa phương về các vấn đề quan trọng. Sự trở lại Nhà Trắng của ông lần này báo hiệu sự tiếp tục - và có khả năng là sự gia tăng - của xu hướng này.
Với NATO, ông Trump trước đây đã bày tỏ sự thất vọng về những gì ông coi là đóng góp không cân xứng của Mỹ cho liên minh. Có thể ông Trump sẽ giảm triển khai lực lượng, đóng cửa một số căn cứ hoặc cắt giảm hỗ trợ tài chính, viện dẫn các biện pháp này là cần thiết để giảm "gánh nặng" toàn cầu của Mỹ. Việc rút lui khỏi Hiệp định Khí hậu Paris một lần nữa sẽ được xem xét, tiếp tục thách thức các nỗ lực chung về ứng phó biến đổi khí hậu.
Việc rút lui khỏi các thỏa thuận khí hậu đa phương sẽ gây ra hậu quả sâu rộng, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển dễ bị tổn thương nhất trước tác động của khí hậu. Lập trường của ông Trump về chính sách môi trường không chỉ mang tính biểu tượng; nó đ.e dọ.a trực tiếp đến nguồn tài trợ quốc tế cho việc thích ứng với khí hậu, một nguồn lực thiết yếu cho các khu vực đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng về môi trường do tình trạng nóng lên toàn cầu.
Tác động từ các chính sách của ông Trump vượt xa biên giới nước Mỹ, đặc biệt là tác động đến Nam toàn cầu, nơi các quốc gia đang phát triển phụ thuộc rất nhiều vào việc tiếp cận thị trường Mỹ. Đối với các quốc gia vốn được hưởng lợi từ thương mại mở với Mỹ, việc tăng thuế quan và chính sách bảo hộ của ông Trump đặt ra những thách thức ngay lập tức.
Các quốc gia ở Mỹ Latinh, Châu Phi và Đông Nam Á có thể phải đối mặt với việc hạn chế tiếp cận thị trường Mỹ, đặc biệt là trong các lĩnh vực như nông nghiệp, dệt may và công nghệ. Việc hạn chế tiếp cận này có thể buộc các nền kinh tế trên phải tìm kiếm các thị trường thay thế, có khả năng làm tăng sự phụ thuộc vào các cường quốc mới nổi như Trung Quốc và thúc đẩy các liên minh khu vực mới.
Hơn nữa, thái độ hoài nghi của ông Trump đối với các thể chế đa phương như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có thể tạo ra một môi trường thương mại toàn cầu ít thân thiện hơn. Các quốc gia đang phát triển phụ thuộc vào WTO để làm trung gian hòa giải các tranh chấp thương mại có thể thấy mình không có biện pháp hiệu quả nếu ảnh hưởng của tổ chức này giảm đi. Việc thiếu một khuôn khổ đa phương đáng tin cậy như vậy có thể làm tăng cạnh tranh kinh tế, vì các quốc gia buộc phải bảo vệ lợi ích của mình trong một môi trường ưu tiên lợi ích quốc gia hơn là thương mại hợp tác.
Việc ông Trump tập trung vào sự thống trị của đồng USD như một công cụ đòn bẩy kinh tế cũng có thể thúc đẩy các nỗ lực phi USD hóa trong các nền kinh tế mới nổi. Các mối đ.e dọ.a áp thuế đối với các quốc gia đang khám phá các loại tiề.n tệ thay thế của ông Trump được coi là nỗ lực duy trì sự thống trị toàn cầu của đồng USD.
Tuy nhiên, những nỗ lực này có thể phản tác dụng bằng cách đẩy nhanh phong trào giữa các quốc gia BRICS hướng tới các hệ thống tài chính độc lập. Nga và Trung Quốc đã bắt đầu các bước để giao dịch bằng các loại tiề.n tệ riêng và nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể củng cố xu hướng này, tạo ra một nền kinh tế toàn cầu bị phân mảnh, nơi các quốc gia ngày càng cảnh giác với các giao dịch bằng đô la Mỹ.
Trên cơ sở đó, các quốc gia lớn như Trung Quốc, Nga và Ấn Độ sẽ phải điều chỉnh chiến lược. Trung Quốc có thể đẩy nhanh quá trình tự cung tự cấp và tăng cường các liên minh khu vực. Nga có thể tăng cường quan hệ với Trung Quốc và các nước BRICS, giảm phụ thuộc vào đồng USD. Ấn Độ sẽ phải cân nhắc giữa cơ hội và thách thức trong mối quan hệ với Mỹ.
Như vậy, nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump dự kiến sẽ củng cố một kịch bản kinh tế phân cực. Cách tiếp cận bảo hộ và thái độ hoài nghi của ông đối với các tổ chức đa phương thách thức nền tảng của trật tự kinh tế tự do, vốn dựa trên sự hợp tác và quản trị chung. Việc rút lui khỏi chủ nghĩa đa phương làm suy yếu các nỗ lực tạo ra khuôn khổ công bằng cho thương mại và phát triển quốc tế, có khả năng làm trầm trọng thêm bất bình đẳng toàn cầu.
Đối với các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là các nền kinh tế ở Nam toàn cầu, các chính sách của ông Trump có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn kinh tế. Chi phí nợ tăng, khả năng tiếp cận thị trường Mỹ giảm và sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các liên minh thay thế đ.e dọ.a đến tiến trình mà nhiều quốc gia đã đạt được trong những thập kỷ gần đây.
Bằng cách gạt sang một bên các thể chế quốc tế, các chính sách của ông Trump có thể đẩy nền kinh tế thế giới theo hướng phân mảnh hơn, nơi các mối quan hệ kinh tế ngày càng mang tính khu vực và ít gắn kết hơn trong một hệ thống thống nhất.
Để nền kinh tế thế giới ứng phó được trước áp lực của một nước Mỹ theo chủ nghĩa bảo hộ, các tổ chức đa phương phải thích ứng, tìm cách bảo vệ các nền kinh tế dễ bị tổn thương và duy trì các con đường hợp tác quốc tế. Sự hợp tác, thương mại công bằng và phát triển bền vững sẽ là chìa khóa để vượt qua những thách thức trong giai đoạn tới.
Ngoại trưởng Nga liệt kê các điều kiện cho hòa bình ở Ukraine Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tiết lộ ba điều kiện then chốt để ngừng chiến tại Ukraine. Liệu đây có phải con đường dẫn đến hòa bình? Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: THX/TTXVN Theo hãng thông tấn TASS của Nga ngày 6/12, trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Tucker Carlson, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã chi tiết hóa các...