Trung Quốc đang tự làm rơi “mặt nạ” của mình
Trong “kịch bản” xâm lấn biển Đông, từ lâu Trung Quốc đã tính toán kỹ lưỡng cho từng bước đi và ngoan cố với yêu sách “đường lưỡi bò” rất phi lí. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, cũng vì “diễn” quá say nên Trung Quốc đang tự làm rơi “mặt nạ” của mình.
Với Việt Nam, lấy danh nghĩa là anh em xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc luôn ghé tai nói về những điều “dĩ hòa vi quý”. Nào là “4 tốt”, nào là “16 chữ vàng”. Thế nhưng, cách Trung Quốc đối xử với Việt Nam thì chưa bao giờ tử tế và sẵn sàng “trở mặt như trở bàn tay”. Bằng chứng rõ nét nhất và gần đây nhất là những cuộc hải chiến vào năm 1974, Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và năm 1988 chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
TS. Trần Công Trục – nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ – cho biết: “Xưa nay, Trung Quốc nói thì hay lắm, hữu nghị lắm, tốt đẹp lắm, nhưng hành động của Trung Quốc thì hoàn toàn ngược lại. Trung Quốc đeo mặt nạ để che đậy những khiếm khuyết, những cái xấu của mình trước quốc tế, nhưng Trung Quốc không biết rằng những yêu sách phi lí, hành động ngỗ ngược, luận điệu xuyên tạc vu khống cho các nước láng giềng, các nước nhỏ lại chính là cách Trung Quốc tự làm rơi mặt nạ của mình, và thế giới sẽ nhìn thấy rõ bộ mặt thật của Trung Quốc, bản chất nham hiểm của Trung Quốc”.
Gần 1 tháng Trung Quốc mang giàn khoan hạ đặt trái phép trên vùng biển của Việt Nam, những cuộc đấu tranh chính nghĩa phản đối hành động của Trung Quốc đã bùng nổ khắp Việt Nam và lan rộng ra thế giới. Không dừng lại ở sự gây hấn phi lí, Trung Quốc còn hành động táo tợn và vô nhân đạo khi tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam. Cuộc chiến tranh “mềm” do Trung Quốc đơn phương tạo ra dù không có tiếng súng nhưng đã làm máu đổ, người chết, tàu chìm!
Trung Quốc hạ đặt giàn khoan thăm dò dầu khí trái phép trên vùng biển của Việt Nam từ đầu tháng 5
Video đang HOT
Bất chấp luật pháp quốc tế và bỏ ngoài tai sự chỉ trích của thế giới, ngày 28/5 Trung Quốc công khai tuyên bố đã hoàn thành mũi khoan thăm dò dầu khí đầu tiên và đã dịch chuyển giàn khoan ra vị trí mới để chuẩn bị cho những công việc tiếp theo. Động thái này được xem là một ý đồ, một hành động ngang ngược mới của Trung Quốc!
Diễn biến mới nhất được ghi nhận là Trung Quốc cảnh báo việc đi lại của tàu thuyền các nước trên con đường giao thương hàng hải quốc tế, với yêu cầu vô lí là tránh xa khu vực giàn khoan. Việc “chặn đường” của Trung Quốc làm ảnh hưởng đến hoạt động giao thương kinh tế bằng đường hàng hải của khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
Theo TS. Trần Công Trục, mỗi bước đi của Trung Quốc đều có sẵn kịch bản và lần này cũng vậy, Trung Quốc không từ bỏ thủ đoạn nào để thực hiện những dã tâm nhằm có được điều mà họ mong muốn là độc chiếm biển Đông.
“Với Trung Quốc, không có gì là không thể xảy ra. “Kịch bản” độc chiếm biển Đông, Trung Quốc đã để sẵn trong túi nên giờ chỉ còn là việc Trung Quốc “diễn” như thế nào mà thôi” – TS. Trần Công Trục cho hay.
Âm mưu của Trung Quốc là cố tình tạo ra mọi xung đột để kéo chúng ta vào những cuộc xung đột đó nhằm có cớ là gia tăng căng thẳng. Theo nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển của Việt Nam, hoạt động yêu nước và đấu tranh của chúng ta là rất đúng đắn, chúng ta đã mềm mỏng và giải quyết sự việc bằng các biện pháp hòa bình, đặc biệt Tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vô cùng đúng đắn và đã tạo được hiệu ứng quốc tế rất cao: “Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông”.
TS Trần Công Trục cũng cho rằng, chúng ta phải thật tỉnh táo để không mắc mưu của Trung Quốc: “Khi Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan để thực hiện các mưu đồ tiếp theo trong mưu đồ thì chúng ta cần công khai mọi diễn biến trên biển, nói rõ quan điểm, nói rõ sự thật với thế giới, không nên giải quyết công việc nội bộ. Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, kêu gọi thế giới tham gia ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam, còn trên thực địa phải hết sức kiềm chế để không xảy ra xung đột, tránh mắc mưu Trung Quốc.
Với lòng tự tôn dân tộc và yêu chuộng hòa bình, nhân dân cả nước phải cùng nhau đoàn kết và đấu tranh đòi chủ quyền trong khuôn khổ luật pháp, kiểm soát thật tốt hoạt động đấu tranh trong nhân dân để không bị các thế lực phá hoại lôi kéo triệt phá kinh tế và an ninh chính trị, trật tự xã hội. Đặc biệt, chúng ta cần nhanh chóng hoàn tất hồ sơ gửi tòa án quốc tế để khởi kiện Trung Quốc”.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Nga "trung lập" trong xung đột Trung-Việt ở Biển Đông
Matxcơva rât lo lăng về xung đột ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam - hai đối tác chiến lược của Nga ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
Tổng thống Nga Vladimir Putin: "Nga và Trung Quốc không lam ban với nhau để chống lại bất kỳ ai".
"Nga và Trung Quốc không lam ban với nhau để chống lại bất kỳ ai", đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bô như trên tại cuộc găp với lãnh đạo các hang thông tin hàng đầu thế giới ở St Petersburg.
Giao sư Vladimir Kolotov, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông thuộc Khoa Đông phương học Đại học Quốc gia Saint Pererburg, nhân đinh răng những lời noi này của Tổng thống Nga cũng được áp dụng cho các mối quan hệ Nga-Trung Quốc-Việt Nam.
Theo Giáo sư Kolotov, hợp tác Nga-Trung Quốc "là một trong những nền tảng của việc xây dựng trât tư thế giới an toàn hơn và công bằng hơn", trong khi với Việt Nam, Nga cũng đã thiêt lâp quan hệ đôi tác chiến lược toàn diện. Đôi vơi Nga, Việt Nam la cửa ngõ vào Đông Nam Á và hai nước đang phát triển quan hê thương mại và hợp tác đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự - kỹ thuật và năng lượng.
Theo Giáo sư Vladimir Kolotov, Trung Quôc đang tâp trung nô lưc nhăm mở rộng sự hiện diện trong "đường 9 đoạn" ("đường lưỡi bò") ở Biển Đông. Trong tương lai, hanh đông nay cua Băc Kinh có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Philippines, Malaysia và Brunei. Điêu đo cung se gây ra phản ứng chống Trung Quốc và chăc se không tác động tich cực đến hình ảnh của Trung Quốc và thai đô đôi vơi đương lôi chinh tri của Băc Kinh ơ các quốc gia láng giềng.
Cac nước Đông Nam Á sẽ không chấp nhận việc Trung Quôc đôc quyên khai thac tài nguyên của Biển Đông. Đặc biệt là, những chưng cư lịch sử và căn cứ pháp lý cho việc này rất đang nghi ngơ. Đến giữa thế kỷ XX, quần đảo Hoàng Sa, mà bây giờ đang ở trung tâm cuộc xung đột, cũng như quần đảo Trường Sa thuộc cho Đông Dương - thuôc đia cua Pháp, và trên cac ban đô cua Trung Quôc đương biên giới cua Trung Quốc đi qua đảo Hải Nam. Trung Quốc đa chiêm đong quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956 và năm 1974 và một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa - vào năm 1988. Khi đo cac sự kiện chính trị quan trong đang diên ra ở Việt Nam và Liên Xô đa đanh lac hướng sự chú ý của các bên hưu quan và các cầu thủ lơn trên thế giới khoi hành động nay của Trung Quốc.
Các quôc gia vừa và nhỏ trong khu vực khó co thê đối phó với Trung Quốc. Kêt qua la se tăng cường liên minh chống Trung Quốc trong ASEAN va liên minh nay sẽ tìm kiếm cac đối tác trên trường quốc tế. Ơ đây trươc hết noi đến Mỹ, nươc nay sẵn sàng hỗ trợ tâm trang chống Trung Quốc ơ các nước vừa và nhỏ trong khu vực. Đên nay, Mỹ đa triên khai hê thông phong thu chông tên lưa trên lanh thô từ Nhật Bản đến Australia. Như mọi người đêu hiểu, hê thông nay không nhăm chống lại Triều Tiên như My tuyên bố ma nhăm chông lai Bắc Kinh. Trong điêu kiên hiên nay, sự hiện diện của My sẽ gia tăng, ho sẽ tăng cường hợp tác quân sự - kỹ thuật vơi các nước vừa và nhỏ trong khu vực.
Giáo sư Kolotov cho rằng lôi thoat duy nhât ra khoi cuộc xung đột nay la băt đâu cuôc đàm phán co chu y đên lợi ích của tất cả các bên. Hai quôc gia chủ quyền - Trung Quốc và Việt Nam - có đu kha năng giam nhiêt đối đầu và tìm ra lối thoát. Hai bên cần phai thê hiên ý chí chính trị và nhận thức ro về mức độ nghiêm trọng của tình hình Biển Đông.
Theo Đời sống pháp luật
Trung Quốc nhăm nhe xây đảo nhân tạo gần bãi đá Gạc Ma Trung Quốc đang nghiên cứu xây dựng một hòn đảo nhân tạo gần bãi đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 25/5 đưa tin. Bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hòn đảo nhân tạo dự kiến sẽ được Viện nghiên cứu và thiết kế...