Trung Quốc đang phát triển “tàu sân bay trá hình” giống tàu Nhật?
Hồi đầu tháng một loạt bức ảnh được đăng tải trên các diễn đàn quân sự có vẻ như cho thấy Trung Quốc đang phát triển chiếc tàu sân bay thứ hai. Nhưng theo hé lộ mới nhất, đây là một tàu tấn công lưỡng cư, giống với tàu mà Trung Quốc gọi là “tàu sân bay trá hình” của Nhật
Một bức ảnh được cho là tàu sân bay mới của Trung Quốc được phát tán trên mạng.
Theo hãng thông tấn Kyodo của Nhật, Trung tâm thông tin Kanwa, một cơ quan phân tích tư nhân của Canada, đã đăng tải một báo cáo cho biết tàu trong các bức ảnh được chụp không phải là tàu sân bay. Thay vào đó, dựa vào các nguồn tin quân sự Ukraine, báo cáo của Kanwa cho hay, tàu đang được xây dựng là một tàu tấn công lưỡng cư đầu tiên của Trung Quốc, có khả năng mang theo tàu đệm khí và trực thăng.
Nói cách khác, nếu thông tin này là đúng, thì Trung Quốc đang phát triển loại tàu giống như tàu đổ bộ tấn công trực thăng (LHA), hoàn toàn không khác gì chiếc tàu khu trục trực thăng lớp Izumo mà Nhật Bản mới “trình làng” vào đầu tháng này, chiếc tàu bị giới phân tích Trung Quốc cho là “tàu sân bay trá hình”.
Cũng theo Kanwa, tàu đang được đóng tại một xưởng đóng tàu trên đảo Changxing, Thượng Hải và có thể được đưa vào hoạt động vào đầu năm 2015. Theo tờ Snio-Defence, tàu có trọng lượng rẽ nước 35.000 tấn này sẽ thay thế cho đội 3 tàu tấn công lưỡng cư Type 071 hiện tại (trọng lượng rẽ nước từ 17.000-20.000 tấn) của Trung Quốc. Cũng nguồn tin này cho biết tàu Type 071 được nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua ở Thượng Hải phát triển. Vị trí của đảo Changxing cho thấy nhà máy đóng tàu Giang Nam (Jiangnan) đang phát triển con tàu mới.
Hãng tin Kyodo dẫn báo cáo Kanwa cho hay, tàu LHA mới của Trung Quốc có khả năng mang theo 4 tàu đệm khí và tới 20 trực thăng.
Theo tạp chí Diplomat của Mỹ thì có lý do để tin báo cáo của Kanwa là chính xác. Bởi trên thực tế, tháng 11 năm ngoái một đô đốc của Trung Quốc cho biết với đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV rằng, quân đội Trung Quốc đang phát triển một tàu tấn công lưỡng cư 40.000 tấn, tương tự như tàu LHA của hải quân Mỹ. Và trực thăng tấn công WZ-10, WZ-19 có thể sẽ được triển khai trên tàu lưỡng cư này.
Video đang HOT
Theo Báo cáo về quân sự Trung Quốc năm 2013 của Bộ Quốc phòng Mỹ, “Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng một tàu đổ bộ tấn công trực thăng Type 081 mới trong vòng 5 năm tới”.
Thật tình cờ, trước khi hãng tin Kyodo đăng tải thông tin trên, báo chí nhà nước Trung Quốc hôm qua 26/8 đã đăng tải thông tin cho hay, chiếc trực thăng tấn công đầu tiên do nước này tự chế WZ-10 đã bắn tên lửa không đối không thành công trong một cuộc tập trận vào tuần trước ở Quảng Đông.
“Trực thăng tấn công hiện đại đầu tiên do Trung Quốc phát triển WZ-10 đã lần đầu tiên phóng tên lửa không đối không và đánh chặn thành công các mục tiêu ở tầm thấp”, báo chí nhà nước Trung Quốc cho hay.
Có thể thấy rằng Trung Quốc đang phát triển một con tàu giống như LHA và một tàu sân bay khác nữa, mặc dù Kanwa cho hay các bức ảnh hồi đầu tháng là về tàu LHA, chứ không phải là tàu sân bay.
Theo Dantri
Mỹ rải căn cứ "vây" Trung Quốc như thế nào?
Theo đánh giá của tạp chí Foreign Policy, Mỹ đang bao vây Trung Quốc bằng chuỗi các căn cứ không quân nhỏ cùng các quân cảng. Và đây là một phần trong chiến lược mới "xoay trục" sang châu Á-Thái Bình Dương, nhằm tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ.
Căn cứ không quân Andersen của Mỹ ở Guam, Tây Thái Bình Dương.
Theo tạp chí Foreign Policy nhận định vào ngày 21/8, mắt xích mới nhất trong "vòng vây" của Washington là đường băng nhỏ trên đảo nhỏ xíu Saipan ở Thái Bình Dương. Không lực Mỹ hiện đang lên kế hoạch thuê hơn 13hecta đất trên đảo trong vòng 50 năm tới, nhằm xây dựng một "sân bay quá cảnh" trên nền một căn cứ không quân cũ từ Thế chiến II. Tuy nhiên, người dân trên đảo không muốn kế hoạch này. Và người Trung Quốc ở đó cũng không vui gì khi bị người Mỹ bao vây.
Chiến lược mới, quy mô của Lầu Năm Góc trong thế kỷ 21 được gọi là "Trận chiến Hải-Không", một khái niệm thường chỉ lực lượng kết hợp giữa không quân và hải quân nhằm "xuyên thủng" hàng rào phòng thủ ngày càng vững chắc của các nước như Trung Quốc hay Iran. Nghe có vẻ như là chiến lược ảo, và thực chất, rất nhiều "Trận chiến Hải-Không" vẫn nằm trên khái niệm. Tuy nhiên, một phần rất cụ thể của khái niệm này đang được đưa vào thực tiễn ở Thái Bình Dương. Một phần quan trọng, bao quát của "Trận chiến Hải-Không" kêu gọi quân đội hoạt động thành những căn cứ nhỏ nhưng thiết yếu ở Thái Bình Dương, để lực lượng có thể phân tán được trong trường hợp căn cứ chính bị tên lửa đạn đạo Trung Quốc tấn công.
Saipan có thể được dùng cho các chiến đấu cơ Mỹ, trong trường hợp khả năng tiếp cận với siêu căn cứ Mỹ ở Guam hay "các căn cứ không quân ở Tây Thái Bình Dương khác bị giới hạn hoặc bị từ chối". Đây chính là thông tin có trong tài liệu của Không quân Mỹ, bàn về tác động đối với môi trường của việc xây các sân bay như ở trên đảo Saipan và đảo Tinian gần đó
Đặc biệt, theo tài liệu của Không quân Mỹ về dự án Saipan, họ muốn mở rộng Sân bay quốc tế Saipan hiện nay, sân bay được xây dựng trên xương sống của một căn cứ do Nhật sử dụng hồi Thế chiến II và sau này chuyển cho Mỹ sử dụng, để có thể "đón tiếp" các máy bay chở hàng, chiến đấu cơ, máy bay tiếp liệu, cùng với 700 quân nhân hỗ trợ cho "việc hạ cánh, tập trận chung và phối hợp hỗ trợ nhân đạo cùng cứu trợ thảm họa".
Điều này có nghĩa là Mỹ dự kiến xây thêm bãi đậu máy bay, nhà chứa, kho chứa nhiên liệu và kho chứa đạn dược cùng các cải thiện khác đối với căn cứ không quân cũ này. Và đây không phải là cơ sở duy nhất được nâng cấp.
Những địa điểm Mỹ có khả năng đặt căn cứ (hình máy bay), nhằm thực hiện chiến lược trục xoay ở Thái Bình Dương.
Theo hé lộ của một tướng không quân Mỹ vào tháng trước, ngoài địa điểm ở Saipan, không quân Mỹ dự kiến phái máy bay triển khai định kỳ tới các căn cứ từ Úc cho tới Ấn Độ, nhằm củng cố lực lượng ở Thái Bình Dương. Cụ thể Mỹ dự kiến triển khai quân định kỳ tới các căn cứ của Không quân hoàng gia Úc ở Darwin và Tindal, căn cứ không quân Đông Changi ở Singapore, căn cứ không quân Korat ở Thái Lan, Trivandrum ở Ấn Độ và có thể là các căn cứ ở Cubi Point và Puerto Princesa tại Philippines, căn cứ không quân ở Indonesia cùng Malaysia.
Công bố về Saipan được đưa ra vào thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Thường Vạn Toàn, đang công du Washington và có cuộc đàm phán với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Chủ đề cụ thể về các căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương không được đưa ra trong cuộc họp báo chung giữa hai nhà lãnh đạo vào hôm thứ tư vừa qua, nhưng khi trả lời một câu hỏi về "trục xoay" quân sự của Mỹ sang Thái Bình Dương, ông Thường Vạn Toàn cho biết: "Trung Quốc là nước yêu chuộng hòa bình. Và chúng tôi hi vọng chiến lược của Mỹ không nhằm vào nước cụ thể nào trong khu vực".
Theo Anthony Cordesman, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, mặc dù quân đội Mỹ luôn khẳng định "Trận chiến Hải-Không" và toàn bộ trục xoay sang châu Á không nhằm vào Trung Quốc, nhưng những căn cứ này thực chất là "phép kiểm" đối với bất kỳ sự mở rộng nào của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
"Trung Quốc sẽ thận trọng hơn ở khu vực bởi sức mạnh Mỹ đã có ở đó. Có thể thấy rõ. Họ không nói lý thuyết suông. Họ đã ở đó để thực tập", ông cho hay.
Điều này cũng sẽ trấn an các đồng minh của Mỹ trong khu vực, chứng tỏ cam kết của Mỹ với Thái Bình Dương là có thực. "Để thực hiện một phần chiến lược tái cân bằng sang Thái Bình Dương, Mỹ phải chứng tỏ cho mọi người thấy, chiến lược là có thực, nhất là vào thời điểm phần lớn sức mạnh của Mỹ bị đặt dấu hỏi bởi cuộc tranh luận về ngân sách", Cordesman cho biết thêm.
"Chúng tôi sẽ không xây thêm các căn cứ ở Thái Bình Dương" để hỗ trợ thêm cho sự hiện diện của Không quân Mỹ, Tướng "diều hầu" Herbert Carlisle, quản lý tất cả các tài sản của không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, cho biết. Và về mắt kỹ thuật, thì ông nói hoàn toàn đúng: không có căn cứ "mới", chỉ có mở rộng các sân bay hiện có và xây dựng lại các căn cứ đã bị bỏ trống như ở Saipan và Tinian. Trên thực tế, một trong những căn cứ đang được lính thủy đánh bộ Mỹ xây dựng lại trên Tinian là nơi chiếc B-29 Enola Gay đã cất cánh, thực hiện sứ mệnh thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật.
Các sân bay được tân trang lại cũng gợi nhớ tới thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi các đơn vị Mỹ liên tục luân chuyển ra vào châu Âu nhằm "canh chừng" Liên Xô. Để đối phó với kẻ thù mới, không quân Mỹ sẽ liên tục triển khai các đơn vị đóng ở Mỹ và bắc Thái Bình Dương tới một loạt sân bay ở Đông Nam Á.
"Trở lại những ngày cuối huy hoàng của Chiến tranh Lạnh, chúng tôi đã luân chuyển gần như mọi đơn vị CONUS (đơn vị đóng ở lục địa Mỹ) tới châu Âu", Carlisle cho hay. "Cứ hai năm một lần, mọi đơn vị sẽ được điều đi và làm việc với một căn cứ phụ hoạt động ở châu Âu. Chúng tôi đang chuyển điều đó tới Thái Bình Dương."
Phép tính dàn trải này không chỉ cho phép Mỹ giấu được máy bay, tránh bị phá hủy, mà còn là "một cách để xây dựng mối quan hệ với các đối tác ở phần này của thế giới", Jan Van Tol, thuộc Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách, cơ quan nghiên cứu ở Washington giúp Lầu Năm Góc phát triển khái niệm "Trận chiến Hải-Không", cho hay.
Như vậy đây là dấu hiệu khác chứng tỏ khi tới Thái Bình Dương, kế sách cũ lại trở nên mới.
Theo Dantri
CIA thừa nhận dàn dựng vụ đảo chính tại Iran năm 1953 Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã công bố các tài liệu trong đó lần đầu tiên chính thức thừa nhận vai trò chủ chốt trong cuộc đảo chính năm 1953 tại Iran nhằm lật đổ Thủ tướng dân cử Mohammad Mossadeq. Thủ tướng Iran Mohammad Mossadeq bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 1953. Các tài liệu được rút từ...