Trung Quốc, Đài Loan rủ nhau hút dầu khí Biển Đông
Các học giả Trung Quốc đại lục và Đài Loan kêu gọi hợp tác với nhau để cùng thăm dò dầu khí ở khu vực quần đảo Trường Sa nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Giàn khoan khổng lồ Ocean Oil 981 của Trung Quốc vừa chính thức đi vào hoạt động hồi tháng 8 tại phía đông của Biển Đông sau 6 năm xây dựng. Ảnh: Xinhua.
Theo Taipei Times, nhóm học giả kể trên gồm 16 người, thuộc các cơ quan nghiên cứu khác nhau của Trung Quốc và Đài Loan, chủ trương Trung – Đài nên hợp tác với nhau để hình thành ra một cơ chế cùng khai thác dầu khí trong vùng Biển Đông.
Họ đề nghị Tập đoàn lọc dầu CPC Corp của Đài Loan cùng với Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC mở rộng hợp tác vốn, không chỉ ở vùng eo biển Đài Loan như hiện nay, mà mở rộng sang vùng biển phía bắc của quần đảo Pratas (Đông Sa), cũng như qua các vùng biển ngoài khơi bờ biển phía Đông và vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa.
Video đang HOT
Ngoài kêu gọi hợp tác trên Biển Đông trong lĩnh vực dầu khí, nhóm học giả này còn kêu gọi Trung Quốc và Đài Loan tích cực nghiên cứu về “đường 9 đoạn” hay “đường lưỡi bò” vô lý mà cả Bắc Kinh và Đài Bắc dùng làm cơ sở tuyên bố chủ quyền ở đây. Đường lưỡi bò do phía Trung Quốc đơn phương đưa ra mà không có cơ sở pháp lý nào và cũng không được nước khác công nhận.
Hồi tháng 8, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý. Hồi tháng 6, Trung Quốc mời thầu dầu khí quốc tế với 9 lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Việt Nam khẳng định rằng những việc mời thầu trên là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tuyên bố DOC và là hành động phi pháp,vô giá trị yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ việc mời thầu và không lặp lại các hành động tương tự như vậy.
Biển Đông là một trong những điểm nóng về tranh chấp lãnh thổ biển đảo giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Một bên khác là Đài Loan, đảo mà Trung Quốc coi là một tỉnh, cũng lên tiếng đòi chủ quyền. Tất cả các bên kể trên, trừ Brunei, đều có lực lượng vũ trang trên hơn 100 đảo, bãi cạn và đảo san hô trong khu vực có diện tích hơn 5 km2.
Theo VNE
Học giả Trung Quốc "phản đối truất ghế quốc hội của Bạc Hy Lai"
Một nhóm gồm 300 học giả, cựu quan chức Trung Quốc đã gửi thư ngỏ yêu cầu quốc hội không phế truất chính trị gia "ngã ngựa" Bạc Hy Lai, nhân vật trung tâm của vụ bê bối chính trị lớn nhất trong vòng nhiều thập niên qua ở Trung Quốc.
Ông Bạc Hy Lai tại một phiên họp quốc hội hồi tháng 3, ít ngày trước khi bị tước mọi chức vụ.
Theo BBC, bức thư ngỏ được đăng tải lên trang web tiếng Trung Quốc Red China. Bức thư cho rằng việc phế truất ông Bạc Hy Lai là đáng ngờ và mang động cơ chính trị.
Bị phế truất khỏi ghế quốc hội cũng đồng nghĩa với việc ông Bạc Hy Lai không còn được hưởng quyền miễn trừ truy tố, tức ông sẽ bị truy tố trong vụ bê bối mà ở đó vợ ông, bà Cốc Khai Lai, đã bị kết án tử hình song được hoãn thi hành án 2 năm hồi tháng 8 vừa qua.
Bà Cốc Khai Lai bị kết tội vì hạ sát doanh nhân Anh Neil Heywood. Vương Lập Quân, người từng là cánh tay phải của ông Bạc, cựu cảnh sát trưởng thành phố Trùng Khánh, nơi ông Bạc từng là bí thư, đã bị kết án 15 năm tù vì liên quan đến vụ bê bối.
"Lý do phế truất ông Bạc Hy Lai là gì? Xin hãy điều tra lại thực tế và bằng chứng", lá thư cho biết. "Xin hãy công bố cho người dân bằng chứng Bạc Hy Lai sẽ có thể bảo vệ mình theo luật pháp."
Trong số những người ký vào bức thư có Li Chengrui, cựu giám đốc Cục thống kê quốc gia, một giáo sư luật ở Đại học Bắc Kinh, các nhà lập pháp địa phương...
Theo BBC, nhiều người dùng mạng Trung Quốc không vào được trang Red China, trang ủng hộ Bạc Hy Lai và bức thư cho tới nay không được truyền thông nhà nước đề cập. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, bức thư cho thấy chia rẽ vẫn còn sâu sắc ở Trung Quốc đối với vụ bê bối Bạc Hy Lai.
Ông Bạc Hy Lai không xuất hiện trước công chúng kể từ giữa tháng 3, ngay sau khi vụ bê bối vỡ lở và ông bị điều tra. Vào tháng 4 ông bị ngưng các vị trí trong đảng và bị Đảng Cộng sản Trung Quốc khai trừ vào tháng 9. Báo chí nhà nước đưa tin ông đối mặt với các cáo buộc liên quan đến tham nhũng, lạm dụng quyền lực và nhận hối lộ.
Bà Cốc Khai Lai vợ ông bị kết tội giết Heywood sau khi một hợp đồng làm ăn kinh doanh nhiều triệu đô la bị đổ bể. Giới bình luận cho rằng đối thủ của ông Bạc đã dùng vụ việc này để chấm dứt sự nghiệp chính trị của ông. Ông Bạc, 63 tuổi, từng được xem là ứng cử viên sáng giá cho vị trí cao trong ban lãnh đạo đảng ngay trước khi vụ bê bối nổ ra.
Theo Dantri
Hàn Quốc sẽ trình tuyên bố chủ quyền lên Liên Hiệp Quốc Hàn Quốc sẽ sớm đệ trình tài liệu khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với phần thềm lục địa mở rộng nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này ở biển Hoa Đông lên Liên Hiệp Quốc trong tháng 10. Tài liệu nói trên sẽ được trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) của Liên Hiệp...