Trung Quốc đã trấn áp toàn diện tiền điện tử ra sao?
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc trấn áp tiền điện tử cùng nhiều thành tựu khác trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
Mới đây, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã tuyên bố chiến thắng trong việc ngăn chặn giao dịch tài sản ảo như một phần của nỗ lực duy trì sự ổn định tài chính, khi công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 20 đang bước vào giai đoạn cuối cùng.
Không gian cho bất kỳ hoạt động nào liên quan đến tiền điện đều bị cấm ở Trung Quốc. Ảnh: Getty
Theo đó, PBOC coi tiền điện tử là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh tài chính và việc kiểm soát vốn đang phải vật lộn với một số điều kiện kinh tế khó khăn nhất trong nhiều năm. Cùng với đó, tăng trưởng đã chậm lại ở mức thấp nhất kể từ đầu về đại dịch theo chính sách zero – Covid kiên định của Bắc Kinh.
Theo SCMP đưa tin, Cục Ổn định Tài chính của PBoC cho biết: ” Khi chúng tôi tiếp tục trấn áp các giao dịch tiền điện tử tại Trung Quốc và cảnh báo rủi ro liên quan tới tài sản ảo, thị phần giao dịch Bitcoin ở Trung Quốc đã giảm đáng kể. Vào tháng 3, tỷ trọng này đã giảm xuống 10% so với mức đỉnh hơn 90% vào năm 2017“.
Có thể thấy, Bắc Kinh đã thắt chặt kiểm soát tài sản kỹ thuật số trong nhiều năm, bao gồm lệnh cấm năm 2017 đối với các dịch vụ phát hành tiền xu ban đầu – một hình thức gây quỹ trước khi ra mắt tiền điện tử mới, tương tự như đợt phát hành lần đầu ra công chúng; sau đó là lệnh cấm hoàn toàn đối với giao dịch tiền điện tử vào năm 2021 và vào tháng 4/2022 về việc cấm sử dụng các mã thông báo không thể thay thế (NFT) làm tài sản tài chính như chứng khoán, bảo hiểm, các khoản vay và kim loại quý.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là nơi có rất nhiều hoạt động liên quan đến tiền điện tử, khi mới đây, Trung Quốc đại lục lại lọt vào Top 10 quốc gia có Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu của Chainalysis 2022. Trước đó, Trung Quốc đứng thứ 4 vào năm 2020, nhưng đã giảm xuống vị trí thứ 13 vào năm 2021, khi các quy định siết chặt từ phía chính phủ ban hành.
Đồng thời, Trung Quốc cũng chứng kiến sự sụt giảm tương tự và tái xuất hiện trong lĩnh vực khai thác Bitcoin, sau khi ngăn chặn hoạt động này bắt đầu từ tháng 5 năm ngoái. Tỷ lệ băm (giải thuật) của Bitcoin đến từ các địa chỉ internet (IP) của Trung Quốc đã giảm xuống bằng 0 vào năm 2021, trước khi tăng trở lại 20% trong năm 20211- theo Chỉ số tiêu thụ điện Bitcoin của Cambridge.
Vào đầu tháng 8/2022, cơ quan giám sát không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã yêu cầu các nền tảng truyền thông xã hội xóa hơn 12.000 tài khoản có liên quan đến tiền điện tử. Yêu cầu này được đưa ra khi chính quyền Bắc Kinh tiếp tục tăng cường giám sát ngành công nghiệp tiền điện tử hiện vẫn còn rất mới mẻ.
Video đang HOT
” Có hàng ngàn tài khoản hướng dẫn người dùng trên Internet đầu tư vào tiền điện tử, nhân danh sự đổi mới về tài chính và blockchain, đã bị khoá“, CAC cho biết.
Theo cơ quan này, các tài khoản mạng xã hội bị khóa hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm Weibo, Baidu và WeChat. Cơ quan này cũng đã đóng cửa 105 trang web có tình trạng thổi phồng quá mức thông tin về tiền điện tử, hướng dẫn mua, bán và khai thác tài sản kỹ thuật số. Đây là động thái mới nhất trong chiến dịch được CAC phát động gần đây, nhắm vào hoạt động đầu cơ tiền điện tử do sự “hỗn loạn” của nó.
CAC còn lưu ý, các nền tảng Internet nên duy trì biện pháp mạnh mẽ trong việc hạn chế đầu cơ tiền điện tử và tăng cường nỗ lực làm sạch nội dung cũng như tài khoản người dùng liên quan đến vấn đề này. Do đó, các hoạt động liên quan đến tiền điện tử càng ngày càng bị quản lý chặt chẽ bởi chính phủ Trung Quốc, nơi hoạt động giao dịch và khai thác các mã thông báo dựa trên Blockchain bị cấm, nhất là khi giới chức trách liên tục đưa ra cảnh báo mới sau những sự cố trên thị trường tiền điện tử toàn cầu trong những tháng qua.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc còn cho biết thêm, hiện tại, Bitcoin được giao dịch ở mức 19.000 USD/BTC những ngày gần đây – giảm gần 70% so với mức đỉnh hơn 67.000 USD vào tháng 11/2021. Đáng chú ý, cả tiền điện tử và lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P) đều được coi là mối đe dọa đối với ngành ngân hàng tập trung, vốn chiếm hơn 90% tổng tài sản tài chính của đất nước.
Bên cạnh việc trấn áp thành công P2P và tài sản ảo, PBoC đã trích dẫn những thành tựu của mình trong việc giành quyền kiểm soát và điều hành việc tái cơ cấu các tổ chức tài chính gặp khó khăn bao gồm HNA Group vào năm 2021, Baoshang Bank vào năm 2020 và Anbang Insurance Group vào năm 2018.
PBoC tự tin đã xoay chuyển các rủi ro hệ thống từ những hoạt động ngân hàng ngầm, bao gồm các dịch vụ tài chính, cho vay trái phép, tín dụng đen không theo quy định ngân hàng thông thường. Một báo cáo hồi tháng 4 từ cơ quan xếp hạng Moody’s cho hay, dịch vụ tài chính ngầm đã giảm xuống còn 57.000 tỷ Nhân dân tệ (7,97 nghìn tỷ USD) tương đương 45% GDP của Trung Quốc.
Bùng nổ nền tảng thương mại xã hội ở Trung Quốc
Sự phát triển của các nền tảng thương mại xã hội ở Trung Quốc đã giúp đất nước tỷ dân mở ra một kỷ nguyên bán lẻ mới.
Thương mại xã hội (Social Commerce) là khái niệm để chỉ sự tích hợp giữa thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội nhằm mục tiêu hỗ trợ người dùng trong việc tương tác và mua bán các sản phẩm trực tuyến.
Theo hãng nghiên cứu Statista, thị trường thương mại xã hội của Trung Quốc đã phát triển mạnh trong những năm qua. Năm 2021, doanh số bán lẻ của thương mại xã hội ở Trung Quốc ước tính đạt 351 tỷ USD, tăng gần 50% so với năm trước. Đến năm 2024, thị trường thương mại xã hội dự kiến sẽ vượt mốc 500 tỷ USD.
Thương mại xã hội ở Trung Quốc thậm chí còn nổi trội hơn nhiều so với Mỹ. Doanh số Social Commerce ở Trung Quốc đạt tổng cộng 186,04 tỷ USD vào năm 2019 - gần 10 lần so với doanh số bán hàng ở Mỹ (19,42 tỷ USD).
Nazmul Islam, nhà phân tích dự báo cơ sở của eMarketer cho biết: "Trung Quốc có tỷ lệ người mua hàng qua mạng xã hội cao nhất toàn cầu. Nhiều nền tảng thương mại điện tử phổ biến được tích hợp với các mạng xã hội lớn nhất của đất nước, cung cấp những dịch vụ tốt nhất, biến việc mua hàng trên mạng xã hội trở nên cực kỳ hấp dẫn và thuận tiện".
WeChat - Ứng dụng vạn năng
WeChat là đối thủ trong hầu hết mọi lĩnh vực từ tiếp thị đến thương mại điện tử, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi WeChat cũng là một trong những nền tảng thương mại xã hội mạnh mẽ nhất ở Trung Quốc. WeChat có ba tính năng để thúc đẩy thương mại xã hội: WeChat Stores, WeChat Mini-Programs và WeChat Good product Circle.
Cửa hàng WeChat (WeChat Store) là một trong những cách dễ dàng nhất để bắt đầu bán hàng thông qua các ứng dụng mua sắm ở Trung Quốc, tuy nhiên, khả năng quảng bá các cửa hàng này còn hạn chế. Chỉ có thể truy cập các cửa hàng này thông qua Tài khoản chính thức của WeChat hoặc thông qua người dùng chia sẻ cửa hàng, sản phẩm trên ứng dụng. Chính điều này đã khiến WeChat chuyển sang WeChat Mini-Program.
Chương trình mini (WeChat Mini-Program) về cơ bản là các ứng dụng thứ ba hoạt động trong hệ sinh thái, cho phép người dùng truy cập các chức năng mà không cần phải rời khỏi WeChat.
Cho đến nay rất nhiều sàn thương mại điện tử đang sử dụng tính năng này của WeChat. Chẳng hạn, Pinduoduo (sàn thương mại điện tử lớn thứ 2 Trung Quốc sau Alibaba) đã kết hợp với WeChat để tăng trải nghiệm mua hàng nhóm. Bạn có thể chia sẻ với bạn bè mặt hàng muốn mua. Người dùng không cần phải rời khỏi ứng dụng WeChat trong toàn bộ quá trình đặt hàng. Người mua sẽ nhận được chiết khấu lên đến 90%, tùy thuộc vào mặt hàng và quy mô của nhóm. Gần như tất cả các đơn hàng đặt trên Pinduoduo đều được thực hiện bằng cách thức này.
Trong báo cáo hàng năm của mình, Tencent cho biết tổng giá trị giao dịch do các WeChat Mini-Program tạo ra trong năm 2019 là hơn 115 tỷ USD.
Vòng kết nối sản phẩm tốt WeChat (WeChat Good product Circle) cho phép người dùng xem những gì người khác đang mua. Người dùng xem các sản phẩm được đề xuất hoặc cho phép người dùng tạo các nhóm riêng tư, nơi có thể chia sẻ các sản phẩm mà họ muốn giới thiệu.
XiaoHongShu - Pinterest, Instagram và Amazon trong một
XiaoHongShu là một nền tảng thương mại điện tử xã hội được ra mắt vào năm 2013 và đã trở nên vô cùng phổ biến trong những năm gần đây. Khi mới ra mắt, XiaoHongShu hoạt động như một nền tảng truyền thông xã hội, nơi người dùng có thể chia sẻ các mẹo mua sắm ở nước ngoài và đánh giá sản phẩm tập trung vào ngành thời trang và làm đẹp.
Tuy nhiên, vào năm 2014, nền tảng này đã bổ sung thêm tính năng Thương mại điện tử khiến nó trở thành một trong những nền tảng thương mại xã hội phổ biến nhất ở Trung Quốc. Kể từ đó, nhiều thương hiệu nổi tiếng ở nước ngoài đã tham gia vào nền tảng này để bán sản phẩm của họ vào thị trường Trung Quốc. XiaoHongShu đã đạt được sức hút to lớn kể từ năm 2015, tăng GMV từ chỉ 1 triệu NDT lên hơn 100 triệu NDT trong khoảng thời gian 6 tháng. Tính đến tháng 1/2019, nền tảng đã có hơn 200 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.
XiaoHongShu cung cấp một loạt các tính năng dẫn dắt người dùng vào chu kỳ đọc, thích và mua. Tác động của truyền miệng có thể được nhìn thấy trên toàn bộ nền tảng XiaoHongShu, với các bài đăng và sản phẩm phổ biến có tỷ lệ tương tác và chia sẻ mạnh mẽ trên các nền tảng. Để tận dụng tối đa Xiao Hong Shu, các thương hiệu có thể tạo tài khoản chính thức để chia sẻ nội dung của riêng họ và sau đó tạo cửa hàng điện tử của họ để cho phép người dùng mua sản phẩm trực tiếp từ ứng dụng.
Douyin - Sân chơi mới cho các thương hiệu
Douyin, phiên bản nội địa Trung của TikTok, là một ứng dụng chia sẻ các video với hơn 600 triệu người dùng hoạt động hàng ngày. Vào năm 2021, Douyin đang trên quá trình xây dựng hệ sinh thái thương mại điện tử của riêng mình.
Trên các nền tảng thương mại điện tử truyền thống như Taobao và JD.com, nếu người dùng muốn mua một sản phẩm cụ thể, họ sẽ nhập từ khóa để tìm kiếm. Ngược lại, hành vi mua hàng của người dùng ở Douyin phần lớn là vô thức hoặc thụ động. Họ sẽ vô tình bị thu hút bởi nội dung trong video ngắn hoặc sản phẩm được review bởi các KOL. Đặc biệt, Douyin bán hàng với tâm thế "sản phẩm tìm đến người mua" bằng cách sử dụng các thuật toán vô cùng chính xác để đề xuất sản phẩm phù hợp với sở thích người dùng.
Douyin cũng triển khai các hoạt động tiếp thị để hỗ trợ các lễ hội thương mại điện tử quan trọng trong năm, cũng như tạo các chiến dịch marketing, thử thách để giúp các nhãn hàng tăng doanh số.
Vào tháng 5 năm 2018, Douyin đã bắt đầu phát hành một tính năng trên nền tảng để tạo giỏ hàng. Douyin đã mời hàng trăm KOL, người nổi tiếng và các công ty thử nghiệm tính năng này. Douyin cũng có nền tảng giao dịch riêng cho phép mua trực tiếp trong ứng dụng, cho phép liên kết cửa hàng với một nền tảng khác của tập đoàn như Toutiao, Huoshan, hoặc Xigua.
Theo số liệu của Douyin, từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 11 năm 2021, 23% người tiêu dùng thương mại điện tử Douyin đã mua các sản phẩm thương hiệu mới và tỷ lệ này vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Ngoài quảng cáo, đây là cách TikTok sẽ kiếm 'bộn tiền' cho công ty mẹ từ những lĩnh vực khác Để biết TikTok "mang tiền về nhà" như thế nào, hãy nhìn vào Douyin - phiên bản tương tự ở Trung Quốc. Ứng dụng này hiện đã "lấn sân" sang cả lĩnh vực thương mại điện tử và giao đồ ăn. Douyin - TikTok phiên bản Trung Quốc, đang nỗ lực để thúc đẩy doanh thu thông qua hoạt động bán hàng trực...