Trung Quốc đã nắm được ‘củ cà rốt’ trên Biển Đông?
Chiến lược mới của Trung Quốc xuất phát từ việc “họ có tiền, có tài nguyên, có quân đội và dường như họ cảm thấy đã nắm được “củ cà rốt” .
Chuyên gia phân tích An ninh Quốc gia Mỹ KT McFarland
Chuyên gia phân tích An ninh Quốc gia Mỹ KT McFarland cùng hai chuyên gia khác là Timothy Heath và Karen Brooks bàn về tình hình Biển Đông trên kênh truyền hình Fox News .
Các chuyên gia cho rằng lời đề nghị giải quyết vấn đề tranh chấp một cách hòa bình giữa các nước rất khó đạt được.
“Nguy cơ rủi ro từ một tính toán sai lầm trên từ phía Trung Quốc hay bất cứ bên tranh chấp nào có thể leo thang gây ra một tình huống không ai mong muốn. Đây là mối quan tâm lớn nhất đối với tất cả các bên bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc”, Fox News dẫn lời chuyên gia cấp cao thuộc tỏ chức nghiên cứu chính sách toàn cầu RAND – ông Timothy Heath.
“Xung đột trên Biển Đông không có điều gì mới. Trung Quốc đã rất nhiều lần ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông từ năm 1950″, chuyên gia phân tích quốc phòng quốc tế Karen Brooks thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CFR) cho hay.
Video đang HOT
Theo Fox News, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền khoảng 90% trên Biển Đông. Điều này hoàn toàn đi ngược với những tuyên bố mà nước này thực hiện với các quốc gia láng giềng.
Tuy nhiên, chuyên gia Karen Brooks nhận định có một điều mới trong vấn đề xung đột trên Biển Đông là “một Trung Quốc hùng mạnh và chủ nghĩa dân tộc trong những năm gần đây dường như quyết tâm thay đổi những sự thật nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của mình vĩnh viễn”.
Chuyên gia Karen Brooks cũng tin rằng chiến lược mới của Trung Quốc xuất phát từ việc “họ có tiền, có tài nguyên, có quân đội và dường như họ cảm thấy đã nắm được “củ cà rốt” trong gói giao dịch thương mại và kinh tế, có thể thuyết phục được các quốc gia ở Đông Nam Á làm theo những gì họ muốn”.
“Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, lực lượng quân sự phát triển nhanh nhất thế giới và các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đã cho thấy rõ ràng rằng quân đội của họ không chỉ có khả năng hoạt động trong khu vực mà còn đủ sức vươn ra toàn cầu”, bà Karen Brooks nói thêm.
Trung Quốc liên tiếp có các động thái làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông.
Trong khi đó, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Scott Swift mới đây cũng cho biết Mỹ sẵn sàng đối phó với bất cứ cuộc khủng hoảng nào trên Biển Đông sau khi ông có chuyến tuần tra trên vùng biển này.
Tuy vậy, một trong những khó khăn của Mỹ trong việc can thiệp vào vấn đề tranh chấp ở Biển Đông đó là Trung Quốc đang kiểm soát các tuyến đường hàng hải quan trọng.
“Họ (Trung Quốc) đang làm cho tình hình trở nên bất ổn bằng việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo trong một khoảng thời gian ngắn và quân sự hóa các đồn điền. Vùng biển này là khu vực huyết mạch lớn cho các chuyến vận chuyển hàng hóa cũng như đối với tàu quân sự Mỹ”, chuyên gia Timothy Heath chia sẻ thêm.
Theo Báo Giao thông
Đô đốc hải quân Mỹ nói bay trinh sát Biển Đông là 'thường kỳ'
Đô đốc hải quân hàng đầu của Mỹ cho rằng chuyến bay trinh sát thường kỳ trên Biển Đông giúp ông tận mắt thấy năng lực hoạt động mới của hạm đội Thái Bình Dương.
Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương trên chiếc P-8 hôm 18/7. Ảnh: USNavy
Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, hôm qua xác nhận tại Seoul, Hàn Quốc rằng ông đã đi trên máy bay trinh sát Boeing P-8 trong vòng 7 giờ. Tuy nhiên, ông không đưa ra thông tin chi tiết về chuyến bay.
Swift nói chuyến bay của ông là hoạt động "thường kỳ", giống như chuyến bay trước đó chở đội phóng viên CNN hồi tháng 5. Bắc Kinh khi đó gọi chuyến bay trinh sát của P-8 chở đội của CNN trên Biển Đông là "vô trách nhiệm và gây nguy hiểm".
"Chúng tôi có những lực lượng được triển khai trên khắp khu vực, để thể hiện cam kết của Mỹ với tự do đi lại", đô đốc Mỹ nói và cho biết chuyến bay cho phép ông được "tận thấy" những năng lực hoạt động mới của hạm đội.
Swift cho hay việc liên lạc với Trung Quốc trên biển là "tích cực và có tổ chức". "Có thể nói các cuộc liên lạc đang được bình thường hóa", ông nói.
Tuy nhiên, ông Swift cũng cho rằng đang có những lực lượng gây bất ổn trong khu vực, từ đó tạo ra bất trắc. "Tôi ước tôi có một quả cầu pha lê để có thể nhìn thấy tương lai. Tôi quan ngại về lực lượng gây bất ổn dường như đang hiện hữu thường xuyên hơn trên vũ đài", ông nói. "Và đó chính là điều tôi nghe được từ những người bạn trong khu vực, khi tôi liên lạc với họ. Các nước đó ngày càng cảm thấy bất trắc trong khu vực".
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua tuyên bố nước này "kiên quyết phản đối" các chuyến bay trinh sát của Mỹ, nhưng không nói liệu Bắc Kinh có xua đuổi máy bay hay không.
Trọng Giáp
Theo Reuters
Đô đốc Mỹ lên tiếng về chuyến bay giám sát biển Đông Đô đốc Scott Swift, tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, hôm 20-7 xác nhận ông có mặt trên chuyến bay giám sát ở biển Đông vào cuối tuần qua. Tuyên bố được Đô đốc Swift đưa ra trong một cuộc họp báo tại thủ đô Seoul - Hàn Quốc. Theo lời tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của...