Trung Quốc có thể “xoá sổ” Silicon Valley?
“ Hardware is dead” (tạm dịch: Phần cứng đang chết dần) là một trong những bài báo được chú ý nhiều nhất tuần qua trên trang VentureBeat. Trong đó, tác giả bài báo là nhà phân tích tài chính Jay Goldberg đã bày tỏ quan điểm của mình, rằng phần mềm đang chiếm lĩnh thế giới, và: Nếu công ty của bạn là một công ty sản xuất phần cứng thì bạn nên đi khỏi đó ngay lập tức, rồi chuyển hướng sang một ngành kinh doanh nào đó mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
Silicon Valley – nơi quy tụ các ánh tài công nghệ hàng đầu thế giới.
Đây là một luận điểm gây nhiều tranh cãi. Thực tế thì phần cứng đâu có đang chết. Chỉ là, cũng giống như ngành chăn nuôi gia súc, giờ đây ngành sản xuất phần cứng đã không còn là một lĩnh vực hấp dẫn đối với giới đầu tư Mỹ. Đơn giản là vì đó là một ngành khó thu lời những lại đòi hỏi nguồn vốn cao, trong khi giới đầu tư Mỹ lại đang mong muốn những điều ngược lại. Vì thế, nếu đứng trên quan điểm của một nhà đầu tư như Jay Goldberg, thì nói rằng “Hardware is dead” cũng không phải là quá phóng đại.
Nhưng nhìn về xa hơn, ta sẽ thấy chắc chắn sự biến mất của ngành công nghiệp phần cứng sẽ ảnh hưởng lâu dài và tiêu cực đến nền kinh tế của khu vực thung lũng Silicon – nơi hiện đang là cái rốn công nghệ của nước Mỹ và toàn thế giới.
Hồi tháng Một, thời báo New York cũng đã một lần phải công nhận rằng, hiện tại nước Mỹ đang không thể cạnh tranh được với Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Nếu muốn tạo nên một sự thay đổi bất ngờ cho màn hình của một chiếc smartphone, như Apple đã làm, thì bạn có thể nhờ tới Foxconn. Vì sao ư? Vì họ có thể dựng dậy 8000 nhân công TQ đang ngái ngủ và bắt những người đó làm việc 12 tiếng/ngày. Nếu bạn muốn chỉ sau 1 đêm có thể thuê về hàng ngàn kỹ sư sản xuất, thì các công ty TQ sẽ làm bạn thỏa mãn (trong khi ở Mỹ thì làm gì có chuyện đó). Vậy nên mới nói rằng TQ đang vượt mặt Mỹ để trở thành nơi tập trung sản xuất hàng công nghệ của toàn thế giới.
Video đang HOT
TQ sản xuất phần lớn các thiết bị điện tử trên thế giới.
Nhưng có vẻ bản thân nước Mỹ cũng không hào hứng trong việc cạnh tranh với TQ trong lĩnh vực này. Kể cả khi những nhà sản xuất TQ có làm ra những chiếc tablet chạy Android giá siêu rẻ chỉ 45 USD, nhập vào Mỹ với giá 80 USD và tạo nên một phân khúc thị trường tablet giá rẻ, thì những nhà sản xuất của Mỹ cũng không quá bận lòng. Tương tự với smartphone, PC, notebook, ultrabook và hầu hết linh phụ kiện đi cùng với chúng.
Từ lâu, những công ty công nghệ của Mỹ đã chấp nhận giao phó việc làm ra những sản phẩm trên cho những nhà sản xuất phía bên kia đại dương với một lý do khá thông minh, rằng: Tại sao lại phải cạnh tranh với TQ khi mà Mỹ có thể rảnh tay tiến lên một bước khác, đó là tập trung vào khâu thiết kế sản phẩm và phần mềm? Như thế sẽ đỡ phải lo lắng về việc khó thu hồi vốn, thậm chí là sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn với chi phí bỏ ra ít hơn.
Nhưng, điều này lại làm nảy ra một vấn đề khác. Lý do trên có vẻ khôn ngoan kia chỉ có thể mang lại lợi ích ngắn hạn. Còn về lâu về dài, việc giao phó gần như hoàn toàn cho một quốc gia khác trong việc sản xuất phần cứng sẽ dẫn đến việc tự cắt giảm năng lực cạnh tranh của bản thân nước Mỹ. Về vấn đề này, có vẻ như hiện tại chỉ có mối Apple là nhận ra, nên họ đang ra sức đẩy mạnh dự án phát triển chip độc lập với chí phí 500 triệu USD, nhằm tránh khỏi sự lệ thuộc vào những nhà sản xuất khác như Samsung hoặc Intel.
Với một lượng lớn nhân công dư thừa và giá rẻ, các sản phẩm nếu muốn giá rẻ và cạnh tranh đều sẽ phải sản xuất ở TQ.
Hồi những năm 80 của thế kỉ trước, khi mà những hãng công nghệ của Mỹ đang tập trung sản xuất chip và máy tính cá nhân, thì tại Đài Loan và TQ, các công ty cũng đang bắt đầu bước vào thị trường công nghệ với những thiết bị điện trở, tụ điện và bo mạch chủ. Bây giờ, giới công nghệ Mỹ đang vui vì cái sự “rảnh tay” của mình, nhưng có mấy ai nhận ra rằng, những nhà sản xuất của Châu Á cũng đang tiến bộ rất nhanh?
Bước tiếp theo sau những linh kiện nhỏ kia, họ sẽ tiến đến công đoạn sản xuất chip máy tính theo thiết kế, rồi họ sẽ tự thiết kế chip máy tính, sau đó nữa là họ sẽ tự thiết kế và sản xuất toàn bộ những sản phẩm điện và điện tử. Kể cả khi lúc đó Mỹ và cả thung lũng Silicon có đang ở một mức độ sản xuất cao hơn, như là tập trung vào các loại hệ điều hành, phần mềm, dịch vụ tích hợp trên các thiết bị di động, thì TQ cũng sẽ lại được giao phó trong những khâu sản xuất khác.
Nếu xu hướng này cứ tiếp tục, tức là giới đầu tư Mỹ sẵn sàng để cho cái gốc là phần cứng biến mất khỏi thung lũng Silicon, thì cùng với đó, ta sẽ thấy TQ không còn là một gã thợ học việc nữa mà dần lột xác, trở thành một ông chủ độc lập, ngang hàng với Mỹ. Đến lúc đó, cái tên thung lũng Silicon sẽ biến mất, và nước Mỹ sẽ mất đi một nền kinh tế quan trọng và tay người đối tác mà họ đang hết sức tin tưởng, chính là Trung Quốc.
Theo Genk
Pin năng lượng mặt trời làm từ... rau chân vịt
Nguồn ánh sáng mặt trời vô tận chính là mục tiêu quan trọng của các hệ thống pin mặt trời hay hệ quang hợp nhân tạo mà loài người đang hướng tới trước sự cạn kiệt được dự báo trước của các nguồn tài nguyên hóa thạch. Trước đây Genk từng giới thiệu tới bạn đọc hệ thống quang hợp nhân tạo của Panasonic. Bây giờ chúng ta lại biết thêm một thành quả khoa học khác trong nỗ lực tìm kiếm năng lượng thay thế của loài người. Đó là hệ thống pin hybrid sinh học từ protein trong rau chân vịt (rau spinach).
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Vanderbilt do David Cliffel và Kane Jennings dẫn đầu đã tạo ra cách để kết hợp silicon với một protein được tìm thấy trong rau chân vịt, qua đó sản xuất được pin năng lượng mặt trời "hybrid sinh học". Giải pháp này có thể giúp sản sinh ra dòng điện tốt hơn so với các nỗ lực trước đây và mở ra cơ hội về các tấm pin mặt trời rẻ hơn, hiệu quả hơn.
Hàng triệu năm tiến hóa đã làm cho quang học trở thành một quá trình cực kỳ hiệu quả để tạo ra năng lượng, nhưng phát triển các hệ thống quang hợp nhân tạo ứng dụng cho các hệ thống phát điện vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định.
Trong hơn 40 năm qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu một loại protein quang điện phức hợp PS1. Loại protein này có thể giữ nguyên chức năng khi không ở bên trong của tế bào thực vật sống và đặc biệt là có thể chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện với hiệu suất gần 100%, vượt xa hiệu suất hiện nay của các tấm pin năng lượng mặt trời nhân tạo. Bên cạnh đó, pin năng lượng mặt trời hữu cơ được làm bằng vật liệu rẻ và sẵn có đã trở thành lý do khiến PS1 thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ giới khoa học. Trong khi các nhà khoa học đã tìm thấy cách hiệu quả để chiết xuất PS1 từ lá cây và đã ứng dụng thành công để tạo ra pin biohybridcó thể sản sinh ra dòng điện khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì lượng điện năng các tấm pin này có thể sản xuất trên mỗi inch vuông vẫn còn kém xa các pin quang điện thương mại hiện nay. Ngoài ra, hiệu suất hoạt động của loại pin mặt trời này suy giảm nhanh chóng theo thời gian sử dụng.
Nếu như các nỗ lực trước đây cố gắng thêm PS1 vào kim loại thì Vanderbilt đã tạo ra bước đột phá khi sử dụng PS1 đổ lên tấm silicon để tạo ra pin mặt trời biohybrid với hiệu suất tốt hơn. Quy trình để sản xuất các tấm pin như vậy tương đối đơn giản. Bề mặt của một tấm wafer silicon được xử lý bằng một dung dịch nước của PS1 sau đó và sau đó được đặt trong một buồng chân không để làm bay hơi nước. Kết quả thu được là tấm pin protein có độ dày chỉ cỡ 100 phân tử.
Sự kết hợp của sillicon và PS1 đã loại bỏ các vấn đề công suất phát suy giảm khi đưa PS1 vào pin kim loại. Với silicon, kết quả thu được rất ấn tượng. Một centimet vuông tấm pin silicon/PS1 tạo ra 850 micro ampe điện ở mức 0,3 volts - tương ứng gấp hai lần và một nửa so với pin biohybrid trước đó. Nhóm nghiên cứu ước tính rằng một tấm pin ghép với độ dài xấp xỉ bằng hai bàn chân (0,6 m) sẽ đem lại dòng điện 100 milliampe và hiệu điện thế 1 volt, đủ để dùng cho một số thiết bị điện nhỏ. Không những thế, Loai pin này có tuổi thọ sử dụng khá cao. Trong khi các loại pin biohybrid cũ suy giảm đi trong một vài tuần, pin của Vanderbilt có thể hoạt động trong chín tháng mà không mất đi hiệu suất.
Các nhà nghiên cứu đã đăng ký bằng sáng chế cho công trình này và hy vọng sẽ áp dụng vào pin mặt trời để đưa vào sử dụng rộng rãi. Công trình của họ đã được đăng tải trên các tạp chí Advanced Materials.
Theo Genk
TechCrunch Disrupt 2012: Thị trường Đông Nam Á được quan tâm "một cách đặc biệt" Mới đây nhà sáng lập Yammer, mạng xã hội doanh nghiệp vừa được mua lại với mức giá 1,28 tỷ USD, David Sacks đã có những nhận định cho rằng thung lũng Silicon sắp đến ngày tàn. David Sacks tại TechCrunch Disrupt 2012 San Francisco. Theo Sacks, để tạo ra một công ty thành công mới cần một ý tưởng mà hội tụ...