Trung Quốc có thể giúp sớm chấm dứt khan hiếm chip silicon
Trung Quốc xuất xưởng 31,6 tỷ mạch tích hợp trong tháng 7, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp giảm sự thiếu hụt trong nguồn cung chip silicon.
Đà tăng sản lượng mạch tích hợp (IC) của Trung Quốc bắt nguồn từ nhu cầu khổng lồ của thị trường, cũng như các đợt tăng cường năng lực sản xuất trong nước. Mức tăng này không chỉ lập kỷ lục mới, mà còn là tín hiệu tốt cho những ngành công nghiệp đang chịu tác động tiêu cực bởi tình trạng thiếu hụt chip suốt nhiều tháng qua.
Con số 31,6 tỷ mạch IC được xuất xưởng cũng được đánh giá là thành tựu lớn, nhất là trong bối cảnh những công ty bán dẫn Trung Quốc như SMIC không thể mua được thiết bị để mở rộng sản xuất, sau khi họ phải hứng chịu những lệnh cấm vận từ chính phủ Mỹ.
Các đế bán dẫn do TSMC sản xuất.
Video đang HOT
Số liệu từ Ủy ban Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết các hãng bán dẫn nước này đã chế tạo 203,6 tỷ chip từ đầu năm 2021, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều chip trong số đó sẽ được ứng dụng trong nhiều thiết bị từ ôtô đến đồ điện tử gia dụng, giúp hạn chế tình trạng khan hiếm chip kéo dài từ năm ngoái đến nay.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng bất cứ thay đổi đáng kể nào trên thị trường cũng cần thêm thời gian. Báo cáo của NBS mang tính khái quát và khó có thể xác định lĩnh vực nào có thể cải thiện trong thời gian tới.
Ngoài ra, cũng có những lo ngại rằng nhiều nhà sản xuất bán dẫn tại Trung Quốc có thể gặp nguy cơ dư thừa những chip ít phức tạp. Trung Quốc đã ưu đãi ngành bán dẫn suốt nhiều năm qua, nhằm tăng cường khả năng tự chủ và tăng tốc theo kịp những tập đoàn hàng đầu thế giới như TSMC. Những con số mới được NBS công bố có thể coi là thắng lợi lớn, nhưng Trung Quốc vẫn còn chặng đường dài trước khi năng lực sản xuất chip bán dẫn nội địa vượt qua nguồn nhập khẩu.
Với người tiêu dùng, các sản phẩm có thể sẵn hàng hơn nếu những nhà cung cấp có thể tăng tốc sản xuất và giữ chi phí ở mức thấp. Những sản phẩm như máy chơi game PS5 và card đồ họa Nvidia, AMD đều dùng chip bán dẫn từ TSMC, trong khi phần lớn thế giới cũng phụ thuộc vào nguồn cung chip từ đảo Đài Loan.
Năng lực sản xuất được tăng cường ở Trung Quốc có thể thu hút đơn hàng từ các nhà cung ứng như TSMC để phân bố sản phẩm ra nhiều cơ sở khác nhau, hoặc giúp TSMC rảnh tay để phục vụ nhu cầu ở những nơi khác khi Trung Quốc đã có thể tự chủ nguồn cung chip.
Apple gửi thư cảnh cáo đến một dân mạng Trung Quốc
Apple gửi thư cho người đứng sau tài khoản Twitter quảng cáo nguyên mẫu iPhone bị đánh cắp, yêu cầu tiết lộ nguồn tin nếu không muốn báo cho cảnh sát.
Một tài khoản Twitter quảng cáo nguyên mẫu iPhone X. (Ảnh: Vice)
Cuộc chiến giữa Apple với những người rò rỉ tin tức tiếp tục leo thang. Theo Motherboard, Apple đã gửi thư cảnh báo cho một công dân Trung Quốc, người quảng cáo nguyên mẫu iPhone ăn cắp trên mạng xã hội.
Năm 2019, Motherboard từng có bài điều tra về thị trường chợ đen dành cho các nguyên mẫu Apple bị trộm. Thị trường này tồn tại được cho là nhờ có nhân viên người Trung Quốc của Apple hoặc Foxconn tuồn phần cứng ra khỏi các nhà máy. Sau đó, các đại lý mua lại thiết bị rồi bán cho những người sưu tầm hoặc hacker đang tìm kiếm lỗ hổng và khai thác lỗ hổng trên iPhone.
Thời điểm đó, Apple không bình luận về thông tin này, cũng không rõ công ty biết bao nhiêu về thị trường phi pháp nói trên. Tuy nhiên, lá thư cảnh cáo mới nhất của hãng cho thấy Apple đang truy đuổi các đại lý và muốn dập tắt thị trường chợ đen.
Fangda Partners, công ty luật của Apple tại Trung Quốc, là người gửi thư vào ngày 18/6/2021. Trong thư, Apple yêu cầu dừng thu mua, quảng cáo và bán thiết bị rò rỉ, đồng thời đề nghị cung cấp nguồn cung cấp. Cuối cùng, Apple muốn người bán ký vào văn bản cam kết tuân thủ yêu cầu trong vòng 14 ngày sau khi nhận thư.
Nội dung thư có đoạn: "Bạn đã tiết lộ trái phép một lượng lớn thông tin liên quan đến sản phẩm tin đồn và chưa ra mắt của Apple, cấu thành hành vi cố ý xâm phạm bí mật thương mại của Apple". "Thông qua điều tra, Apple đã nắm được bằng chứng có liên quan về hành vi tiết lộ trái phép sản phẩm chưa ra mắt và tin đồn của Apple".
Theo một nguồn tin giấu tên của Motherboard, họ cũng nhận được thư tương tự. "Apple muốn biết làm thế nào thông tin bị lộ và làm thế nào sản phẩm trong chuỗi cung ứng bán cho một vài người nhất định".
Tài khoản Twitter của người nhận thư không còn tồn tại. Sử dụng công cụ Wayback Machine, lần cuối tài khoản hoạt động là vào ngày 11/6, chỉ vài ngày trước khi Apple gửi thư đi.
Không rõ Apple đã gửi thư cảnh cáo cho bao nhiêu người.
WeChat tạm dừng đăng ký người dùng mới ở Trung Quốc WeChat đã tạm thời đóng cửa đăng ký người dùng mới ở Trung Quốc như là một động thái nhằm cho phép họ nâng cấp công nghệ của mình để phù hợp với các luật và quy định liên quan ở quốc gia này. Người dùng tại Trung Quốc hiện tạm thời không thể đăng ký mới WeChat Theo Neowin , công ty...