Trung Quốc có thể cải cách hệ thống tư pháp Hong Kong
Bắc Kinh đang tiến hành các động thái nhằm “hoàn thiện” hệ thống tư pháp Hong Kong, quan chức Trung Quốc phụ trách đặc khu cho hay.
“Chúng ta cần nhìn nhận Luật Cơ bản như một thực thể sống để có thể diễn giải nó bất cứ khi nào cần thiết”, Phó giám đốc Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Ma Cao của Trung Quốc Trương Hiểu Minh nói tại hội nghị thượng đỉnh pháp lý ở Hong Kong hôm nay.
Ông cho hay giới chức Trung Quốc đại lục đang tiến hành các cải cách liên quan đến Luật Cơ bản, vốn được ví như “tiểu hiến pháp” của Hong Kong, trong đó có hệ thống tư pháp của đặc khu. Ông khẳng định việc “hoàn thiện” hệ thống pháp luật Hong Kong không làm suy yếu tính độc lập về tư pháp của đặc khu.
Khi Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc ngày 1/7/1997, nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” được thiết lập như nền tảng của mối quan hệ giữa đặc khu và đại lục. Nguyên tắc trên giúp đặc khu hành chính Hong Kong duy trì mức độ tự trị nhất định, có hệ thống tư pháp và chính trị khác biệt so với đại lục trong 50 năm.
Tuy nhiên, sau các cuộc biểu tình tại Hong Kong hồi năm ngoái, Bắc Kinh ban hành luật an ninh quốc gia hôm 30/6. Những người phản đối cho rằng luật an ninh nhằm “dập tắt các tiếng nói bất đồng”, trong khi phe ủng hộ khẳng định đạo luật khôi phục ổn định tại Hong Kong sau nhiều tháng biểu tình và bạo động.
Video đang HOT
Phó giám đốc Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Ma Cao của Trung Quốc Trương Hiểu Minh trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, ngày 1/7. Ảnh: Reuters .
Ông Trương cho hay các cải cách đang được tiến hành gồm “tối ưu hóa lời tuyên thệ” và “giám sát chất lượng” đối với công chức, giáo dục quốc gia và cải cách tư pháp, song không nêu chi tiết. Theo luật an ninh mới, công chức Hong Kong được yêu cầu tuyên thệ trung thành với đặc khu và Luật Cơ bản.
Các động thái trên được triển khai nhằm chấn chỉnh “những hành vi sai trái” và lấp các lỗ hổng, ông Trương nói. “Bây giờ là lúc để phân định những điều đúng sai”, ông cho hay, nhấn mạnh những người không thừa nhận “Tổ quốc” hoặc đe dọa an ninh quốc gia sẽ không phù hợp với Luật Cơ bản.
Nhiều quốc gia cho rằng tính độc lập của hệ thống tư pháp Hong Kong so với đại lục là yếu tố quan trọng để đặc khu trở thành trung tâm tài chính, đóng vai trò trung gian kết nối phần còn lại của Trung Quốc với thế giới.
Hồi tuần trước, Bắc Kinh thông qua nghị quyết cho phép chính quyền Hong Kong bãi nhiệm những nghị sĩ bị coi là “đe dọa an ninh quốc gia” mà không cần thông qua tòa án. Chính quyền Hong Kong sau đó bãi nhiệm 4 nghị sĩ đối lập tại Hội đồng Lập pháp. Toàn bộ nghị sĩ phe đối lập sau đó từ chức để phản đối.
“Chỉ những người yêu nước mới được đưa vào hệ thống, nếu không, họ cần bị loại bỏ”, Phó giám đốc Trương Hiểu Minh nói.
Báo Bloomberg: Mỹ sẽ trừng phạt Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong
Theo Bloomberg, chính quyền Tổng thống Trump sẽ trừng phạt Trưởng đặc khu hành chính Carrie Lam và các quan chức Trung Quốc khác vì vai trò trong việc "hạn chế các quyền tự do chính trị tại đặc khu".
Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam (Ảnh: Reuters)
Bloomberg dẫn 3 nguồn tin biết về vấn đề này cho hay, các lệnh trừng phạt có thể được áp dụng theo một sắc lệnh mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ký hồi tháng trước nhằm trừng phạt Trung Quốc vì các động thái của Bắc Kinh tại Hong Kong.
Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ chưa bình luận về các thông tin trên.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đang gia tăng từng ngày. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay cho biết nước này phản đối các sắc lệnh mà Tổng thống Trump công bố hồi tuần này nhằm cấm các giao dịch với 2 chủ sở hữu của 2 ứng dụng phổ biến TikTok và WeChat của Trung Quốc.
Luật Tự trị Hong Kong, mà ông Trump ký hồi tháng trước, cho phép ông áp đặt các biện pháp trừng phạt và hạn chế thị thực đối với các quan chức và tổ chức tài chính Trung Quốc liên quan tới việc thông qua luật an ninh mới tại Hong Kong.
Hồi tháng trước, Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam đã công bố hoãn 1 năm cuộc bầu cử hội đồng lập pháp đặc khu dự kiến diễn ra vào ngày 6/9 tới, với lý do tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Trong khi đó, phe đối lập đã hi vọng giành được thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử.
Mỹ đã chỉ trích động thái trên của Hong Kong, cho rằng đó là ví dụ mới nhất cho thấy Bắc Kinh đang làm tổn hại nền dân thủ tại đặc khu hành chính này.
Hồi đầu tháng 7, Trung Quốc đã thông qua luật an ninh quốc gia mới với Hong Kong. Động thái này đã khiến quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây leo thang căng thẳng.
Trong khi Bắc Kinh nói luật này nhằm ngăn chặn các hành động ly khai, lật đổ, khủng bố, cấu kết nước ngoài đe dọa an ninh quốc gia, thì Mỹ và các đồng minh cho rằng luật sẽ làm suy giảm cơ chế "một quốc gia, hai chế độ" vốn đảm bảo sự tự chủ của Hong Kong với đại lục.
Ủy ban bảo vệ luật an ninh quốc gia Hong Kong ra mắt 11 thành viên Ủy ban Bảo vệ Luật an ninh Quốc gia Hong Kong ra mắt trong phiên họp đầu tiên hôm 6/7. Các thành viên của Ủy ban Bảo vệ Luật an ninh Quốc gia Hong Kong đều là quan chức Hong Kong, trong đó chủ tịch là trưởng đặc khu Carrie Lam. Các thành viên là giám đốc các sở như...