Trung Quốc có tham vọng thống trị thế giới?
Ngày càng có nhiều bằng chứng được tổng hợp và phân tích bởi các chuyên gia hàng đầu chuyên nghiên cứu về Trung Quốc cho thấy, Bắc Kinh đang nhắm đến vị trí cường quốc toàn cầu và thậm chí là muốn thống trị thế giới, theo Bloomberg.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xuất hiện trong cuộc họp thành viên WHO và cam kết chi 2 tỷ USD hỗ trợ thế giới chống dịch Covid-19 (ảnh: Bloomberg)
Nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra tại Mỹ nhằm phân tích tham vọng của Trung Quốc và tính toán mức độ ảnh hưởng của Bắc Kinh với thế giới.
Hal Brands – giáo sư nổi tiếng của Trường nghiên cứu quan hệ quốc tế thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ), nhận định, Trung Quốc rất có thể đang hướng tới tham vọng trở thành cường quốc số 1 toàn cầu
Kết luận của ông Hal Brands không phải chỉ dựa trên suy đoán. Thực tế, các quan chức hàng đầu Trung Quốc đang ngày càng bộc lộ tham vọng này.
Trong bài phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ 19 vào tháng 10.2017, ông Tập Cận Bình tuyên bố: “Trung Quốc đã phát triển, giàu có và mạnh mẽ”, “sự hiểu biết và phương pháp tiếp cận kiểu Trung Quốc có thể được áp dụng để giải quyết các vấn đề của nhân loại”.
Trung Quốc gửi vật tư y tế đến nhiều nước trong đại dịch (ảnh: Reuters)
Ông Tập cũng cam kết rằng, “tới năm 2049, Trung Quốc sẽ trở thành lãnh đạo toàn cầu dựa vào sức mạnh tổng hợp của quốc gia và tầm ảnh hưởng quốc tế”, “Trung Quốc sẽ xây dựng trật tự quốc tế ổn định”.
Video đang HOT
Tuyên bố này cho thấy Trung Quốc không chỉ muốn tham gia vào các vấn đề toàn cầu mà còn muốn thiết lập những quy định mới cho quan hệ quốc tế, theo ông Hal Brands.
“Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng, thương mại quốc tế là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế, quân sự của nước này. Tuy nhiên, khi nhìn vào trật tự thế giới do Mỹ và các nước đồng minh tạo ra, họ thấy hầu hết đều là các mối đe dọa. Theo quan điểm của Trung Quốc, Mỹ và các nước đồng minh không giữ gìn hòa bình, ổn định mà chỉ cản trở tiềm năng phát triển của họ”, ông Hal Brands nhận định.
Theo ông Nadege Rolland, thành viên cấp cao của Cục Nghiên cứu Quốc gia về châu Á tại Washington (Mỹ), Trung Quốc trước hết muốn hiện thực tham vọng trở thành “bá chủ một khu vực”.
Tên lửa Trung Quốc (ảnh: Reuters)
“Có rất ít dấu hiệu cho thấy tham vọng của Bắc Kinh chỉ giới hạn ở phía Tây Thái Bình Dương hoặc châu Á. Lời kêu gọi của ông Tập về “mong muốn chia sẻ tương lai với nhân loại” năm 2019 đã thể hiện ước muốn vươn tầm ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc. Ông Tập cũng từng nhấn mạnh rằng, Trung Quốc phải kiên định hướng tới tương lai, nơi họ sẽ ‘giành thế chủ động và có vị trí thống trị”, ông Hal Brands nhận xét.
“Nên nhớ rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường nói ít hơn những gì họ làm”, giáo sư Brands nói thêm.
Theo ông Brands, những cuộc tranh luận về điều mà Trung Quốc thực sự muốn làm đã là lỗi thời, khi vài năm gần đây, đặc biệt là trong đại dịch, các động thái của Bắc Kinh đã thể hiện rõ tham vọng thống trị của mình.
“Khi một đối thủ mạnh đã thông báo về tham vọng toàn cầu của họ thì người Mỹ nên xem xét những thông điệp đó một cách thực sự nghiêm túc”, ông Brands nhận xét.
Covid-19: Điều rút ra khi phân tích 10 con mắt người
Điều gì sẽ xảy ra khi những giọt bắn từ người nhiễm Covid-19 rơi vào mắt người khỏe mạnh?
Theo Daily Mail, virus SARS-CoV-2 thường bám vào các thụ thể ACE-2, được biết đến là "cổng vào" của các tế bào bên trong cơ thể người. Các thụ thể này thường được tìm thấy trong đường hô hấp, phổi và một số cơ quan khác.
Và một nhóm nghiên cứu tại Trường y khoa thuộc Đại học Johns Hopkins của Mỹ vừa phát hiện có nhiều thụ thể ACE-2 được sản sinh trong mắt và điều này khiến chúng trở thành "mục tiêu" của virus.
Điều đó có nghĩa, nếu những giọt bắn từ người nhiễm Covid-19 rơi vào mắt người khỏe mạnh, virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập vào các tế bào ở đó. Việc này lý giải cho hiện tượng viêm kết mạc (mắt đỏ và nhiễm trùng) ở bệnh nhân nhiễm Covid-19. Các nhà khoa học cho biết, nước mắt cũng có thể gây lây lan virus.
Nhóm nghiên cứu do Lingli Zhou, nhà khoa học làm việc tại Khoa mắt, thuộc Trường y khoa Đại học Johns Hopkins. Họ phân tích 10 con mắt của các nạn nhân tử vong không phải do Covid-19 để nghiên cứu thụ thể ACE2.
ACE-2 được cho là điểm xâm nhập của virus SARS-CoV-2. Các gai trên bề mặt virus bám lấy các thụ thể và từ đó xâm nhập các tế bào và sao chép. Nghiên cứu cho thấy rằng một người với nhiều thụ thể ACE-2 sẽ dễ bị lượng virus lớn hơn xâm nhập vào máu.
Virus SARS-CoV-2 rất dễ lây qua mắt do nó sản sinh ra một số enzyme, giúp virus dễ xâm nhập vào tế bào. Ảnh: Getty
Các nhà khoa học cũng kiểm tra sự tồn tại của TMPRSS2, một loại enzyme giúp virus xâm nhập sau khi gai protein của virus bám lấy ACE-2. Theo nghiên cứu, ACE-2 và TMPRSS2 phải cùng xuất hiện trong một tế bào thì virus mới nhân lên được với số lượng lớn.
Tất cả mẫu mắt sản xuất ra ACE-2 ở kết mạc, giác mạc (lòng đen của mắt) hay nhãn cầu nối ở rìa giác mạc. TMPRSS2 cũng xuất hiện trong các mẫu mắt, theo bản tổng kết nghiên cứu đăng trên trang MedRxiv.
Tiến sĩ Zhou và các đồng nghiệp cho hay: "Các kết quả này đều chỉ ra rằng các tế bào bề mặt của mắt bao gồm kết mạc rất dễ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 và từ đó đóng vai trò là "cổng xâm nhập" cũng như ổ chứa, lây lan dịch bệnh từ người qua người".
Nghiên cứu được khơi nguồn từ "suy đoán phổ biến" cho rằng mắt là nơi virus có thể xâm nhập. Một nghiên cứu ghi nhận 30% bệnh nhân nhiễm Covid-19 có triệu chứng viêm kết mạc. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một biến chứng thứ phát khi virus di chuyển từ hệ hô hấp sang mắt. Nhưng nó cũng có thể là kết quả trực tiếp của virus khi tấn công các tế bào mắt ngay từ đầu bằng cách bám vào các thụ thể ACE-2.
"Điều này cho thấy tầm quan trọng của các biện pháp an toàn bao gồm khẩu trang và biện pháp phòng ngừa tiếp xúc ở mắt", tiến sĩ Zhou kết luận.
Các bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 thường đeo kính bảo hộ hoặc mặt nạ ngăn giọt bắn để bảo vệ mắt.
Virus SARS-CoV-2 có thể lây qua mắt được các chuyên gia cảnh báo từ tháng 1/2020 khi dịch mới bùng phát ở Trung Quốc.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Thế giới mò mẫm cách mở cửa giữa Covid-19 Các thành phố và quốc gia giờ như "phòng thí nghiệm" để tìm cách hiệu quả và an toàn nhất trong giai đoạn thử nghiệm mở cửa đầy rủi ro. Không thể chờ đợi vô thời hạn cho tới khi giới khoa học lý giải mọi bí ẩn về Covid-19, các chính phủ đang thúc đẩy chính sách mở cửa được xây dựng...