Trung Quốc có 16 giàn khoan dầu ở Biển Đông
Các dữ liệu từ hãng nghiên cứu IHS cho thấy Trung Quốc có 16 giàn khoan dầu ở Biển Đông. Thông tin được đưa ra sau khi Cục hải sự Trung Quốc thông báo về việc di chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 tới gần bờ biển Việt Nam nhưng bên ngoài khu vực tranh chấp.
Vị trí 4 giàn khoan mà Trung Quốc thông báo dịch chuyển trên Biển Đông.
Theo IHS, hầu hết là các giàn khoan dầu của Trung Quốc ở Biển Đông là các giàn khoan tự nâng loại nhỏ và 4 trong số đó là các giàn khoan nửa chìm nửa nổi.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc gần đây đã di chuyển 4 giàn khoan dầu trên Biển Đông.
Trong một thông tin được đăng tải trên trang web hôm 18/6, Cục hải sự Trung Quốc đã thông báo về việc di chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 tới gần bờ biển Việt Nam nhưng bên ngoài khu vực tranh chấp.
Cục hải sự cũng thông báo về việc di chuyển 3 giàn khoan khác là Nam Hải số 2, 4 và 5 tại cùng khu vực.
Nam Hải số 2 và 5 là các giàn khoan nửa chìm nửa nổi, trong khi Nam Hải số 4 là một giàn khoan tự nâng.
Video đang HOT
Điểm khác nhau chính giữa các giàn khoan tự nâng và nửa chìm nửa nổi là các giàn khoan tự nâng nhỏ hơn được sử dụng trong vùng nước nông, không thể thực hiện việc khoan thăm dò ở vùng nước sâu trên 400-500 m.
Các nguồn tin cho biết Trung Quốc thường di chuyển các giàn khoan dầu vào thời điểm này những năm trước.
“Còn quá sớm để kết luận rằng Trung Quốc đang sử dụng các giàn khoan như những quân cờ để nhằm vào Việt Nam”, Gary Li, một nhà phân tích hàng hải cấp cao tại IHS, cho biết.
Ông Li nói thêm rằng hiện tại các thiết bị theo dõi vệ tinh không phát hiện tàu nào của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc hộ tống các giàn khoan nói trên.
Bộ ngoại giao Mỹ trước đó cho biết Washington chưa có đầy đủ thông tin về các giàn khoan dầu được dịch chuyển của Trung Quốc nên chưa vội đưa ra đánh giá, nhưng nhắc lại quan điểm lâu nay của Mỹ rằng đó sẽ là điều đáng quan ngại nếu các giàn khoan nằm trong các vùng biển tranh chấp.
Các thông tin trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng khu vực đang leo thang sau khi Trung Quốc trái phép triển khai một giàn khoan dầu, Hải Dương-981, sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đầu tháng 5.
Bất chấp làn sóng phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh cho tới nay vẫn chưa rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc lên giọng dọa nạt các láng giềng
Một quan chức cấp cao của quân đội Trung Quốc đã lên giọng "dạy dỗ" rằng các nước nhỏ không nên phối hợp với các nước lớn để gây mất ổn định khu vực. Ông này còn khuyên mọi người cảnh giác về đường lối quân sự "nguy hiểm và sai trái" của Nhật.
Tướng Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc.
Thượng tướng Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đã đưa ra các bình luận mang tính dọa nạt trên trong một bài phát biểu trước các nhà ngoại giao và chuyên gia an ninh tại Diễn đàn hòa bình thế giới thường niên ở Bắc Kinh ngày 23/6.
Ông Tôn nói rằng các nước nhỏ không nên dựa vào các nước mạnh để gây chuyện. Ông này còn nói các nước nhỏ không nên vượt mặt các nước lớn hơn hoặc làm tổn hại an ninh khu vực vì lợi ích của riêng mình.
Những bình luận trên được xem là nhằm bảo các quốc gia trong khu vực không hợp tác với Mỹ và các nước khác để giải quyết các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong bài phát biểu, ông Tôn còn cáo buộc chính phủ của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Ông này dường như là muốn ám chỉ tới nỗ lực của Thủ tướng Abe nhằm sửa đổi hiến pháp để cho phép Nhật thực thi quyền phòng vệ tập thể để bảo vệ các đồng minh trước một cuộc tấn công vũ trang.
Các bình luận của ông Tôn diễn ra trong bối cảnh chính Trung Quốc đang thực hiện chính sách "cá lớn nuốt cá bé" bằng cách hành động hung hăng trên biển.
Kể từ đầu tháng 5, Trung Quốc đã trái phép hạ đặt giàn khoan dầu Hải Dương-981 trị giá 1 tỷ USD sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Gần 2 tháng kể từ khi triển khai giàn khoan, và bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh vẫn chưa rút giàn khoan này.
Bắc Kinh còn bị tố thực hiện việc cải tạo đất tại 5 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) với mưu đồ xây đảo nhân tạo để mở đường băng và các căn cứ quân sự.
Trên Hoa Đông, Trung Quốc cũng liên tục điều tàu và máy bay tới khu vực gần gần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, hiện do Nhật Bản quản lý. Tokyo mới đây đã cáo buộc các máy bay Trung Quốc tiếp cận ở cự ly gần "một cách nguy hiểm" các máy bay của Nhật trên Hoa Đông.
An Bình
Theo NHK
Điều thêm giàn khoan vào Biển Đông, Trung Quốc đang mưu tính điều gì? Ông Chu Công Phùng - nguyên Bí thư ĐSQ Việt Nam tại TQ nói: "Diễn biến những ngày qua cho thấy cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ của chúng ta còn diễn ra lâu dài và càng có cơ sở khẳng định không thể mơ hồ, ảo vọng vào tình hữu nghị viển vông". Ông Chu Công Phùng - nguyên Bí thư...