Trung Quốc cho sinh viên nghỉ đông dài chưa từng có để chống dịch
Các trường ĐH Trung Quốc phải điều chỉnh lịch nghỉ lễ để giảm thiểu đám đông vì lo ngại rủi ro liên quan tới dịch Covid-19. Cách này sẽ ngăn chặn đợt di chuyển đồng loạt của SV về quê ăn Tết.
SV chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh sau ĐH quốc gia tại ĐH Hải Nam ở Hải Khẩu, vào ngày 22/12/2020.
Bộ GD yêu cầu các cơ quan GD địa phương và trường ĐH điều chỉnh lịch nghỉ đông để đảm bảo SV tại các trường ĐH khác nhau rời khuôn viên trường vào các khoảng thời gian khác nhau.
Các cơ quan quản lý GD địa phương cũng nên đảm bảo các trường ĐH sắp xếp lịch khai giảng cho học kỳ mùa xuân và đảm bảo chúng không trùng với đợt cao điểm du lịch Lễ hội mùa xuân cho người lao động nhập cư.
Nghiên cứu sinh Zhou Jiaxin tại ĐH Truyền thông Trung Quốc ở Bắc Kinh cho biết trường anh đã bắt đầu kỳ nghỉ đông vào thứ 6 tuần trước và tất cả SV đều phải rời khuôn viên trường trước thứ 6 tuần này. SV của trường sẽ có kỳ nghỉ đông 2 tháng trong năm nay, dài hơn so với khoảng 40 ngày ở những năm học trước. Học kỳ mùa xuân sẽ bắt đầu vào ngày 21/2.
Video đang HOT
Nghiên cứu sinh Lu Mingjiang tại ĐH Thanh Hoa tại Bắc Kinh cho biết họ sẽ bắt đầu kỳ nghỉ đông vào thứ 2 và học kỳ mùa xuân sẽ bắt đầu vào 21/2. Trường ĐH đã giới hạn SV về nhà kể từ 28/12 sau khi thủ đô bắt đầu báo cáo các ca mắc Covid-19 mới.
Cả 2 nghiên cứu sinh trên cho biết các trường ĐH của họ yêu cầu SV tránh đi lại không cần thiết trong kỳ nghỉ đông và báo cáo tình trạng sức khỏe của họ cho trường mỗi ngày.
SV ở ĐH Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc cũng bắt đầu kỳ nghỉ đông của mình vào những thời điểm khác nhau. SV đã nộp đơn xin ở lại trường ĐH để nghỉ đông sẽ không được phép rời khỏi khuôn viên trường trừ khi thực sự cần thiết và các trường ĐH sẽ đảm bảo họ được trang bị đủ nhu cầu hàng ngày để đáp ứng nhu cầu của họ.
Tại Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh – nơi có hàng chục ca mắc Covid-19 được xác nhận và các ca mắc không có triệu chứng được báo cáo từ tháng 12 – SV ĐH được yêu cầu không được rời khuôn viên. Văn phòng GD thành phố cho biết các trường ĐH chỉ nên bắt đầu kỳ nghỉ đông sau khi các đợt lây nhiễm mới được kiểm soát và nguy cơ lây nhiễm virus được giảm xuống.
ĐH Hàng hải Đại Liên bắt đầu kỳ học mùa xuân vào thứ 2, theo đó SV học trực tuyến để hạn chế tụ tập. Nhân viên cần tiếp xúc trực tiếp với SV như nhân viên căng tin và nhân viên tư vấn SV phải sống trong khuôn viên trường. Những người khác có thể về nhà nhưng phải xét nghiệm axit nucleic hàng tuần.
60% sinh viên Anh muốn bỏ đại học
Phải đi làm thêm để trả học phí, nhưng Covid-19 khiến điều này bất khả thi. 60% sinh viên Anh không có tiền, phải cân nhắc bỏ học.
Save The Student, tổ chức hỗ trợ khủng hoảng và tài chính học sinh, đã chỉ ra thực trạng trên. Ước tính, chi phí sinh hoạt hàng tháng của sinh viên Anh là 795 bảng (23,8 triệu đồng), các khoản vay chỉ giúp trả 572 bảng (17,1 triệu đồng). Sinh viên vì thế phải đi làm thêm mỗi tháng để đủ tiền sinh hoạt, chưa kể đến các chi phí học tập khác.
Tuy nhiên, với tình hình Covid-19, nhiều ngành nghề dịch vụ đóng cửa, công việc làm thêm trở nên khan hiếm, lương cũng thấp hơn khiến việc trả phí sinh hoạt ở đại học trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Một nghiên cứu độc lập khác của Money Super Market, doanh nghiệp tài chính của Anh, cũng chỉ ra kết quả tương đồng. Theo đó, 20% sinh viên Anh đã phải vay tiền ngắn hạn với lãi suất cao để trả chi phí sinh hoạt hàng tháng.
"Tôi gần đây đã phải bỏ bữa trưa mỗi ngày ở trường đại học để tiết kiệm tiền cho các chi phí cần thiết", một sinh viên của Đại học Queen Mary danh giá chia sẻ. Anh cho biết, đây là tình trạng của đa số sinh viên. Thậm chí, 4% sinh viên phải làm các công việc tình dục và đến 10% khác cân nhắc lựa chọn này, chỉ để có đủ sinh hoạt phí hàng tháng.
Sinh viên Đại học Portsmouth trong ngày tốt nghiệp. Ảnh: Shutterstock
Ông Jake Butler, chuyên viên tài chính của Save The Student, đánh giá đây là thực trạng đáng buồn, đặc biệt nguyên nhân chính là sự thiếu vắng của các tổ chức hỗ trợ tài chính cho sinh viên.
"Việc này là hồi chuông cảnh tỉnh tới Chính phủ và các đại học Anh. Họ không thể để sinh viên bỏ học khi phải nỗ lực vượt qua những khó khăn một mình, đặc biệt là khi các khoản vay sinh viên không phản ánh chính xác chi phí thực của việc học đại học", ông Butler nói.
Ông khẳng định việc giúp sinh viên giải quyết vấn đề tài chính nên là vấn đề được bà Michelle Donelan, Thứ trưởng Giáo dục Anh phụ trách đại học, quan tâm hàng đầu. Việc này càng cấp thiết khi sinh viên thường nhận được sự hỗ trợ của gia đình ít hơn, thậm chí không có. Tuy nhiên, ngay cả khi phải bỏ học, các em cũng sẽ chật vật tìm việc vì nhiều ngành nghề đang lao đao vì Covid-19.
Nghiên cứu mới từ nhóm cố vấn Resolution Foundation chỉ ra rằng thế hệ trẻ trong độ tuổi 20, với phần lớn làm trong các ngành dịch vụ và bán lẻ, nhiều khả năng đã được cho nghỉ không lương trong thời gian đại dịch vừa qua. Trong đó, chỉ 20% được nhận trợ cấp thất nghiệp do Covid-19.
Đây là thời điểm quan trọng để Chính phủ Anh cân nhắc chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên và cả chương trình giáo dục được trợ cấp hướng tới các đối tượng lao động lớn tuổi hơn.
Bà Sara Khan, công tác tại Hiệp hội Sinh viên Anh, chia sẻ: "Giáo dục là quyền lợi mà học sinh cần được hưởng từ khi sinh ra đến khi chết đi. Nếu không được giáo dục, thế hệ trẻ sẽ không thể tìm được việc làm và vòng xoáy nghèo đói sẽ tiếp diễn không ngừng".
Bài học rút ra từ câu chuyện cấp bảng điểm của Trường Đại học Thái Bình Nhận thấy sai sót của mình, ngày 3/9, Trường Đại học Thái Bình đã kỷ luật cảnh cáo đối với Tiến sĩ Nguyễn Đức Long do không thông báo tới được hết sinh viên. Năm học 2016-2017, Trường Đại học Thái Bình đã phối hợp với Trường trung cấp Bảo Châu Hải Phòng tuyển sinh đào tạo hệ chính quy trình độ đại...