Trung Quốc chỉ trích Pháp vì cho vợ cựu sếp Interpol tị nạn
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 15-5 lên án Pháp về quyết định cấp quyền tị nạn chính trị cho vợ của cựu Chủ tịch Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) Mạnh Hoành Vĩ.
Theo đài Sputnik, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã chỉ trích chính quyền Paris sau thông tin bà Grace Meng – vợ của ông Mạnh, được cấp quyền tị nạn chính trị ở nước này.
Ông Cảnh Sảng nhấn mạnh: “Không có cái gọi là đàn áp chính trị. Nếu vợ của ông Mạnh Hoành Vĩ muốn xin tị nạn chính trị ở Pháp, đó sẽ là một sự lạm dụng các thủ tục pháp lý”.
Luật sư của bà Grace, Emmanuel Marsigny, trước đó xác nhận thân chủ mình cùng các con đã được cấp quyền tị nạn chính trị ở Pháp vào ngày 2-5.
Hồi tuần trước, các công tố viên ở TP Thiên Tân, Trung Quốc tuyên bố họ đã đưa trường hợp của ông Mạnh ra tòa. Cựu sếp Interpol, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, bị buộc tội lạm dụng quyền hạn để tư lợi cá nhân cũng như nhận hối lộ quà cáp và tiền bạc.
Bà Grace tại một khách sạn ở TP Lyon – Pháp hôm 7-10-2018. Ảnh: AP
Video đang HOT
Ông Mạnh Hoành Vĩ. Ảnh: AP
Một cuộc điều tra riêng của Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 3 kết luận ông Mạnh có lối sống xa hoa, lạm quyền và phớt lờ các nguyên tắc của Đảng.
Ông Mạnh giữ chức Chủ tịch Interpol từ năm 2016 nhưng nhiệm kỳ của ông bị rút ngắn sau khi bị bắt lúc trở về Trung Quốc vào tháng 9-2018. Bà Grace cho rằng vụ kiện chống lại chồng bà mang động cơ chính trị, đồng thời nói phía Bắc Kinh không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào chứng minh ông Mạnh có tội.
Tháng 10 năm ngoái, trong một cuộc phỏng vấn với đài CNN ở TP Lyon, Pháp, bà Grace tiết lộ bà nhận một cuộc gọi điện thoại đe dọa từ người lạ khoảng 1 tuần sau khi chồng bà mất tích (thực chất là bị nhà chức trách Trung Quốc bắt giữ).
Theo bà Grace, người lạ nói rằng có “hai nhóm” đang nhắm mục tiêu vào bà. “Một người đàn ông gọi cho tôi và nói bằng tiếng Hoa, tự nhận từng làm việc cho chồng tôi. Điều đó cho thấy ông ta có thể làm việc với chính phủ Trung Quốc”, bà Grace nhớ lại.
Cảnh sát Pháp sau đó cử nhân viên tới bảo vệ gia đình của bà Grace. Trong lúc trò chuyện với người phỏng vấn, bà Grace quay lưng về phía camera và điện thoại di động của bà đổ chuông 3 lần. Người phụ nữ tiết lộ lãnh sự quán Trung Quốc liên tục yêu cầu gặp bà nhưng bà từ chối đến một mình, trừ khi có sự hiện diện của truyền thông và luật sư.
Phạm Nghĩa (Theo Sputnik, Reuters)
Theo nld.com.vn
Vai trò và quyền hạn thực sự của Interpol là gì?
Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) đã trở thành tâm điểm của thế giới sau khi cựu Chủ tịch Mạnh Hoành Vĩ bị chính phủ Trung Quốc bắt giữ với lý do phạm tội tham nhũng.
Mặc dù được coi là "cục cảnh sát quốc tế", song Interpol không phải là một sở cảnh sát. Ông John Cohen, cựu Thứ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết: "Nhiều người tin rằng Interpol là một nhóm những điều tra viên được đào tạo chuyên biệt, có chức năng đi khắp thế giới để truy lùng tội phạm quốc tế".
Tổ chức Interpol đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi chủ tịch Mạnh Hoành Vĩ bị bắt.
"Tuy nhiên, nó thực ra là một tổ chức quốc tế được thành lập để thực hiện hai chức năng, đó là tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan cảnh sát của các nước và cải thiện quá trình chia sẻ thông tin giữa họ", ông Cohen nói.
Interpol có nhiều sĩ quan cảnh sát thường trực, song họ đều có giấy ủy nhiệm từ quốc gia quê hương mình và được yêu cầu công tác tại Interpol. Các sĩ quan cảnh sát thuộc Interpol cũng làm những nhiệm vụ ở nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên họ chỉ xuất hiện khi một quốc gia nào đó mời Interpol hợp tác vào quá trình điều tra. Interpol không được phép điều động sĩ quan để tìm kiếm tội phạm, tiến hành điều tra hay bắt giữ người.
Tổ chức này trở thành tâm điểm của thế giới khi cựu Chủ tịch và cũng là Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Mạnh Hoành Vĩ bị mất tích trong nhiều ngày, sau đó chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng ông này đã bị bắt giam vì tội tham nhũng.
Interpol được thành lập vào năm 1923 và có trụ sở chính tại thành phố Lyon (Pháp). Cơ cấu của tổ chức này về nhiều mặt khá giống với Liên Hợp Quốc. Interpol có một Đại hội đồng đứng đầu bởi một Chủ tịch, vị trí mà ông Mạnh từng nắm giữ.
Đại Hội đồng bầu ra một Ủy ban điều hành, bao gồm những cá nhân có uy tín từ nhiều nơi trên thế giới. Hiện người đứng đầu Ủy ban này là Tổng thư ký Jurgen Stock đến từ Đức. Tổ chức có đội ngũ nhân viên khoảng 800 người và có ngân sách hàng năm là 130 triệu USD.
Sau vụ khủng bố 11/9, Interpol đã thay đổi đường hướng nhiệm vụ và mở rộng chức năng của mình do các nước trên thế giới lo ngại mối đe dọa ngày càng lớn từ các tổ chức khủng bố quốc tế. Interpol cũng thành lập những trung tâm chia sẻ thông tin trên toàn cầu để giúp các nước thành viên đối phó với những mối đe dọa hình sự và khủng bố.
Trong quá khứ, tổ chức này đã từng bị chỉ trích do lệnh bắt giữ của Interpol đã bị nhiều chính phủ các nước lợi dụng để làm công cụ trừng phạt đối thủ chính trị. Theo luật, Interpol nghiêm cấm cơ chế phát hành trát bắt giữ của mình được dùng với mục đích chính trị.
Nhiều chuyên gia cũng chỉ trích Interpol thiên vị hơn với những quốc gia chi trả phần lớn ngân sách cho tổ chức này, ngay cả khi đó là những quốc gia được coi là phi dân chủ.
Theo infonet
Hội nghị các cường quốc hạt nhân Theo Tân Hoa xã, TASS và tin nước ngoài, ngày 30-1, Hội nghị Nhóm năm cường quốc hạt nhân, gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc, còn được gọi là "câu lạc bộ hạt nhân P5", đã khai mạc tại Bắc Kinh, với chủ đề tăng cường hợp tác giữa các nước hạt nhân, bảo vệ Hiệp ước Không phổ biến vũ...