Trung Quốc chi 350 triệu USD cho Uzbekistan xây dựng hầm đường sắt
Trung Quốc vừa ký một thoả thuận cung cấp cho Uzbekistan 350 triệu USD để xây dựng hệ thống hầm đường ray tàu hoả nối liền thung lũng Ferghana với các khu vực còn lại của nước này.
Trong chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới Uzbekistan, hai nước đã ký kết nhiều thoả thuận. Trong đó, nổi bật có thoả thuận Trung Quốc cung cấp cho Uzbekistan một khoản 350 triệu USD cho việc xây dựng hầm đường ray tàu hoả, quyết định được ký vào ngày thứ sáu vừa qua theo giờ địa phương.
Hệ thống đường ray này sẽ nối liền thành phố công nghiệp Angren với vùng thung lũng Ferghana màu mỡ. Công trình xây dựng đã được khởi công từ khoảng đầu năm nay.
Dự kiến, hệ thống đường ray sẽ được hoàn thành vào tháng 7/2016. Sau khi hoàn thành, Uzbekistan sẽ không cần phải dùng đến những trạm nối đường ray đi qua đất nước láng giềng Tajikistan. Hiện tại, Uzbekistan và Tajikistan đang trong mối quan hệ căng thẳng.
Hồi tháng 6, công ty Đường sắt Uzbekistan và Tập đoàn Hầm đường sắt Trung Quốc đã ký kết một hợp đồng xây dựng một công trình hầm dài 19 km đi qua đèo Kamchik. Số tiền dự kiến được chi cho công trình hầm này là 455 triệu USD, và cần số lượng nhân công, kỹ sư lên tới 500 người.
Video đang HOT
Đèo Kamchik, Uzbekistan. Ảnh: RIA Novosti
Công trình hầm đường sắt từ thành phố Angren tới thị trấn Pap, thung lũng Ferghana có thể sẽ tiêu tốn khoản tiền lên tới 1,9 tỉ USD. Hiện tại, nguồn tiền cung cấp cho công trình này đến từ các tổ chức tài chính quốc tế và chính phủ Uzbekistan.
Thung lũng Ferghana là trung tâm nông nghiệp của Uzbekistan. Tuy có tỉ lệ diện tích nhỏ so với diện tích cả đất nước, song đây là nơi tập trung một phần tư lượng dân số – khoảng 29 triệu người dân sinh sống tại Ferghana. Hiện tại, con đường trực tiếp dẫn từ thung lũng Ferghana tới những vùng còn lại của Uzbekistan, bao gồm cả thủ đô Tashkent, rất ngoằn ngoèo, gập ghềnh.
Ngoài thoả thuận cung cấp 350 triệu USD cho việc xây dựng đường sắt, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc còn cho ngân hàng Uzpromstroybank của Uzbekistan vay 10 triệu USD. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đồng ý một chương trình cung cấp 40 triệu USD để giúp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ tại Uzbekistan.
Theo ANTD
Khai trương tuyến đường hầm vượt biển nối liền Á - Âu
Hôm nay 29/10, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức khai trương tuyến hầm đường sắt vượt biển, nối liền hai bờ châu Á và châu Âu của thành phố Istanbul. Tổng chi phí cho dự án này vào khoảng 4,5 tỷ USD.
Theo tờ Hurriyet Daily News của Thổ Nhĩ Kỳ, dự án có tên Marmaray này đã hoàn tất giấc mơ 150 năm của người dân Thổ Nhĩ Kỳ.
Ảnh minh họa tuyến đường hầm xuyên biển nối liền Á - Âu
Trước khi mở cửa đón báo giới vào bên trong tuyến hầm nối hai bờ Á - Âu của Istanbul trong lễ khai trương chính thức, Bộ trưởng giao thông Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yldrm khẳng định dự án này lần đầu được các kiến trúc sư Anh, Pháp, Mỹ đệ trình lên vua Abdlhamid II từ năm 1891.
Nhưng do hạn chế về công nghệ, tài chính đã khiến mãi đến cuối những năm 1990, nghiên cứu khả thi về dự án mới được tiến hành, trước khi khởi công vào năm 2005.
Đường hầm Marmaray sẽ giúp hành khách có thể đi tàu hỏa thẳng từ Trung Quốc tới các nước Tây Âu. Đây cũng được xem như "con đường tơ lụa" thời hiện đại.
Dự án này được khẳng định là tuyến hầm đường sắt ngầm dưới biển sâu nhất thế giới khi vị trí sâu nhất cách mặt nước tới 62m.
Ban đầu dự án được dự định hoàn thành vào năm 2009, nhưng do phát lộ nhiều di chỉ khảo cổ lớn trong quá trình xây dựng, dự án đã phải trì hoãn mất 4 năm. Nhưng cũng nhờ đó, Istanbul được chứng minh có lịch sử 8500 năm, thay vì 6000 năm như các thông tin trước đây.
Tuyến đường sắt xuyên biển này có vị trí cách mặt nước tới 62m
Ông Yldrm cho biết, ước tính tuyến đường sắt có thể vận chuyển 1,5 triệu lượt hành khách/ngày, và sẽ đảm nhận 20% trong gánh nặng 14 triệu lượt khách mà hệ thống giao thông Istanbul phải gánh.
Với tổng chiều dài 13,6 km, trong đó có 1,4 km chìm dưới biển, tuyến hầm đường sắt này sau khi hoàn tất mọi hạng mục, ước tính có tổng mức đầu tư khoảng 9,3 tỷ lira, tương đương 4,5 tỷ USD. Trong đó gần 1 tỷ USD là vốn tài trợ của Nhật Bản. Bởi vậy tại lễ khai trương, ngoài Tổng thống và thủ tướng nước chủ nhà, trong số khách mời còn có thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Hiện một tuyến đường hầm khác chỉ dành cho xe ô tô cũng đang được thành phố này xây dựng và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2015.
Theo Dantri
Qatar: Hàng chục công nhân thiệt mạng vì World Cup Theo điều tra của phóng viên The Guardian (Anh), đã có hàng chục công nhân thiệt mạng vì bị phân biệt đối xử, bị ép lao động như nô lệ khi tham gia xây dựng các công trình phục vụ cho World Cup 2022 tại Thủ đô Doha, Qatar. Cũng theo tờ báo trên, đa số công nhân thiệt mạng là những lao...