Trung Quốc chật vật tìm linh kiện cho máy bay nội địa vì Mỹ siết xuất khẩu
Các động thái siết chặt xuất khẩu của Mỹ khiến phía Trung Quốc cạn kiệt phụ tùng để chế tạo máy bay chở khách thân hẹp C919, mà Bắc Kinh kỳ vọng có thể cạnh tranh với các hãng Airbus và Boeing.
Máy bay thương mại C919 của Trung Quốc (Ảnh: Reuters).
Reuters đưa tin, Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc ( COMAC) đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đạt được mục tiêu về sản xuất và cấp giấy chứng nhận bay với máy bay chở khách C919 do các động thái siết chặt xuất khẩu từ Mỹ.
Ba nguồn thạo tin nói rằng, COMAC đang cạn kiệt một số linh kiện chế tạo C919 và phải tiếp tục chật vật để tìm kiếm nhà cung cấp.
Video đang HOT
Tham vọng sản xuất máy bay thương mại nội địa của Trung Quốc nhằm cạnh tranh với Boeing 737 và Airbus A320 đã gặp phải “chướng ngại vật” lớn từ Washington. Từ tháng 12/2020, Mỹ yêu cầu các công ty nước này phải có giấy phép đặc biệt để xuất khẩu linh kiện, phụ tùng và hỗ trợ kỹ thuật cho bất cứ công ty nào bị nghi là có quan hệ với quân đội Trung Quốc.
Cuối năm ngoái, việc hai công ty con của COMAC bị Mỹ đưa vào danh sách nghi có quan hệ với quân đội Trung Quốc đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới tập đoàn và dự án C919.
Động thái này đã gián tiếp làm đình trệ chương trình C919, vốn đã kéo dài 13 năm qua – một trong những khoảng thời gian lâu nhất trong lĩnh vực phát triển máy bay chở khách.
C919, được trình làng vào năm 2015, là máy bay thương mại tự sản xuất đầu tiên của Trung Quốc. Nó được lắp ráp ở Trung Quốc nhưng sử dụng phần lớn vào linh kiện phương Tây, bao gồm động cơ và hệ thống điện tử hàng không. Chính vì vậy, các biến động liên quan tới hoạt động xuất, nhập khẩu linh kiện máy bay đều có tác động tới quá trình phát triển C919.
COMAC có 815 đơn đặt hàng tạm thời, hầu hết là các khách hàng nội địa, nhưng hiện mới chỉ có hãng China Eastern Airlines chốt chắc chắn đặt 5 chiếc C919. Hãng trên dự kiến nhận chiếc C919 đầu tiên vào cuối năm nay, 2 chiếc vào năm 2022 và 2 chiếc vào năm 2023.
Theo Reuters , việc COMAC sản xuất máy bay chậm chạp như vậy cho thấy họ chưa phải là mối đe dọa với các “ông lớn” Airbus và Boeing, các hãng có thể sản xuất khoảng 10 máy bay chở khách thân hẹp mỗi tháng.
Do vấn đề thiếu phụ tùng dẫn tới máy bay không thể cất cánh và C919 bị thiếu giờ bay để có thể đủ điều kiện xin chứng nhận từ cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc, theo Reuters . Nguồn tin nói rằng, COMAC đang lo ngại vì dự án liên tục chậm tiến độ nhưng vẫn quyết tâm hướng tới mục tiêu được cấp chứng nhận vì sản xuất C919 cũng được xem là “một nhiệm vụ chính trị”.
Singapore gỡ bỏ lệnh cấm bay với Boeing 737 Max
Ngày 6/9, Cơ quan Hàng không Dân dụng Singapore (CAAS) thông báo gỡ bỏ lệnh cấm bay được áp dụng cách đây hơn 2 năm đối với máy bay Boeing 737 Max sau khi hoàn thành các đánh giá kỹ thuật.
Máy bay Boeing 737 MAX chuẩn bị hạ cánh trong chuyến bay thử nghiệm tại thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Máy bay Boeing 737 Max đã bị cấm bay thương mại tại Singapore vào tháng 3/2019 sau 2 vụ tai nạn thảm khốc ở Indonesia và Ethiopia liên quan đến dòng máy bay này khiến 346 người thiệt mạng.
Trong thông báo mới, CAAS cho biết đã đánh giá những thay đổi thiết kế đối với máy bay Boeing 737 Max, đã được Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và các cơ quan thẩm định khác phê duyệt. CAAS cũng xem xét dữ liệu hoạt động của các chuyến bay sử dụng Boeing 737 Max được nối lại trong 9 tháng qua và nhận thấy không có vấn đề an toàn đáng chú ý nào.
CAAS cũng đã ban hành chỉ thị về việc vận hành máy bay Boeing 737 Max tại Singapore, theo đó yêu cầu các hãng hàng không khai thác phải thực hiện một loạt các biện pháp và tiêu chí bảo đảm an toàn, trong đó có yêu cầu thiết lập chương trình đào tạo cho phi hành đoà,; các phi công phải trải qua các buổi học giả lập bổ sung để đảm bảo họ có thể xử lý các trường hợp khẩn cấp.
Hiện trong 3 hãng hàng không của Singapore chỉ có Hãng hàng không quốc gia Singapore (SIA) sở hữu máy bay Boeing 737 Max. SIA hiện có 6 máy bay Boeing 737 Max đang gửi tại kho bảo trì ở Australia. CAAS cho biết SIA phải chứng minh đã thực hiện tất cả các yêu cầu trên trước khi khai thác trở lại các máy bay này cho các chuyến bay thương mại. Ngoài ra, các hãng hàng không nước ngoài dự định khai thác Boeing 737 Max cũng sẽ phải tuân thủ các yêu cầu an toàn của CAAS.
Cũng liên quan tới dòng máy bay 737 MAX của Boeing, ngày 6/9, hãng hàng không châu Âu Ryanair thông báo đã chấm dứt đàm phán với hãng chế tạo máy bay Mỹ về thỏa thuận đặt mua Boeing 737 vì không thể thương lượng được về giá cả.
Hiện Ryanair là khách hàng lớn nhất của Boeing tại châu Âu trong phân khúc 737 MAX, với 210 đơn hàng đã chốt với mẫu Boeing 737 MAX 8-200, 197 chỗ. Hồi tháng 7, Ryanair thông báo có khả năng tiếp tục đạt thỏa thuận mua các máy bay mẫu Boeing 737 MAX 10, 230 chỗ, vào cuối năm nay.
Tuần trước, giám đốc điều hành Ryanair Michael OLeary đã cho rằng khó có cơ hội đạt thỏa thuận nhanh chóng, sớm nhất là phải đến năm sau. Tuy nhiên, trong thông báo mới ông khẳng định các cuộc đàm phán giữa hai bên đã thất bại và không thể nhất trí về giá cả.
Thương vụ với Rayanair được kỳ vọng sẽ tạo động lực quan trọng cho Boeing và dòng MAX sau cuộc khủng hoảng do các sự cố với dòng máy bay này kéo dài suốt 20 tháng. Vì vậy, thông tin hai bên không thể đạt thỏa thuận có thể "dội gáo nước lạnh" vào hy vọng sớm phục hồi của Boeing.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của NHC, trong số...