Trung Quốc cảnh báo ‘tác động tiêu cực’ từ cuộc điều tra trợ cấp xe điện của EC
Ngày 14/9, Bộ Thương mại Trung Quốc cảnh báo việc Ủy ban châu Âu (EC) điều tra khả năng xe điện của Trung Quốc được hưởng trợ cấp của nhà nước sẽ có tác động “tiêu cực” đến quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai bên.
Xe ô tô của Hãng XPeng tại hội nghị trí tuệ nhân tạo tại Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, trong diễn văn Thông điệp Liên minh hàng năm tại Nghị viện châu Âu ở Strasbourg ngày 13/9, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen đã thông báo cơ quan này sẽ mở cuộc điều tra về chính sách trợ cấp nhà nước của Trung Quốc đối với ô tô điện nhằm bảo vệ ngành này của châu Âu. Cuộc điều tra này có thể dẫn tới việc Liên minh châu Âu (EU) áp thuế đối với các loại ô tô mà họ tin rằng được bán với giá thấp hơn một cách không công bằng nhằm gây tổn hại tới các đối thủ cạnh tranh châu Âu.
Tổng thư ký Hiệp hội Xe khách Trung Quốc Cui Dongshu đã hối thúc EU có cái nhìn khách quan về sự phát triển của ngành xe điện Trung Quốc. Theo ông, EU không thể tùy tiện sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc công cụ thương mại nhằm ngăn chặn sự phát triển của các sản phẩm xe điện ở châu Âu hoặc tăng chi phí vận hành của họ. Giá ô tô do Trung Quốc sản xuất xuất khẩu sang châu Âu nhìn chung cao gần gấp đôi so với giá xe trong nước. Ông nhấn mạnh việc xuất khẩu xe điện Trung Quốc tăng mạnh không phải là kết quả của trợ cấp lớn từ nhà nước
Video đang HOT
Tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết: “Trung Quốc tin rằng các biện pháp điều tra do EU đề xuất là để bảo vệ ngành công nghiệp của mình dưới danh nghĩa ‘cạnh tranh công bằng’… và sẽ có tác động tiêu cực đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung Quốc-EU”. Bộ này nhấn mạnh: “Động thái của EC sẽ bóp méo nghiêm trọng chuỗi cung ứng ngành công nghiệp ô tô toàn cầu, bao gồm cả EU”.
Từ lâu, khắp châu Âu đã có những lo ngại về mức độ phụ thuộc của lục địa này vào các sản phẩm của Trung Quốc, đặc biệt là những sản phẩm cần thiết để EU phát triển lĩnh vực năng lượng sạch.
Ủy viên phụ trách Thị trường nội khối EU, Thierry Breton, tuần trước đã cảnh báo về một xu hướng đang nổi lên khi châu Âu “bị buộc phải nhập khẩu ròng xe điện hoặc tấm pin Mặt Trời”.
Theo một số chuyên gia, Trung Quốc có thể vượt Nhật Bản để trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới trong năm nay. Trung Quốc đã kêu gọi EU “tiến hành đối thoại và tham vấn với phía Trung Quốc, tạo ra môi trường thị trường công bằng, không phân biệt đối xử và dễ đoán định cho sự phát triển chung của ngành xe điện Trung Quốc-EU”.
EU cân nhắc áp thuế trừng phạt với xe điện Trung Quốc
Ủy ban Châu Âu (EC) ngày 13/9 đã mở cuộc điều tra xem xét liệu có nên áp dụng thuế để bảo vệ Liên minh Châu Âu trước xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc hay không.
Theo EC, xe điện Trung Quốc được hưởng lợi từ trợ cấp của nhà nước.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen phát biểu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nhấn mạnh: "Thị trường toàn cầu hiện tràn ngập ô tô điện giá rẻ hơn. Giá của chúng được giữ ở mức thấp nhờ các khoản trợ cấp khổng lồ của nhà nước".
Bà Von der Leyen đã nhấn mạnh tầm quan trọng của xe điện đối với các mục tiêu môi trường đầy tham vọng của EU. Và bà phát biểu trước Nghị viện châu Âu: "Hôm nay tôi có thể thông báo rằng EC đang tiến hành một cuộc điều tra chống trợ cấp đối với xe điện đến từ Trung Quốc. Châu Âu sẵn sàng cạnh tranh".
Các nhà sản xuất ô tô châu Âu cũng nhận ra rằng họ phải nỗ lực sản xuất xe điện giá rẻ và cạnh tranh với Trung Quốc trong việc phát triển các mẫu ô tô rẻ, thân thiện với người tiêu dùng hơn.
Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực mở rộng thị trường nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nước. Theo Hiệp hội Xe con Trung Quốc (CPCA), xuất khẩu ô tô của nước này đã tăng 31% trong tháng 8 sau khi tăng 63% trong tháng 7.
Theo công ty tư vấn Inovev (Pháp), trong số xe điện mới bán ở châu Âu năm nay, 8% được sản xuất bởi các thương hiệu Trung Quốc, tăng so với mức 6% năm ngoái và 4% năm 2021.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc như BYD, Nio và Xpeng đều giảm sau thông báo của EC.
Vào tháng 4, người sáng lập Nio nói rằng các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc với lợi thế về chi phí để mở rộng xuất khẩu, nên chuẩn bị cho khả năng chính phủ nước ngoài áp dụng các chính sách bảo hộ. Ông ước tính công ty của mình và các nhà sản xuất xe điện khác của Trung Quốc có lợi thế về chi phí khoảng 20% so với các đối thủ như Tesla nhờ sự kiểm soát của Trung Quốc đối với chuỗi cung ứng và nguyên liệu thô.
Từ Mông Cổ đến Mexico: Cuộc chạy đua toàn cầu của Mỹ về các khoáng sản quan trọng Trung Quốc hiện là nước dẫn đầu toàn cầu về sản xuất khoáng sản đất hiếm, khiến nhiều quốc gia phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của nước này. Trong khi đó, Mỹ đang tăng cường nỗ lực để đảm bảo nguồn cung của chính mình, chuyển sang các quốc gia như Mông Cổ, Nam Phi và Mexico để có các thỏa thuận...