Một số quốc gia có mối quan tâm như vậy, do đó họ tham gia với các sức mạnh lớn hơn để cố gắng làm đối trọng với Trung Quốc.
Ông Vương Gia Thụy lớn tiếng “cảnh báo” láng giềng không theo Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc.
Hãng thông tấn Yonhap ngày 3/9 đưa tin, một quan chức cấp cao Trung Quốc hôm Thứ Tư đã cảnh báo các nước láng giềng ở châu Á không nghiêng theo “1 quyền lực lớn” để cố gắng làm đối trọng với Bắc Kinh trong việc giải quyết tranh chấp hàng hải.
Yonhap cho rằng cảnh báo này rõ ràng nhằm vào Hoa Kỳ với ý định gạt Mỹ đứng ngoài các vấn đề lãnh thổ đang ngày một căng thẳng ở châu Á.
Vương Gia Thụy, Trưởng ban Liên lạc đối ngoại của đảng Cộng sản Trung Quốc nói rằng nước ông “không bao giờ tìm kiếm quyền bá chủ trong khu vực, và không có vấn đề gì với một Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ”, mặc dù các nước láng giềng đặc biệt quan tâm đến sức mạnh quân sự và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
“Một số người lo ngại rằng, nếu Trung Quốc trở nên mạnh mẽ hơn nó sẽ trở thành một mối đe dọa cho thế giới. Điều này hoàn toàn vô căn cứ”, Vương Gia Thụy phát biểu tại diễn đàn “Đối thoại giữa đảng và thế giới năm 2014 do một cơ quan của đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh.
“Không nhất thiết phải nói rằng nếu một quốc gia trở lên lớn mạnh hơn, nó sẽ mang lại vấn đề cho các nước láng giềng”, ông Thụy tuyên bố. “Một số quốc gia có mối quan tâm như vậy, do đó họ tham gia với các sức mạnh lớn hơn để cố gắng làm đối trọng với Trung Quốc. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy điều này là không đúng”.
Được hỗ trợ bởi sự tích tụ quân sự và sức mạnh kinh tế ngày càng tăng, Trung Quốc đã trở nên hung hăng hơn trong việc khẳng định yêu sách chủ quyền lãnh thổ (vô lý và phi pháp) của họ ở Hoa Đông, Biển Đông. Căng thẳng bùng lên gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc xuất phát từ vụ Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Trích dẫn nội dung trao đổi giữa Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh với ông Tập Cận Bình, Vương Gia Thụy cho biết Trung Quốc và các nước láng giềng có thể giải quyết xung đột thông qua đối thoại cấp cao và tham vấn hòa bình. “Nếu không, ít nhất chúng ta có thể ổn định tình hình và tránh vấn đề leo thang. Kinh nghiệm này cũng được áp dụng cho các mối quan hệ giữa chúng ta với các nước láng giềng khác”, Vương Gia Thụy tuyên bố.
Bắc Kinh cũng đang tranh cãi với một số nước láng giềng châu Á khác về lãnh thổ, bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Philippines. Tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Washington, Seoul và Tokyo sau khi đơn phương áp đặt vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông.
Theo Giáo Dục
Tin mới nhất
Núi lửa phun trào chết người, cột tro bụi cao tới 10 km
06:32:08 09/11/2024
Giới chức cho hay núi lửa Lewotobi Laki-laki ở Indonesia đã phun trào nhiều lần hôm nay 8.11, tạo ra cột tro bụi cao tới 10 km.
Máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ diễn tập nâng cao trên quỹ đạo
06:25:52 09/11/2024
Máy bay vũ trụ tối mật X-37B của quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm phanh khí động học tiên tiến để thay đổi quỹ đạo.
Hàn Quốc phóng tên lửa đạn đạo đáp trả Triều Tiên
06:22:53 09/11/2024
Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) ngày 8.11 thông báo quân đội đã tổ chức cuộc tập trận bắn đạn thật trong ngày 7.11 tại huyện Taean ở bờ tây, cách Seoul 108 km theo hướng tây nam, theo hãng tin Yonhap.
Tổng thống Pháp nhắc châu Âu tự lo an ninh, bớt lệ thuộc Mỹ
06:18:51 09/11/2024
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 7.11 kêu gọi châu Âu phải khẳng định sự độc lập về an ninh của mình trước Mỹ và bảo vệ lợi ích của khối trước các đối thủ địa chính trị.
Hàn Quốc, IAEA hợp tác xác minh chương trình hạt nhân Triều Tiên
06:05:44 09/11/2024
Hàn Quốc và IAEA đã tổ chức các cuộc đàm phán chính sách chiến lược thường niên kể từ năm 2013 như một kênh để thảo luận vấn đề đảm bảo an toàn và nghiên cứu cách thức tăng cường hợp tác giữa hai bên.
Cảnh sát Hà Lan bắt giữ 10 người sau vụ tấn công bài Do Thái ở Amsterdam
05:36:57 09/11/2024
Liên hợp quốc ngày 8/11 đã bày tỏ quan ngại về các cuộc đụng độ ở Amsterdam, đồng thời lên án tình trạng phân biệt đối xử hoặc bạo lực dựa trên nguồn gốc quốc gia, tôn giáo và dân tộc.
Bảo vệ môi trường: Ấn Độ phun sương để giảm nồng độ bụi
05:31:11 09/11/2024
Báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho thấy khoảng 600 triệu trẻ em tại Nam Á đang phải đối mặt với mức độ ô nhiễm cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hô hấp và tăng nguy cơ tử vong do viêm phổi.
EU yêu cầu Temu tuân thủ luật bảo vệ người tiêu dùng
05:25:22 09/11/2024
Cuộc điều tra nhắm vào những vấn đề mà người tiêu dùng thường gặp phải khi mua sắm trên Temu. Cụ thể, nền tảng này bị cáo buộc thường xuyên đưa ra các chương trình giảm giá hấp dẫn, nhưng mức giảm thực tế không như quảng cáo.
Indonesia: Núi lửa Lewotobi Laki-Laki phun trào trở lại
05:19:20 09/11/2024
Từ ngày 3/11, núi lửa Lewotobi Laki-Laki đã bắt đầu các đợt phun trào mạnh cả tro bụi và dung nham khiến 9 người thiệt mạng. Đến ngày 7/11, giới chức đã mở rộng vùng cấm với người dân địa phương lên 8 km.
Cầu nối giúp tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc Đức - Việt
05:11:40 09/11/2024
Ngoài vai trò của Hội Đức - Việt là cầu nối giữa nhân dân hai nước, Đại sứ Vũ Quang Minh đánh giá cao nỗ lực của Hội trong 33 năm qua vào việc duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.
Căng thẳng tại Trung Đông: Báo động số lượng phụ nữ và trẻ em thiệt mạng tại Gaza
05:09:13 09/11/2024
Nhìn chung, trẻ em chiếm 44% số nạn nhân, trong đó trẻ em từ 5 đến 9 tuổi chiếm nhóm tuổi lớn nhất, tiếp theo là trẻ em từ 10 đến 14 tuổi, và sau đó là trẻ em từ 4 tuổi trở xuống.
Italy xúc tiến kế hoạch chuyển người di cư đến Albania
05:03:41 09/11/2024
Các trung tâm này ở Shengjin và Gjader có bố trí các nhân viên người Italy. Theo thỏa thuận với Tirana, số người di cư có mặt vào cùng một thời điểm tại Albania không thể vượt quá 3.000 người.