Trung Quốc cân nhắc tiếp tục nới lỏng chính sách một con
Sau khi chính sách một con được sửa đổi và áp dụng từ năm 2013, Trung Quốc đang lên kế hoạch chỉnh sửa một lần nữa về chính sách dân số dựa trên cơ sở đánh giá thận trọng.
Một nguồn tin về việc điều chỉnh chính sách nói với hãng tin China Bussiness News rằng, Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc cũng như các cơ quan chính phủ khác có liên quan, đã bắt đầu xem xét việc cho phép mọi gia đình được sinh con thứ 2. Nguồn tin giấu tên này cho biết thêm, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, chính sách mới sẽ được áp dụng sớm trong năm nay.
Một bà mẹ vừa sinh em bé thứ 2 tại Hà Nam, Trung Quốc
Trong lần điều chỉnh vào năm 2013, chính quyền cho phép các gia đình sinh con thứ 2 nếu vợ hoặc chồng là con một, nhưng sự thay đổi này không giúp thay đổi cơ cấu dân số của Trung Quốc.
Theo thống kê mới nhất được công bố bởi Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc, số người trong độ tuổi 0-14 chiến 16,5% tổng dân số, thấp hơn 2,6% so với mức trung bình của thế giới. Trong khi đó, dân số thuộc độ tuổi từ 60 trở lên tiếp tục tăng cao, từ 13,3% vào năm 2013 lên 15,5% vào năm 2014.
Theo kết quả của các cuộc điều tra được tiến hành bởi một số viện nghiên cứu, một điều đáng lo ngại hơn nữa đó là các cặp vợ chồng trẻ chưa thực sự sẵn sàng cho việc sinh con. Chính sách một con sửa đổi vào năm 2013 được áp dụng trên toàn quốc, và tính đến tháng 5-2015, đã có 1,45 triệu cặp vợ chồng hạ sinh bé thứ 2.
Theo_An ninh thủ đô
Video đang HOT
Mỹ đã không thể ngăn cản được tên lửa của Trung Quốc
Mỹ muốn ép Nga cùng sửa đổi "Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn" căn bản không phải là nhằm vào Nga, mà là triển khai tên lửa ở châu Á đối phó Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21 Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 11 tháng 7 dẫn mạng tin tức Sputnik Nga ngày 8 tháng 7 đưa tin, không lâu trước, cuộc phỏng vấn đối với ông Ulianov - Vụ trưởng Vụ các vấn đề an ninh và giải trừ quân bị của Bộ Ngoại giao Nga đã có chi tiết đáng ngạc nhiên về việc Mỹ chỉ trích Moscow vi phạm "Hiệp ước tên lửa tầm trung và ngắn".
Theo bài báo, ban đầu, sự chỉ trích của Mỹ căn bản không phải liên quan đến vũ khí cụ thể, dễ được xác nhận nào của Nga. Trong ví dụ do người Mỹ đưa ra có vài loại vũ khí, bao gồm tên lửa hành trình R-500 của hệ thống vũ khí tên lửa Iskander va tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nhẹ mới RSS-26 Rubezh.
Sau đó, người Mỹ không còn tiếp tục đề cập tới 2 loại tên lửa này, lại cho rằng sự chỉ trích của họ có liên quan đến một loại tên lửa hành trình tầm trung khác được thử nghiệm vài năm trước. Họ không nói ra tên lửa cụ thể, chỉ nói Nga cần chỉ rõ ra đó là loại tên lửa nào. Họ đồng thời yêu cầu cung cấp chứng cứ chưa vi phạm cho họ.
Người Mỹ không chỉ rõ tên lửa cụ thể, họ yêu cầu Nga cung cấp chứng cứ - yêu cầu này rõ ràng không thể đáp ứng, cho thấy mục đích thực sự của Mỹ rất có thể liên quan đến một số chương trình tên lửa nào đó của Nga. Trước hết, một mục đích rõ ràng của Mỹ chính là tiếp tục duy trì sức ép chính trị đối với Nga.
Lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc (Pháo binh 2) tiến hành huấn luyện có phòng hộ (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Mỹ quen dùng vấn đề chống phổ biến và kiểm soát quân bị để gây sức ép với nước khác. Trước đây, Trung Quốc đã từng đối mặt với sức ép như vậy, hiện nay Iran cũng đang gặp phải. Chính Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt (do người Mỹ thêu dệt) đã trở thành cái cớ để Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003.
Tuy nhiên, gây áp lực với Nga rất có khả năng không phải là mục đích chủ yếu của họ, mà mục đích chính của Mỹ là có ý đồ tiến hành sửa đổi hiệp ước có lợi cho Mỹ. Về một số chi tiết làm thế nào để sửa đổi hiệp ước thì có thể tìm được trong rất nhiều bài viết của chuyên gia Mỹ.
Mỹ muốn sửa đổi hiệp ước căn bản không phải là nhằm vào Nga, mà là chĩa "mũi giáo" vào Trung Quốc.
Mỹ cảm thấy bất an sâu sắc đối với việc Trung Quốc tăng số lượng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình có độ chính xác cao. Trên thực tế, số lượng của chúng đã nhiều đến nỗi không có bất cứ hệ thống phòng không hoặc phòng thủ tên lửa nào có cơ hội ngăn chặn các cuộc tấn công của Trung Quốc đối với các cơ sở quân sự của Mỹ và đồng minh châu Á.
Pháo binh 2 tăng cường độ và độ khó huấn luyện trong đêm (theo tuyên truyền của mạng sina Trung Quốc)
Chỉ dựa vào tên lửa hành trình phiên bản hải quân và không quân đã khó mà ứng phó với mối đe dọa này. Cho nên, rất nhiều chuyên gia Mỹ chủ trương triển khai tên lửa đất đối đất và Lục quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Quan điểm này đã có từ lâu.
"Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn" cản trở người Mỹ làm như vậy, bởi vì hiệp ước này căn bản không cho phép Mỹ sản xuất hoặc nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo có tầm bắn 500 - 5.500 km, cũng không cho phép người Mỹ triển khai những tên lửa hành trình này ở mặt đất.
Cho nên, rất nhiều chuyên gia Mỹ cho rằng, cần lợi dụng cái cớ Nga "vi phạm" hiệp ước để tiến hành sửa đổi nó, chẳng hạn, chỉ giới hạn tính hiệu quả của nó ở châu Âu.
Vì vậy có thể suy đoán, chỉ trích Nga vi phạm hiệp ước rất có khả năng là để ép buộc họ ngồi xuống đàm phán trong điều kiện có lợi cho Mỹ; cho rằng Nga do là bên vi phạm hiệp ước, Nga để cố gắng tránh bị trừng phạt mới, sẽ đồng ý với phương án sửa đổi của Mỹ.
Như vậy, Mỹ có thể xây dựng lực lượng tên lửa nhằm vào Trung Quốc ở châu Á, đồng thời lợi ích của họ ở châu Âu lại không bị thiệt hại. Vấn đề là, Nga không thích người khác dùng mối đe dọa để ép họ đơn phương tiến hành nhượng bộ, bởi vì hậu quả có thể ngoài ý muốn, sẽ không có lợi cho các bên.
Binh sĩ Pháo binh 2 tiến hành huấn luyện (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
Theo giaoduc
Trung Quốc: 1,45 triệu cặp vợ chồng đăng ký sinh con thứ 2 Từ khi nhà nước Trung Quốc thay đổi một chính sách vào cuối năm 2013 cho phép những người là con một được phép có 2 con, đã có khoảng 1,45 triệu cặp vợ chồng đi đăng ký sinh con thứ 2. Các cặp vợ chồng Trung Quốc được phép sinh 2 con nếu vợ hoặc chồng là con một - Ảnh: Reuters...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Giao diện mới của YouTube khiến người dùng khó chịu

Chuyên gia nói chính sách thuế của Mỹ tạo cơ hội để Trung Quốc tăng ảnh hưởng

Nga nỗ lực ngăn chặn tình hình Iran leo thang

Thuế quan 172% tấn công ngành xuất khẩu thịt lợn Mỹ

Tổng thống Trump bác tuyên bố của Trung Quốc về đàm phán thương mại song phương

Xuất hiện loại vũ khí 'làm mù' chiến tranh điện tử, tái định hình chiến trường Ukraine

Pháp: Tấn công bằng dao tại trường học gây thương vong

Kỷ lục số vụ việc bài Do Thái tại Hà Lan

Hy Lạp huy động số lượng lính cứu hỏa kỷ lục phòng ngừa cháy rừng

Tổng thống Mỹ D. Trump kêu gọi thúc đẩy nỗ lực đạt thỏa thuận hòa bình cho Ukraine

Lực lượng Houthi tăng cường tuyển thêm thành viên

Công an Bình Định điều tra hai vụ ngư dân tử vong trên biển
Có thể bạn quan tâm

Chiêm bái ngôi chùa sở hữu quần thể tượng Phật lập kỷ lục Việt Nam
Du lịch
10:09:04 25/04/2025
Yêu 3 tháng, chàng trai Hải Dương mới biết bạn gái là hot girl nổi tiếng
Netizen
10:04:27 25/04/2025
Người dùng Windows 10 khó chịu vì sự cố sau khi cập nhật
Thế giới số
10:00:27 25/04/2025
Thoa kem chống nắng bao nhiêu là đủ để bảo vệ da?
Làm đẹp
09:52:29 25/04/2025
5 món ăn vặt buổi tối có lợi cho người bị mỡ máu
Sức khỏe
09:48:36 25/04/2025
Chiếc iPhone hoàn hảo để tặng các bậc phụ huynh
Đồ 2-tek
09:41:04 25/04/2025
Hãng xe Trung Quốc ra mắt SUV hybrid hạng sang cạnh tranh với Mercedes, BMW
Ôtô
09:38:08 25/04/2025
Steam tiếp tục có đợt giảm giá "không tưởng", tựa game của series bom tấn bất ngờ hạ 90%, chỉ còn 14.000 đồng
Mọt game
09:31:53 25/04/2025
Xe tay ga 150cc, thiết kế cá tính, trang bị ngang Honda SH, giá rẻ hơn SH Mode
Xe máy
09:30:33 25/04/2025
Bi kịch đằng sau ánh hào quang của những ngôi sao K-pop
Sao châu á
09:24:28 25/04/2025