Trung Quốc cấm vận động phụ huynh mua thiết bị học tập thông minh
Quyết định trên được đưa ra sau nhiều phản ánh về giá cả các mặt hàng này quá đắt đỏ.
Học sinh sử dụng máy tính bảng trong một tiết học ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Bộ Giáo dục Trung Quốc mới đây ban hành lệnh cấm các cơ sở giáo dục phổ thông vận động phụ huynh, học sinh mua các thiết bị công nghệ như màn hình cảm ứng thông minh, phần mềm học tập trực tuyến… phục vụ học tập.
Quyết định trên được đưa ra sau nhiều phản ánh về giá cả các mặt hàng này quá đắt đỏ.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục yêu cầu chính quyền các tỉnh, thành phố tăng cường rà soát nguồn tài nguyên học tập trực tuyến và cấm các trường đưa ra yêu cầu về thiết bị học tập bất hợp lý đối với học sinh. Những hành vi này làm gia tăng gánh nặng tài chính cho các gia đình và gây mất công bằng giáo dục.
Năm 2016, Trung Quốc đã giới thiệu nhiều thiết bị kỹ thuật số và ứng dụng học tập nhằm hiện đại hóa lĩnh vực giáo dục. Đến năm 2020, công nghệ được áp dụng rộng rãi vào các lớp học ảo do đại dịch Covid-19.
Từ đó, doanh số bán thiết bị thông minh trên các nền tảng trực tuyến đã vượt mốc 1 tỷ nhân dân tệ (tương đương 142 triệu USD) vào năm 2020 và dự kiến đạt 100 tỷ nhân dân tệ vào năm 2024.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhiều học sinh, phụ huynh cảm thấy bị ép buộc phải chạy theo xu hướng khi các trường vận động mua thiết bị học tập thông minh với lý do đây là công cụ học tập cần thiết. Một số người phản ánh trường học đã bán các thiết bị học tập với giá cao gấp nhiều lần giá thành trên thị trường.
Em Fang Ziqing, học sinh trung học tại tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc, cho biết cha mẹ đã trả 580 nhân dân tệ (khoảng 2 triệu đồng) để mua một ứng dụng học tập theo yêu cầu của nhà trường, có thời hạn sử dụng trong 3 năm. Dù học sinh hiếm khi sử dụng ứng dụng này trong môn học, giáo viên liên tục tìm cách thuyết phục phụ huynh mua nó.
“Về lý thuyết, giáo viên nói rằng việc mua ứng dụng dựa trên tinh thần tự nguyện nhưng các gia đình không có cơ hội từ chối vì giáo viên công khai danh sách những người đã mua ứng dụng trong nhóm trò chuyện online”, Fang chia sẻ.
Chưa kể, một số trường học còn sử dụng thiết bị học tập thông minh như một cách để phân chia học sinh vào các lớp khác nhau.
Hồi tháng 8, nhiều phụ huynh ở tỉnh Sơn Tây đã phản ánh với Chính phủ Trung Quốc về việc một trường học yêu cầu phụ huynh chi 8.800 nhân dân tệ (khoảng 30 triệu đồng) mua máy tính bảng. Chỉ học sinh sở hữu thiết bị này mới đủ điều kiện tham gia “lớp học thông thái” do trường tổ chức.
Trên thực tế, việc các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo viên vận động học sinh, phụ huynh mua các thiết bị học tập đắt tiền đã diễn ra tại Trung Quốc trong nhiều năm gần đây, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 khiến trường học chuyển sang dạy trực tuyến. Năm 2020, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã tăng cường giám sát hoạt động thu chi của các nhà trường và ban hành lệnh cấm tương tự.
Từ năm 2022, Bộ Giáo dục sẽ khởi động chiến dịch thanh tra quy mô lớn, bắt đầu từ các tỉnh gồm Sơn Tây, Quảng Đông, Chiết Giang và Vân Nam.
Theo Sixth Tone
12 năm thi lại đại học, ước mơ của 8X vẫn chưa thành hiện thực
Năm 2021 là năm thứ 12 Tang Shangjun quyết tâm thi lại đại học. Nhưng một lần nữa, ước mơ bước chân vào ngôi trường Đại học Thanh Hoa danh tiếng của anh vẫn chưa trở thành hiện thực.
Tang Shangjun (1988) sinh ra trong một gia đình nông dân ở Quảng Tây, Trung Quốc. Gia cảnh nghèo khó, bố mẹ quanh năm sống dựa vào nghề trồng mía. Vì thế, với Tang Shangjun, học hành chăm chỉ là cách duy nhất để giúp gia đình thoát nghèo.
Năm 2009, Tang Shangjun lần đầu tiên thi đại học. Tuy nhiên, số điểm đạt được không đủ để anh đỗ vào ngôi trường mình mong muốn - Đại học Thanh Hoa. Liên tục trong 7 năm tiếp theo, anh giấu gia đình ôn thi lại, sau đó trúng tuyển vào một số trường đại học khác nhau. Nhưng Tang Shangjun vẫn quyết định lựa chọn từ bỏ để tiếp tục ôn thi lại.
Tang Shangjun trong một lần đến thăm Đại học Thanh Hoa
Đến năm 2016, Tang Shangjun đạt điểm số cao nhất kể từ khi tham gia các kỳ thi đại học là 625 điểm. Anh cũng trúng tuyển vào Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc. Lúc này, người bố phát hiện ra mình mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Sợ rằng "sau này sẽ không còn cơ hội", Tang Shangjun quyết định nói ra sự thật, sau đó đưa bố mẹ tới Bắc Kinh để tham quan và làm thủ tục nhập học.
Những tưởng đó là sự lựa chọn cuối cùng, nhưng không lâu sau đó, Tang Shangjun lại quyết định từ bỏ ngôi trường này để tiếp tục với việc luyện thi. Ở tuổi 33, Tang Shangjun đã tham gia kỳ thi đại học lần thứ 13 để hoàn thành giấc mơ được vào Đại học Thanh Hoa. Nhưng lần này, ước mơ ấy vẫn chưa thể trở thành hiện thực.
Tang Shangjun đưa bố mẹ tới Bắc Kinh để tham quan vào năm 2016
Nhiều người tỏ ra khâm phục trước nghị lực và sự kiên trì của Tang Shangjun, nhưng không ít người cho rằng điều này thật "gàn dở".
"Anh ấy dường như đang trốn tránh thực tế rằng bản thân không có năng lực. Tại sao một người thi lại nhiều năm như vậy mà vẫn không bao giờ đậu? Lãng phí tuổi thanh xuân như vậy có đáng hay không? Liệu rằng nếu thi đỗ, cuộc sống của anh ấy có tốt hơn bây giờ không?", một người bức xúc bình luận.
"Đỗ Đại học Thanh Hoa không thể cam kết có một tương lai tốt; theo học một trường không phải mong muốn của mình cũng không hẳn là chuyện xấu. Tại sao anh không theo học một trường đại học bất kỳ, sau đó đăng ký hệ sau đại học của Đại học Thanh Hoa. Nếu đi theo con đường đó, tôi tin những năm tháng tuyệt vời của anh đã không bị lãng phí".
"Cuộc đời con người chỉ có mấy mươi năm. Cho dù năm sau anh có đỗ đại học, thì khi tốt nghiệp cũng đã gần 40 tuổi. Ra trường, chuyện tìm việc chắc chắn cũng là một trở ngại", một người khác nói.
Trước những ý kiến trái chiều, Tang Shangjun nói rằng: "Tôi chỉ đang theo đuổi ước mơ của mình, không phải đang cố tình trốn tránh hay sợ chuyện phải đi làm. Tôi cho rằng, mỗi lần thất bại, bản thân cũng trở nên tốt hơn trong những lần tiếp theo".
10 đại học đào tạo khối ngành sức khoẻ tốt nhất thế giới Đại học Oxford của Vương quốc Anh đứng đầu thế giới về lĩnh vực sức khoẻ và lâm sàng, Trung Quốc có một trường trong top 10, theo xếp hạng của THE. Với việc đứng đầu kỳ xếp hạng năm 2022 của Times Higher Education (THE) ở lĩnh vực sức khoẻ và lâm sàng, Đại học Oxford có 11 lần liên tiếp giữ...