Trung Quốc: Cấm thí sinh nữ mặc áo ngực có móc kim loại
Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, hơn 9 triệu thí sinh tham dự kỳ thi đại học được đánh giá căng thẳng nhất trong lịch sử nước này. Nhiều biện pháp phát hiện gian lận được triển khai.
Theo CNN, bắt đầu từ 7/6, Gaokao – kỳ thi đại học ở Trung Quốc được đánh giá là một trong những kỳ thi khắc nghiệt nhất thế giới. Không ít thanh niên Trung Quốc tìm đến cái chết vì không chịu nổi áp lực của thi cử. Ảnh: CNN
Một nhóm học sinh tại điểm thi Nam Kinh cố gắng nhồi nhét kiến thức vào những phút cuối trước khi bước vào phòng thi. Ảnh: Ecns.cn
Nam sinh tại Bắc Kinh xem lại bài vở trong lúc chờ vào phòng thi. Ảnh: Chinanews.com
Một trong 175.000 thí sinh tại Phúc Kiến tận dụng thời gian trên đường đến điểm thi để ôn lại kiến thức. Ảnh: Chinanews.com
Phụ huynh giúp con kiểm tra lại giấy tờ trước khi vào điểm thi. Ảnh: Chinanews.com
Sáng 7/6, mưa lớn xảy ra ở hầu hết các khu vực của thành phố Nghi Xương. Trong ảnh, một cảnh sát giao thông hỗ trợ đưa thí sinh tới điểm thi cho kịp giờ. Ảnh: Chinanews.com
Video đang HOT
Việc kiểm tra giấy tờ của thí sinh được thực hiện ngay từ ngoài cổng trường trung học số 161 tại thủ đô Bắc Kinh. Ảnh: Ecns.cn
Công tác kiểm tra trước giờ thi diễn ra nghiêm ngặt tại huyện Longhui, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ảnh: Ecns.cn
Kỳ thi năm nay được cho là “gay gắt nhất” trong lịch sử. Tại tỉnh Cát Lâm, bên cạnh đồng hồ và các phụ kiện kim loại, áo ngực với móc kim loại cũng bị cấm. Ảnh: BBC
Công tác kiểm tra trước khi vào điểm thi đối với một thí sinh khuyết tật. Ảnh: Ecns.cn.
Quan Hiểu Đồng (sinh năm 1997, diễn viên trẻ nổi tiếng của Trung Quốc) cũng tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học lần này. Với mong muốn trúng tuyển Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, “Quốc dân khuê nữ” dành 12 tiếng học mỗi ngày. Tuy nhiên, ngôi sao trẻ vẫn không giấu được tâm trạng lo lắng, hồi hộp.
Liang Shi (49 tuổi, người Tứ Xuyên) là sĩ tử đặc biệt nhất Trung Quốc. Ông bắt đầu dự thi đại học từ năm 16 tuổi nhưng may mắn chưa mỉm cười với ông. “Đây là nỗ lực cuối cùng của tôi. Nếu tiếp tục thất bại, tôi sẽ không đi thi nữa” – Liang chia sẻ. Ảnh: Ecns.cn
Một nhóm học sinh tại điểm thi Đại học Remin giơ biểu ngữ để cổ vũ cho các sĩ tử trong đợt thi đại học. Ảnh: China Daily.
Các phụ huynh lo lắng trong lúc chờ thí sinh ra khỏi phòng thi tại tỉnh Giang Tô. Ảnh: Ecns.cn
Theo Zing
Đánh giá năng lực: Đổi mới từ đề thi
Yêu cầu "thuộc bài" trong đề thi THPT quốc gia đã giảm rất nhiều. Thay vào đó, đề thi cung cấp dữ liệu, sự kiện để thí sinh vận dụng sự hiểu biết đưa ra các đánh giá, nhận xét.
Đề thi được đánh giá là một trong những điểm thành công của kỳ thi THPT quốc gia 2015 khi đạt cả 2 mục tiêu: vừa dùng để xét tốt nghiệp THPT vừa là cơ sở để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Đề thi được xem là đạt độ phân hóa cao và thiên về đánh giá năng lực hơn là chỉ kiểm tra kiến thức của thí sinh.
Hết thời ra đề thi "học vẹt"
Chương trình giáo dục sau năm 2000 (CT2000) được Quốc hội thông qua theo Nghị quyết 40/2000 được triển khai từ năm học 2002-2003 đến nay vẫn là chương trình hiện hành.
Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 5 năm vận hành, CT2000 với bản chất là chương trình tiếp cận theo nội dung - còn gọi là giáo dục định hướng nội dung dạy học, định hướng đầu vào - đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.
Theo đó, chương trình này coi trọng truyền đạt kiến thức và nặng lý thuyết, nặng dạy chữ, không chú trọng dạy người; kiến thức hàn lâm, chưa bảo đảm tính sư phạm, ít tích hợp và phân hóa; tổ chức dạy học chủ yếu trên lớp bằng cách giáo viên thuyết trình, không coi trọng hoạt động học của học sinh và hoạt động trải nghiệm sáng tạo; chú trọng đánh giá học sinh bằng điểm số, gây áp lực cho nhà trường và xã hội..
Những điều nêu trên được thấy rất rõ qua các đề thi. Trong đó, tính chất kiểm tra kiến thức (yêu cầu thí sinh phải thuộc bài) thể hiện nổi bật, nhất là trong các môn thuộc khối xã hội, nhân văn thi dưới hình thức tự luận như văn, sử, địa.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2014 trở về trước chỉ nhằm đơn thuần là công nhận việc hoàn tất chương trình học phổ thông chứ không đặt nặng việc phân hóa, phân cách thí sinh. Vì thế, dễ hiểu là tỉ lệ thí sinh đạt điểm trung bình ở từng môn thi rất cao để tỉ lệ tốt nghiệp chung của cả nước trong 5 năm gần đây đều trên 95%.
Thậm chí, năm 2014 đã ghi nhận một "mùa bội thu" điểm 10 ở hầu hết các môn từ toán, lý, hóa, sinh đến địa lý, lịch sử. TP HCM năm 2014 có gần 66.000 thí sinh thi tốt nghiệp THPT nhưng có tới 15.294 điểm 10. Trong đó, môn toán có 8.059 điểm 10, môn lý 731 điểm 10, môn hóa 3.735 điểm 10, tiếng Anh 2.065 điểm 10 và môn sinh 704 điểm 10.
Có sự đổi mới rất lớn về đề thi trong 2 năm 2006 (ảnh trên) và 2015 (ảnh dưới)
Không dễ dàng ra đề thi mở
Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội ban hành vào cuối năm 2014 tiếp tục đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa theo lộ trình bắt đầu từ năm 2018 (gọi là CT2018).
Theo những nhà soạn chính sách, bản chất của CT2018 là chương trình tiếp cận theo đầu ra, còn gọi là giáo dục định hướng kết quả đầu ra, định hướng đầu ra năng lực. Vì thế, những hạn chế và bất cập trong CT2000 sẽ cơ bản được khắc phục.
Đặc biệt, Nghị quyết 88/2014/QH13 nêu rõ: "Thi và đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa vào chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với lộ trình thực hiện đề án. Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH...".
Trên thực tế, để đạt mục tiêu đáp ứng cả yêu cầu xét tốt nghiệp THPT lẫn xét tuyển vào ĐH, CĐ, việc định hướng ra đề thi thiên về đánh giá năng lực bắt đầu được thực hiện rõ nét trong năm 2015.
Với kỳ thi THPT quốc gia 2016 sắp tới, Cục Khảo thí cho biết đề thi sẽ tiếp tục được ra theo hướng đánh giá năng lực, có độ phân hóa tốt hơn để đánh giá khách quan năng lực thí sinh, đáp ứng cả 2 mục tiêu vừa thi tốt nghiệp vừa xét tuyển vào ĐH, CĐ. Tỉ lệ điểm dành cho mức độ cơ bản (thiên về kiểm tra kiến thức) chiếm khoảng 60% tổng số điểm và mức độ nâng cao (đánh giá khả năng vận dụng kiến thức) chiếm khoảng 40%.
Tuy nhiên, việc ra đề thi theo hướng đánh giá năng lực, đôi khi còn được gọi đơn giản là đề thi mở, không phải dễ dàng. Gần đây, tình trạng sai đề thi một cách ngớ ngẩn, dở khóc dở cười đã xuất hiện trong một vài kỳ thi ở các địa phương.
Với tính chất "mở", đáp án cũng phải "mở" và do vậy cũng dễ đưa đến các tranh cãi về đáp án nếu nội dung của đề thi được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, nhất là những nội dung liên quan đến các vấn đề thời sự diễn ra trong thực tế.
Với chương trình giáo dục hiện hành, học sinh học theo môn, các kỳ thi được tổ chức thi theo môn, học sinh có điểm thi của từng môn và được xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ theo tổ hợp điểm của 3 môn thi. Chính vì vậy, kỳ thi còn rất nặng nề do phải kéo dài nhiều ngày.
Trong xu hướng đổi mới thi và tuyển sinh, ĐHQG Hà Nội đã đi tiên phong và đổi mới mạnh mẽ nhất ở khâu đề thi. Thay vì phải kéo dài trong 3 ngày như kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây (1 buổi làm thủ tục và 3 buổi thi), thí sinh chỉ thi trong 1 buổi, thực hiện trên máy tính một đề thi tích hợp dạng trắc nghiệm (140 câu) trong thời gian 195 phút. Đây chính là dạng thức đề thi cần hướng đến cho những kỳ thi quy mô lớn như kỳ thi THPT quốc gia trong những năm sau này.
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa/Người Lao Động
Áp lực thi cử, sĩ tử Trung Quốc liều uống 'thuốc thần kỳ' Kỳ thi tuyển sinh đại học cận kề, sĩ tử Trung Quốc tăng cường nhồi nhét kiến thức. Họ và gia đình liều lĩnh sử dụng loại thuốc được đồn đại là có tác dụng bổ não thần kỳ. Kỳ thi đại học ở Trung Quốc (gaokao) cận kề, phụ huynh và sĩ tử cuống cuồng chuẩn bị cho cuộc chạy đua khốc...