Trung Quốc: Cấm mua quà xa xỉ bằng ngân sách
Theo quy định mới được công bố hôm 9/7 của Trung Quốc, các công chức nước này sẽ bị cấm dùng ngân sách để mua quà xa xỉ. Tại một số địa phương, những bữa ăn có giá từ 200.000 đồng/người trở lên cũng thuộc vào diện bị cấm.
Dường như chính phủ Trung Quốc đang ngày càng mạnh tay trong nỗ lực cắt giảm chi tiêu hòng lấy lại hình ảnh trong mắt dân chúng. Không lâu sau khi yêu cầu công chức cắt giảm các chi phí như ăn nhà hàng, xe hơi và rượu đắt tiền, Bắc Kinh lại vừa đề nghị ngừng hòan toàn việc mua hàng xa xỉ bằng tiền ngân sách.
Tân Hoa Xã, yêu cầu trên vừa được chính phủ Trung Quốc ban bố hôm 9/7. Theo đó những “công bộc của dâ được yêu cầu thực hiện “lối sống thanh đạm” và cấm toàn bộ việc dùng công quỹ sắm đồ đắt tiền. Quy định này sẽ có hiệu lực từ 1/10/2012. Những ai vi pm sẽ bị sa thải.
Trung Quốc hiện đang cố gắng cắt giảm chi tiêu để thực hiện chủ trương mà nước này gọi là chi tiêu “tam công”, nhằm ám chỉ: chi phí xe hơi, đãi tiệc và du lịch nước ngoài. Mới chỉ cách đây 1 tuần, các công chức nước này đã bị cấm ăn vi cá mập bằng ngân sách.
Hưởng ứng kêu gọi của chính phủ, chính quyền thành phố Ôn Châu trong tuần này đã yêu cầu các nhân viên công quyền không ăn tối xa xỉ. Cụ thể là tất cả những bữa ăn có giá hơn 60 nhân dân tệ/người (khoảng 200.000 đồng) đều bị coi là xa xỉ. Tháng trước thành phố này cũng đã quyết định bán bớt 215 xe công để tiết giảm ngân sách.
Sau khi quy định trên được ban bố, theo tờ Wall Street Journal, dư luận Trung Quốc đã tỏ ra rất quan tâm. Trong ngày thứ Ba, tin tức về lệnh cấm mua đồ xa xỉ là những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên trang Baidu, web tìm kiếm phổ biến nhất của nước này.
Video đang HOT
Không có ít người tỏ ra hoài nghi. “Một ngày, con khỉ đầu đàn nói với các con khác rằng mỗi con chỉ được ăn 1 trái chuối, không hơn. Bạn có nghĩ rằng bầy khỉ đó sẽ thực sự tuân theo?”, một ý kiến bình luận về bài viết của tờ Hoàn Cầu.
“Đây là chủ trương được mong chờ từ lâu . Tuy nhiên liệu nó được triển khai ra sao thì vẫn cần phải chờ xem”, một độc giả có tên Yi Wu nhận định trên trang Wall Street Journal.
Hồi tháng 3 vừa qua, người dân Trung Quốc đã nổi giận sau khi chứng kiến nhiều quan chức đeo túi xách đắt tiền, đồng hộ mạ vàng tham dự họp quốc hội. Ngay trong tháng đó, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã khẳng định chính phủ sẽ cấm dùng ngân sách mua thuốc lá đắt tiền và rượu cao cấp.
Nhận định về lệnh cấm trên nhà tư vấn bán lẻ Corbett Wall cho rằng nhiều cửa hàng xa xỉ sẽ bị thiệt i. “Rất nhiều hàng hóa được bán trong các cửa hàng xa xỉ là để các quan chức hoặc doanh nhân làm quà tặng nhau. Bất kỳ khi nào chính phủ có cuộc họp lớn, những cửa hàng đó tại Bắc Kinh luôn tấp nập”, Corbett Wall nói.
Theo Dân Trí
Phung phí như vũ khí hạt nhân
Việc khẳng định sức mạnh bằng vũ khí hạt nhân một cách quá mức khiến Mỹ phải tốn một khoản ngân sách hàng trăm tỉ USD.
Quá tốn kém...
Hồi tháng trước, Hiệp hội Khoa học gia liên bang Mỹ (FAS) dẫn nguồn giới chức nước này cho hay ngân sách của chương trình kéo dài tuổi thọ bom hạt nhân B61 phải tăng thêm 50%, đạt mức 6 tỉ USD. Trong khi đó, dự toán hồi năm ngoái chỉ là 4 tỉ USD. Diễn biến này gây không ít bất đồng trong nội bộ chính giới Mỹ. Nhóm ủng hộ khẳng định việc kéo dài tuổi thọ B61 sẽ giúp Washington tiếp tục duy trì 200 quả bom B61 đang được triển khai tại 5 nước đồng minh ở châu Âu. Vốn dĩ, Mỹ đang chuyển giao khoảng 200 quả bom B61 cho các đồng minh châu Âu theo hình thức Washington vẫn trực tiếp quản lý và vận hành. Qua đó, Mỹ sẽ đảm bảo khả năng răn đe trước một số đối thủ trong khu vực. Ngược lại, luồng ý kiến chỉ trích lại cho rằng Mỹ chẳng cần phải tốn kém như thế trong khi việc tiếp tục duy trì bom hạt nhân tại châu Âu là không cần thiết giữa bối cảnh hiện tại. Nhất là khi các đồng minh khó lòng chi trả thêm tiền cho vấn đề trên.
Kho vũ khí hạt nhân tiêu tốn của Mỹ hàng trăm tỉ USD - Ảnh: FAS
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên chính giới Mỹ tranh luận gay gắt về các khoản ngân sách đầy tốn kém liên quan đến vũ khí hạt nhân. Theo FAS, Ủy ban An ninh quốc gia Mỹ (NNSA) hồi năm ngoái đã bị chỉ trích mạnh mẽ về dự kiến chi phí 80 tỉ USD để bảo quản và cất giữ vũ khí hạt nhân trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến hết năm 2020. Như thế, Washington sẽ tiêu tốn trung bình 8 tỉ USD mỗi năm cho công việc trên trong thập niên tới. Con số này cao hơn khá nhiều so với mức 6,7 tỉ USD mỗi năm, có điều chỉnh lạm phát, dưới thời người tiền nhiệm của Tổng thống Barack Obama.
Chưa dừng lại ở đó, con số 80 tỉ USD của giai đoạn 2011-2020 chỉ mới là một phần nhỏ trong tổng kế hoạch ngân sách dành cho vũ khí hạt nhân và các chương trình liên quan. Cuối năm ngoái, website của nghị sĩ đảng Dân chủ Edward J. Markey thông báo Washington dự kiến sẽ tiêu tốn đến 700 tỉ USD cho vũ khí hạt nhân và các chương trình liên quan từ năm 2011-2020. Những con số trên khiến người ta phải giật mình và một nhóm nghị sĩ Mỹ đang ra sức vận động để cắt giảm bớt 200 tỉ USD trong khoản ngân sách trên. Tuy nhiên, đến nay mọi việc vẫn chưa hoàn toàn ngã ngũ.
Ước tính số lượng đầu đạn hạt nhân Số liệu trên được ước tính đến tháng 1.2012
(1): Các loại đầu đạn chưa được triển khai hoặc sắp hoàn thiện
(2): Có nhưng không công bố chính thức
(3): Thông tin không rõ ràng ( nguồn: SIPRI)
... và thừa thãi
Thực tế, những khoản ngân sách khổng lồ dành cho vũ khí hạt nhân cũng là điều dễ hiểu khi Mỹ và một số nước khác đang sở hữu quá nhiều đầu đạn hạt nhân đến mức phi lý. Theo FAS, số lượng đầu đạn hạt nhân của Mỹ và Nga vẫn còn rất nhiều dù hai nước đã tiến hành giảm dần theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân (START) mà Washington và Moscow đang thỏa thuận. Cụ thể, tính đến tháng 9 năm ngoái, số lượng đầu đạn hạt nhân được Mỹ triển khai cho tên lửa đạn đạo và bom là 1.790 đầu đạn. Về phía Nga, con số này là 1.566 đầu đạn. Đó là chưa kể đến các đầu đạn hạt nhân chưa được triển khai hoặc đang trong quá trình hoàn thiện. Tuy nhiên, những con số trên có thể thấp hơn đáng kể so với thực tế. Hồi đầu tháng 6, Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế (SIPRI) của Thụy Điển đã công bố sơ bộ báo cáo thường niên về vũ khí, giải trừ quân bị và an ninh thế giới. Theo đó, SIPRI ước tính Mỹ có tổng cộng 8.000 đầu đạn hạt nhân và 2.150 trong số này ở trạng thái được triển khai. Tương tự, Nga có đến 10.000 đầu đạn hạt nhân và 1.800 trong đó được triển khai. Bên cạnh Nga và Mỹ, một số nước khác cũng đang sở hữu khoảng 1.000 đầu đạn hạt nhân các loại.
Rõ ràng, người ta thực sự khó hiểu khi Nga và Mỹ lại sở hữu một số lượng đầu đạn hạt nhân lớn như thế. Đó là vì 1 đầu đạn hạt nhân của Mỹ hiện có sức công phá lớn gấp 8 lần so với quả bom mà nước này thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản hồi năm 1945, theo Quỹ Hạt nhân hòa bình. Lúc bấy giờ, chỉ trong thời gian ngắn, khoảng 100.000 người đã thiệt mạng vì bom của Mỹ. Trong khi đó, Mỹ hiện tại có khoảng 300 thành phố lớn với trên 100.000 dân và Nga lại càng ít hơn. Vì thế, trong trường hợp xấu nhất, 2 nước này cũng chẳng cần quá 500 đầu đạn hạt nhân để dìm đối phương về thời kỳ đồ đá. Như vậy, hàng ngàn đầu đạn nguyên tử mà Washington và Moscow đang sở hữu chỉ tiêu tốn tiền của chứ chẳng thể nào dùng hết nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra.
Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
Theo Cơ quan Phụ trách các vấn đề giải trừ quân bị của LHQ, Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân bắt đầu hình thành từ năm 1968. Hiện nay, hơn 180 nước và vùng lãnh thổ đã tham gia ký kết hiệp ước này. Nội dung chính yếu của hiệp ước bao gồm các vấn đề sau:
1. Chỉ 5 quốc gia được phép sở hữu vũ khí hạt nhân gồm: Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc. Đây cũng là 5 thành viên thường trực HĐBA LHQ và sở hữu vũ khí hạt nhân trước khi hiệp ước được hình thành. Tuy nhiên, nhóm này cam kết không chuyển giao kỹ thuật hạt nhân cho các nước khác và không sử dụng để tấn công những quốc gia không có vũ khí hạt nhân ngoại trừ trường hợp phòng vệ. Trong thực tế, 5 "ông lớn" trên ngấm ngầm đưa ra một số thông điệp để tìm cách "phá lệ", ví dụ như có quyền dùng vũ khí hạt nhân tấn công những nước "lưu manh", theo BBC. Thế nhưng, thế nào là nước "lưu manh" thì không có định nghĩa cụ thể. Ngoài ra, Mỹ đã "lách luật" cung cấp vũ khí hạt nhân cho một số thành viên NATO như Bỉ, Đức, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý... bằng cách các nước được chuyển giao cho rằng số vũ khí họ nhận đang được quản lý trực tiếp bởi Washington nên không bị xem là vi phạm hiệp ước. Ngoài ra, Ấn Độ, Pakistan và Israel từ chối tham gia hiệp ước. Nếu Ấn Độ và Pakistan được xác nhận là cường quốc hạt nhân thì Israel lại không thừa nhận cũng chẳng bác bỏ mình có sở hữu vũ khí nguyên tử hay không. CHDCND Triều Tiên và Iran vốn cũng từng ký kết nhưng đã rút khỏi hiệp ước lần lượt vào năm 2003 và 2004.
2. Theo hiệp ước, 5 nước sở hữu vũ khí hạt nhân phải từng bước cắt giảm và loại bỏ vũ khí hạt nhân để tiến đến giải giáp toàn diện. Tuy nhiên, hiệp ước lại không đề ra thời điểm cụ thể cho việc giải giáp toàn diện vũ khí hạt nhân.
3. Các nước được quyền tiếp nhận công nghệ hạt nhân để phục vụ cho mục đích dân sự.
Theo Thanh Niên
Những lỗi thường gặp khi mua ô tô Tạp chí Forbes đã tổng hợp những lỗi hay mắc phải của người mua xe, trong đó có những lỗi mà ngay cả những người đã có kinh nghiệm vẫn không tránh khỏi. 1. Không tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua Ngày nay, Internet đã trở nên rất phổ biến, mọi thông tin đều có thể được khai thác trên Internet....