Trung Quốc cấm livestream vì khó kiểm duyệt
Ngày 22/06, Cục Báo chí, Xuất bản, Đài phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc (SAPPRFT) đã đưa ra lệnh cấm 03 công ty mạng xã hội phổ biến gồm Weibo, iFeng và ACFUN cung cấp tất cả các dịch vụ truyền phát video và âm thanh trực tuyến do không phù hợp với các quy định về nghe nhìn và tuyên truyền phát biểu tiêu cực.
Không có gì bí mật khi Trung Quốc đã dành nhiều nguồn lực để quản lý nội dung trên mạng xã hội. Các trang web như Weibo được điều chỉnh một cách tự động và thủ công để loại bỏ tin tức và từ khóa nhạy cảm về chính trị. Tuy nhiên với việc phát nội dung trực tiếp, thật khó để điều chỉnh những gì người phát sóng nói.
Trung Quốc cấm 03 công ty mạng xã hội Weibo, iFeng và ACFUN cung cấp tất cả các dịch vụ truyền phát video và âm thanh trực tuyến
SAPPRFT không đề cập liệu lệnh cấm là tạm thời hay vĩnh viễn.
Lệnh cấm này chỉ là những nỗ lực kiểm duyệt mới đây của chính phủ. Hồi đầu tháng này, chính quyền đã chặn khóa hơn 60 tài khoản mạng xã hội phát tán các tin đồn thất thiệt về người nổi tiếng trên Weibo. Vào tháng Năm, Trung Quốc tuyên bố rằng nền tảng truyền thông trực tuyến chỉ được quản lý bởi các biên tập viên đã được chính phủ phê chuẩn.
Chủ tịch Trung Quốc Xi năm ngoái kêu gọi tăng cường các quy định về internet của Trung Quốc, với việc Cục Quản lý Internet của Trung Quốc (CCA) yêu cầu các công ty trực tuyến khổng lồ như Tencent Holdings ngừng báo cáo tin tức gốc.
Video đang HOT
Hà Linh (Dịch từ Mashable)
Theo TĐQ
Hãng bảo mật Kaspersky Lab bị nghi can thiệp bầu cử Mỹ?
Kaspersky Lab đang bị nghi ngờ có mối liên hệ với cơ quan tình báo Nga và có thể can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Reuter hôm 29/6 cho hay, các nghị sĩ Mỹ đã yêu cầu quân đội nước này không sử dụng phần mềm của hãng bảo mật Kaspersky Lab của Nga bởi lo ngại công ty này bị tác động bởi chính quyền Nga.
Các nhân viên người Mỹ của Kaspersky bị FBI "sờ gáy".
Lời yêu cầu được đưa ra hôm thứ 4, một ngày sau khi Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) tiến hành thẩm vấn một số nhân viên Mỹ hoạt động tại Kaspersky Lab.
Reuters dẫn 2 nguồn tin cho biết, các nhân viên FBI đã tới nhà của các nhân viên Mỹ làm việc cho Kaspersky Lab vào cuối ngày thứ 3 tại nhiều thành phố ở Mỹ dù không có bất cứ lệnh khám xét nào.
Trong khi đó, Kaspersky Lab cũng xác nhận vào hôm thứ 4 rằng các mật vụ FBI đã trao đổi với một số nhân viên tại Mỹ của họ.
NBC News thông tin, đã có ít nhất mười hai nhân viên của Kaspersky Lab tại Mỹ phải trả lời thẩm vấn của FBI.
Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Kaspersky Lab - ông Eugene Kaspersky khẳng định sẵn sàng có mặt tại Thượng viện để điều trần và xóa bỏ mọi ngờ vực với các sản phẩm của công ty ông.
Công ty Nga nhiều lần khẳng định không có sự liên quan đến bất kỳ chính phủ nào. Các cáo buộc về sản phẩm của Kaspersky Lab được sử dụng nhằm hỗ trợ các điệp viên Nga là không có căn cứ, thiếu bằng chứng xác đáng.
Các nhà lập pháp Mỹ đang dấy lên những lo ngại trước việc Moscow có thể sử dụng các sản phẩm của Kasperksy để tấn công các mạng lưới máy tính ở Mỹ.
Các phần mềm phòng chống virus của Kaspersky hiện khá thông dụng tại Mỹ và trên toàn cầu. Giới chức Mỹ lâu nay vẫn nghi ngờ rằng công ty này có ít nhiều mối liên hệ với cơ quan tình báo Nga.
Hiện tại, tấn công mạng là một vấn đề thực sự nhạy cảm khi giới chức tình báo Mỹ trong thời gian qua không ngừng cáo buộc Nga là thủ phạm vụ hack và làm rò rỉ email của Đảng Dân chủ nhằm can thiệp kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 giữa ông Donal Trump và bà Hillary Clinton.
Vụ rò rỉ email cá nhân của bà Hillary bị nghi ngờ do tin tặc Nga tấn công.
Chưa rõ cuộc điều tra về các hoạt động của Kaspersky Lab có liên quan gì tới cuộc điều tra do công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang tiến hành hay không.
Ông Robert Mueller được giao phụ trách cuộc điều tra về những cáo buộc can thiệp bầu cử của Nga cũng như những âm mưu cấu kết giữa nhóm tranh cử của ông Trump và chính quyền Nga.
(Theo Dân Việt)
Mỹ và Kenya hợp tác đẩy mạnh nền kinh tế số và không gian mạng an toàn Vào ngày 22 và 23/06, Mỹ và Kenya khẳng định cam kết xây dựng một không gian mạng mở, an toàn và đáng tin cậy. Tại sự kiện Đối thoại Kinh tế Số và Không gian mạng Mỹ-Kenya tổ chức tại thủ đô Nairobi, hai nước đã có những cuộc họp xoay quanh tương lai của nền kinh tế kỹ thuật số, hoạt...