Trung Quốc, Brazil cảnh báo hậu quả nếu căng thẳng Trung Đông lan rộng
Ngày 31/7, Đại sứ Phó Thông, Trưởng Phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên hợp quốc (LHQ), đã kêu gọi các bên liên quan thực hiện những hành động cụ thể nhằm thúc đẩy giảm căng thẳng, khôi phục hòa bình và ổn định tại Trung Đông.
Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel nhằm vào bệnh viện dã chiến trong trường học ở Deir al-Balah, Dải Gaza, ngày 27/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về tình hình Trung Đông, Đại sứ Phó Thông nhấn mạnh Trung Quốc kiên quyết phản đối và lên án vụ ám sát thủ lĩnh của Phong trào Hồi giáo Hamas Ismail Haniyeh tại Iran; cho rằng đây là một động thái nhằm phá hoại các nỗ lực hòa bình, đồng thời vi phạm nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ về tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia. Bắc Kinh cũng bày tỏ lo ngại nguy cơ xung đột lan rộng trong khu vực sau vụ việc trên.
Bên cạnh đó, Đại sứ Trung Quốc nhấn mạnh các cuộc đàm phán về ngừng bắn tại Dải Gaza vẫn chưa đạt tiến triển trong khi những tác động lan tỏa của cuộc xung đột này ngày càng rõ rệt: hàng loạt căng thẳng giữa lực lượng Hezbollah tại Liban với Israel, giữa phong trào Houthi tại Yemen với Israel hay các vụ tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ…
Video đang HOT
Đề cập tình hình Trung Đông đang căng thẳng khiến cộng đồng quốc tế quan ngại, Đại sứ Phó Thông cho rằng các bên liên quan phải chú ý đến lời kêu gọi của các nước về ngừng bắn và ngừng giao tranh, đồng thời hối thúc các bên thực hiện đầy đủ những nghị quyết của HĐBA, tích cực phối hợp và hỗ trợ các cơ quan quốc tế thiện chí, cũng như thực hiện các biện pháp nhằm giảm căng thẳng, từ đó khôi phục hòa bình và ổn định trong khu vực.
* Cùng ngày, trong một tuyên bố đăng trên trang chủ, Bộ Ngoại giao Brazil nhấn mạnh Chính phủ nước này lên án vụ ám sát thủ lĩnh Haniyeh tại Tehran, cho rằng hành động tấn công đã vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Iran, vi phạm rõ ràng các nguyên tắc của Hiến chương LHQ. Bộ này cũng tái khẳng định các hành động bạo lực, dưới bất kỳ động cơ nào, không góp phần vào việc theo đuổi hòa bình và ổn định lâu dài ở Trung Đông. Những hành động như vậy càng làm giảm cơ hội đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột tại Dải Gaza, tác động tiêu cực đến các cuộc đàm phán ngừng bắn và thả con tin.
Bộ trên nhắc lại lời kêu gọi tất cả các bên kiềm chế tối đa để ngăn chặn nguy cơ xung đột lan rộng tại Trung Đông với hậu quả khó lường, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện mọi nỗ lực có thể để thúc đẩy đối thoại, ngăn chặn các hành động thù địch leo thang.
Chính phủ Brazil cũng nhấn mạnh rằng để ngăn căng thẳng leo thang nghiêm trọng ở Trung Đông, điều cần thiết là phải thực hiện lệnh ngừng bắn ngay lập tức tại Dải Gaza, tuân thủ Nghị quyết 2735 của HĐBA LHQ.
Israel mở hầm trú bom công cộng, lo sợ phản ứng từ Liban
Chính quyền Israel đã mở các hầm trú bom ở miền Trung đất nước, lo ngại phong trào Hồi giáo Hezbollah của Liban sẽ có động thái đáp trả cuộc không kích của nước này vào thủ đô Beirut tối 30/7.
Cảnh đổ nát sau vụ không kích của Israel xuống khu vực ngoại ô thủ đô Beirut của Liban ngày 30/7/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Theo cổng thông tin Maariv, chính quyền thành phố Rishon LeTsiyon đã mở các hầm trú bom công cộng trong ngày 31/7.
Trong khi đó, theo truyền thông Israel, hệ thống phòng không của nước này cũng đã đánh chặn thành công một quả tên lửa đạn đạo phóng từ Iraq nhằm vào thành phố Eilat. Diễn biến này đã khiến chính quyền Tel Aviv quyết định mở hầm trú bom công cộng trong thành phố.
Ngày 30/7, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố rằng họ đã thực hiện một cuộc tấn công ở vùng ngoại ô phía Nam Beirut nhằm vào "một chỉ huy chịu trách nhiệm về vụ giết hại trẻ em ở Majdal Shams và giết chết nhiều thường dân Israel khác". Sau đó, IDF cho biết viên chỉ huy quân sự cấp cao nhất của phong trào Hezbollah ở Liban là Fuad Shukr đã bị tiêu diệt trong cuộc tấn công. Tuy nhiên, một nguồn tin khác nói với Sputnik rằng cuộc tấn công không giết được Shukr. Truyền thông Liban đưa tin ít nhất 4 người đã thiệt mạng và 74 người khác bị thương do cuộc không kích.
Thủ tướng Liban Najib Mikati đã lên tiếng phản đối cuộc tấn công của Israel, coi đây là hành động vi phạm luật pháp quốc tế. Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế buộc Israel chịu trách nhiệm và chấm dứt hành động bạo lực và thực hiện các nghị quyết quốc tế; đồng thời triệu tập một cuộc họp Nội các khẩn cấp trong ngày 31/7.
Quân đội Israel tuyên bố cuộc không kích này là đòn đáp trả vụ tấn công bằng rocket vào Cao nguyên Golan khiến 12 người thiệt mạng. Israel cáo buộc Hezbollah đứng đằng sau vụ tấn công, song nhóm này phủ nhận mọi trách nhiệm.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẽ phản ứng trước cuộc tấn công vào Cao nguyên Golan và Hezbollah sẽ phải trả một cái giá"chưa từng có trước đây".
Trung Quốc và Nga đang giành được ưu thế ở 'sân sau' của Mỹ Nhu cầu kinh tế của Mỹ Latinh đã mở ra cánh cửa cho các thỏa thuận với Trung Quốc, trong khi các quốc gia như Venezuela, Cuba và Nicaragua cũng sẵn sàng mở cửa cho Nga và Iran, những đối thủ chiến lược của Washington. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro Moros trong cuộc hội...